TPO - Dinh Độc lập công trình kiến trúc độc đáo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gắn liền với những thăng trầm cùng người dân Sài Gòn.
1. Dinh Độc Lập còn có tên gọi khác là gì?
icon
Cả 3 ý trên
icon
Dinh Norodom
icon
Dinh Thống Nhất
icon
Hội trường Thống Nhất
ĐÁP ÁN ĐÚNG D. Thời Pháp Dinh Độc Lập được gọi là Dinh Norodom, hiện nay còn gọi là dinh Thống Nhất hay Hội trường Thống Nhất. Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
2. Dinh Độc Lập cũ được xây dựng năm nào?
icon
23/2/1868
icon
23/2/1869
icon
23/2/1870
ĐÁP ÁN ĐÚNG A. Ngày 23/2/1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Phần lớn vật tư xây dựng Dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình kéo dài đến 1873 mới xong. Dinh được đặt tên là Dinh Norodom. Từ 1871 đến 1887, Dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là Dinh Thống đốc. Năm 1955, sau cuộc trưng cầu dân ý, Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên Dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó, Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng Thống. Theo thuật phong thủy, Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
3. Dinh Độc Lập được xây lại vào năm nào?
icon
1962
icon
1960
icon
1964
ĐÁP ÁN ĐÚNG B. Sau nhiều biến cố lịch sử, Dinh Độc lập bị hư hại không thể sử dụng. Do đó, ngày 1/7/1962 Ngô Đình Diệm đã cho khởi công xây một Dinh thự mới ngay trên nền đất cũ, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã), và ngày 31/10/1966, công trình được hoàn thành.
4. Công trình Dinh Độc lập có diện tích rộng bao nhiêu?
icon
12 ha
icon
8 ha
icon
10 ha
ĐÁP ÁN ĐÚNG C. Công trình Dinh độc lập được xây dựng trên diện tích 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với chiều rộng 80m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ, được giới hạn bởi 4 trục đường chính hiện nay là: Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh); Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh); Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh) và Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh). Dinh thự lớn có diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền, 1 tầng hầm và một sân thượng dành riêng cho máy bay trực thăng. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống và của Phó Tổng Thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang.
5. Chi phí xây Dinh Độc Lập là bao nhiêu?
icon
150.000 lượng vàng
icon
140.000 lượng vàng
icon
160.000 lượng vàng
ĐÁP ÁN ĐÚNG B. Dinh Độc Lập là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20 và là công trình có chi phí xây dựng cao nhất đến 150.000 lượng vàng. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh rất hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm của Dinh chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.
6. Điểm độc đáo của Dinh Độc Lập được cho là gì?
icon
Cả 3 ý trên
icon
Triết lý cổ truyền
icon
Nghi lễ Phương đông
icon
Cá tính dân tộc
ĐÁP ÁN ĐÚNG D. Điểm độc đáo trong kiến trúc của Dinh độc lập là mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Càng đặc sắc hơn khi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông trong công trình. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc được hưng thịnh mãi.
7. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ quê ở đâu?
icon
Thừa Thiên-Huế
icon
Đà Nẵng
icon
Quảng Bình
ĐÁP ÁN ĐÚNG A. Ngô Viết Thụ sinh ngày 17 tháng 9 năm 1926, tại làng Lang Xá, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt (tên cũ của Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông bà có tám người con, trong đó có một người con, TS. Ngô Viết Nam Sơn cũng là một kiến trúc sư và đô thị gia và hiện đang làm công tác tư vấn thiết kế và giảng dạy tại Việt Nam, Á Châu, và Bắc Mỹ. Ngoài thiết kế Dinh Độc Lập KTS Ngô Viết Thụ còn là tác giả của các công trình Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Nguyên tử Đà Lạt (nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam)...
8. Khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập, ông Ngô Đình Diệm được sống trong Dinh bao nhiêu lâu?
icon
Không sống ngày nào
icon
1 năm
icon
3 năm
ĐÁP ÁN ĐÚNG C. Công trình mới được khởi công ngày 1/7/1962. Trong thời gian xây dinh mới, gia đình ông Diệm chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng TP HCM). Công trình đang dở dang thì ông Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết ngày 2/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu - Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia. Như vậy tuy là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập nhưng ông Ngô Đình Diệm không được sống ở Dinh ngày nào, mà người có thời gian sống lâu nhất là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975).
9. Trong lịch sử Dinh Độc Lập bị đánh bom mấy lần?
icon
2 lần
icon
1 lần
icon
3 lần
ĐÁP ÁN ĐÚNG B. Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ngày 27/2/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. Ngày 8/4/1975, máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom dinh gây hư hại không đáng kể. Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ. Như vậy, trong lịch sử Dinh Độc Lập bị đánh bom 2 lần.
10. Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm nào?
icon
1976
icon
1975
icon
1977
ĐÁP ÁN ĐÚNG B. Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại, năm 1976 dinh được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện, Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng được đông đảo du khách đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Châu Anh (t/h) Xem nhiều
Giáo dục
Bỏ việc, đùm cơm đi học cùng con: Chuyện không lạ ở Đất Mũi
Giáo dục
Tuyển sinh đại học năm 2025: Băn khoăn của người trong cuộc
Giáo dục
Dự thảo quy chế tuyển sinh mới: Đừng không quản được thì cấm
Giáo dục
Thí sinh và các trường hiểu chưa đúng về xét tuyển sớm
Giáo dục
Lừa đảo liên quan đến bài thi IELTS: Hội đồng Anh cảnh báo gì?
Tin liên quan
Chuyện cắm cờ tại Dinh Độc Lập
Xe tăng húc đổ cổng chính dinh Độc Lập giờ còn chạy được không?
MỚI - NÓNG
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt
Xã hội TPO - Chiều 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Đưa thi thể nạn nhân rơi xuống vực sâu 200m trong lúc đi đào cây cảnh lên bờ
Xã hội TPO - Thi thể nạn nhân rơi xuống vách núi trong lúc đi đào cây cảnh ở xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định) đã được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa lên bờ.
Xe du lịch mất phanh khi đổ đèo, nhiều du khách nước ngoài bị thương
Xã hội TPO - Xe du lịch 29 chỗ chở khách Trung Quốc đang đổ đèo Khánh Lê (thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) thì bất ngờ mất thắng, tài xế điều khiển xe đâm vào vách núi để tránh lao xuống vực. Dinh Độc Lập sài gòn giải phóng miền nam TPHCM ngô đình diệm Ngô Viết Thụ