Đình Công Là Gì? Phân Loại đình Công Lao động Theo Quy định?

Đình công là một vấn đề không còn xa lạ đối với mỗi chủ thể tham gia quan hệ lao động; đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Trong quan hệ lao động nói chung, bao giờ các bên cũng có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định; đôi khi quyền và nghĩa vụ ấy là trái ngược, mâu thuẫn với nhau.Trong mối quan hệ này, bao giờ bên sử dụng lao động cũng chiếm ưu thế nhất định. Chính bởi vậy, đình công là vũ khí cuối cùng mà tập thể người lao động sử dụng; để đấu tranh với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của mình trong những trường hợp nhất định. Vậy đình công là gì? Đình công lao động được chia làm mấy loại?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019

Nội dung tư vấn

Đình công là gì?

  • “Đình công là gì?” – Đình công là một trong những biện pháp mà người lao động sử dụng để gây áp lực đối với người sử dụng lao động; với mong muốn đạt được nhưng yêu cầu nhất định. Do đó, đình công được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
  • Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những người lao động; nhằm gây sức ép đối với người sử dụng lao động; nhằm đạt được những yêu sách nhất định….
  • Dưới góc độ xã hội, đình công gây ra những ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; xét về cả tính chất và quy mô, đình công có tác động không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội đối với khu vực có đình công xảy ra,…
  • Dưới góc độ pháp lý; theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời; tự nguyện và có tổ chức của người lao động; nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”.

Đặc điểm cơ bản của đình công

Đình công là sự phản ứng của NLĐ đối với NSDLĐ thông qua hành vi ngừng việc tạm thời.

  • Biểu hiện ngừng việc của người lao động tham gia đình công chỉ có tính chất tạm thời, tức là chỉ tạm ngừng quan hệ lao động.
  • Trong ý thức của người lao động, sự ngừng việc này chỉ là trong một khoảng thời gian nhất định; chứ họ không dự định ngừng việc lâu dài, không bỏ việc,…

Đình công là hoạt động mang tính tập thể, có tổ chức và mang tính tự nguyện.

  • Đình công là quyền của mỗi cá nhân người lao động; nhưng thực hiện đình công bao giờ cũng là hành vi mang tính tập thể; nó được thể hiện qua sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những người lao động với nhau.
  • Tính tổ chức được hiểu là có yếu tố lãnh đạo cuộc đình công; đình công theo kế hoạch được chuẩn bị từ trước và hành động vì mục đích chung của tập thể.

Mục đích của đình công

  • Mục đích của đình công là nhằm đạt được yêu sách gắn với lợi ích của những người tham gia đình công. Về hình thức, yêu sách có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói; khẩu hiệu, thậm chí là yêu sách ngầm,…
  • Đa số yêu sách trong đình công hiện nay là nhưng yêu sách về quyền và lợi ích đang tranh chấp; mà những người đình công muốn có được sau khi tranh chấp,….

Phân loại đình công

Căn cứ vào tính chất của cuộc đình công

Đình công được chia làm hai loại

  • Đình công kinh tế: là những cuộc đình công nhằm gây sức ép với người sử dụng lao động; hoặc chủ thể khác để đạt được những mức độ lớn hơn về quyền; và lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nghề nghiệp,…
  • Đình công chính trị: là những cuộc đình công nhằm gây sức ép để phản đối chính quyền nhà nước; hoặc các đảng phải nhằm đạt được các mục đích chính trị mà người đình công quan tâm,…

Căn cứ vào mục đích đình công

  • Đình công yêu sách: là những cuộc đình công nhằm đạt được các yêu sách về quyền và lợi ích của những người lao động tham gia đình công
  • Đình công hưởng ứng: là những cuộc đình công nhằm ủng hộ, tỏ thái độ đồng tình để hỗ trợ cho các cuộc đình công khác

Căn cứ vào phạm vi đình công

  • Đình công doanh nghiệp: là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi một doanh nghiệp tiến hành.
  • Đình công bộ phận: là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi nhiều ngành; một khu vực tiến hành.
  • Tổng đình công: là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi nhiều ngành; hoặc nhiều khu vực trong cả nước tiến hành.

Căn cứ vào mức độ tuân thủ quy định pháp luật về đình công

  • Đình công hợp pháp: là những cuộc đình công tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đình công như điều kiện; phạm vi đình công, doanh nghiệp được phép đình công, hoãn, ngừng đình công,… Các trường hợp được đình công được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Đình công bất hợp pháp: là những cuộc đình công không đáp ứng một trong số các điều kiện pháp luật về đình công

Ngoài các căn cứ trên, đình công còn có thể được phân loại dựa vào phương thức tiến hành (đình công cổ điển và đình công hiện đại); và hình thức thực hiện (đình công ngồi, đình công đứng tập trung, đình công chiếm xưởng, diễu hành,…)

Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công

Quyết định đình công và thông báo quyết định đình công được quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:

Quyết định đình công

  • Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.

Nội dung quyết định đình công

Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

  • Kết quả lấy ý kiến đình công;
  • Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
  • Phạm vi tiến hành đình công;
  • Yêu cầu của người lao động;
  • Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Thời hạn gửi quyết định đình công

  • Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Có thể bạn quan tâm

  • Thẩm quyền giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công
  • Trình tự thủ tục đình công lao động theo pháp luật Việt Nam.
  • Người lao động được đình công trong trường hợp nào?

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Đình công là gì? Phân loại đình công lao động theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Quan hệ lao động là gì?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019: Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

Hợp đồng lao động có hiệu lực từ thời điểm nào?

Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2019 Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đình Công Là Gì