Đình Công Là Gì Theo Quy định Của Pháp Luật Mới Nhất?

Đình công là gì theo quy định của pháp luật mới nhất? Đặc điểm cơ bản của đình công? Bài viết này, Lawkey sẽ chia sẻ và giải đáp đến các bạn.

Khái niệm về đình công

Để đòi hỏi cho mình các quyền và lợi ích nhất định, người lao động có thể sử dụng một trong những quyền của mình được pháp luật cho phép thực hiện, đó chính là đình công. 

Đình công theo quy định tại Điều 209 Bộ luật lao động 2012 là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Việc đình công diễn ra nhằm mục đích chính là đòi hỏi quyền lợi của người lao động như cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm,… Hay nói khái quát hơn, đình công là một quyền của người lao động, được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được.

Xem thêm: Quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động

Trình tự xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật

Đặc điểm của đình công

Dựa trên các quy định của pháp luật thì chúng ta có thể rút ra một số những đặc điểm cơ bản của đình công. Đó là:

Đình công là sự ngừng việc của tập thể lao động

Sự ngừng việc của người lao động trong trường hợp xảy ra đình công chỉ mang tính chất tạm thời để nhằm mục đích đòi hỏi lợi ích nào đó từ người lao động. Và đương nhiên là không có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Việc đình công không làm mất đi quan hệ lao động đã được xác lập giữa hai bên. Sau khi đình công chấm dứt, người lao động lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động đã ký kết và người sử dụng lao động cũng tiếp tục thực hiện các quyền, lợi ích của mình.

Thông thường, việc đình công được diễn ra với quy mô tương đối lớn, với nhiều đối tượng lao động tham gia.

Đình công luôn có tính tổ chức

Đối với việc đình công thì phải do các lao động trong cùng một doanh nghiệp tiến hành. Nó mang ý chí tập thể và luôn được thống nhất về ý chí, mục đích và hành động. 

Điều 210 Bộ luật lao động 2012 có chỉ ra công đoàn là cơ quan tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công. Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.

Đình công được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của người lao động

Một trong những đặc điểm cơ bản quan trọng của đình công đó là tinh thần tự nguyện của người lao động cũng như người lãnh đạo cuộc đình công. Người lao động không bị cưỡng ép, bắt buộc tham gia đình công. Nếu như người lao động bị ép buộc tham gia đình công thì lúc này người đó không phải lầ đang sử dụng quyền đình công của mình.

ĐÌnh công diễn ra nhằm mục đích đặt được những quyền, lợi ích 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 209 Bộ luật lao động 2012 thì việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Cũng chính vì đó mà đình công về bản chất là đòi hỏi quyền, đòi hỏi lợi ích cho mình từ người sử dụng lao động như đòi tăng lương, giảm giờ làm,…  Đình công là biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt của tập thể lao động để đòi người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và đòi thỏa mãn quyền, lợi ích chính đáng của gười lao động.

Xem thêm: Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện nay

Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Đình công là gì theo quy định của pháp luật mới nhất?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Từ khóa » đình Công Là Từ Loại Gì