Dinh Độc Lập Xưa Và Nay

Dinh Độc Lập là biểu tượng quyền lực của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tại thời điểm bắt đầu tiến hành xây dựng, Dinh được xem là khu dinh thự hiện đại bật nhất thời bấy giờ. Khi đó, sau khi chiếm được Nam Kỳ lục tỉnh vào năm 1867, tháng 2 năm 1868 ông thống đốc Nam kỳ Lagrandiere quyết định xây dựng lại dinh thống đốc cũ, trước đó vốn được xây dựng vào năm 1863 làm bằng gỗ.

Dinh Thống đốc Nam Kỳ lúc mới hoàn thành (khoảng 1875)

Dinh Toàn quyền Đông Dương (3/3/1950)

Dinh Độc Lập xưa (1955)

Dinh Độc lập xưa nhìn toàn cảnh từ trên cao

Nội thất Dinh Toàn Quyền Đông Dương xưa

Khu dinh mới này được xây dựng theo bản phác thảo của kiến trúc sư Hermite trên một diện tích 12ha, kiến trúc rất đẹp, hài hòa với khung cảnh xung quanh. Mặt tiền của dinh dài 80m, vật liệu xây dựng đa số được đưa từ Pháp qua. Tới năm 1873, công trình mới hoàn thành. Ban đầu, Dinh thự có tên là Norodom vì đặt theo tên của Quốc Vương Campuchia lúc đó, con đường phía trước dinh cũng được đặt tên là Norodom. Trong quá trình tồn tại từ năm 1873 đến 1945, Dinh được sử dụng như là dinh thống đốc và sau đó là dinh toàn quyền.

Dinh Độc Lập xưa (1955)

Dinh Độc Lập xưa (1961)

Năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp, tòa nhà trở thành nơi làm việc của Nhật, đến cuối tháng 9 năm 1945, nó trở lại chức năng là nơi làm việc của chính quyền Pháp khi Nhật thất bại trong thế chiến II. Sau năm 1954, khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống đã cho đổi thành Dinh Độc Lập.

Dinh Độc Lập bị ném bom (27/2/1962)

Năm 1962, sau khi bị phá hủy khá lớn do một cuộc ném bom của đảng đối lập, Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng lại Dinh mới, một lần nữa, ngay trên khu đất cũ theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963, nên mãi đến năm 1966 mới hoàn thành.

Ngày 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ khánh thành là ông Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.

Phí tổn xây dựng Dinh Độc Lập tốn khoảng 150.000 lượng vàng và mỗi quân nhân, nhân viên chính quyền thời ấy phải đóng góp mỗi người một ngày lương.

Dinh Độc Lập lúc đang xây dựng (1964)

Dinh Độc Lập đang hoàn thành

Dinh Độc Lập (khoảng năm 1967-1968)

Đại lộ Thống Nhất xưa (nay là Đại lộ Lê Duẩn)

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho Dinh Độc Lập, nên khi xây dựng, mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại với hệ thống điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho; tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu bởi các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành của những ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.

Phòng khách của Tổng thống gồm hai phòng thông nhau.

Phòng trình quốc thư. Nội thất căn phòng nổi bật với bức tranh "Bình Ngô đại cáo" gồm 40 miếng nhỏ ghép lại miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15

Phòng Khánh tiết, có sức chứa 500 người, để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, ra mắt nội các

Bức tranh "Quốc tổ Hùng Vương" của họa sĩ Trọng Nội vẽ năm 1966, trưng bày tại phòng Khánh tiết

Phòng Đại yến, nơi tổ chức các cuộc chiêu đãi với sức chứa hơn 100 khách

Phòng nội các, nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng hòa.

... Ngày nay Sau sự kiện 30/4/1975, Bắc - Nam thống nhất, sum họp trong niềm vui độc lập, tự do hoàn toàn, ngày 25/06/1976 Dinh Độc lập chính thức mang tên hội trường Thống Nhất. Từ đó đến nay, Dinh Thống Nhất trở thành một địa điểm tham quan du lịch - nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử của đất nước.

Toàn cảnh và vị trí Dinh Độc Lập ngày nay

Dinh Thống Nhất mở cửa đón khách du lịch từ năm 1990 và hiện nay, mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Với ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, năm 2009, Dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt.

Nguồn : Sưu tầm

Từ khóa » Dinh độc Lập Trước 1975