Dinh Dưỡng Cho Tiểu Đường Thai Kỳ - Bệnh Viện FV - FV Hospital

Tại sao chế độ ăn uống lại quan trọng với tiểu đường thai kỳ?

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều có thể kiểm soát đường huyết của mình chỉ bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với việc tập luyện thể chất. Việc tuân thủ đúng kế hoạch ăn uống có thể giúp bạn kiểm soát tiểu đường thai kỳ, nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển và giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh.

Đối với một số phụ nữ, chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất vẫn không đủ để kiểm soát đường huyết. Nếu đường huyết vẫn ở mức cao, bạn có thể phải dùng insulin theo chỉ định của bác sĩ.

Vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn thiết lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng?

Bạn cần đáp ứng các nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng (bao gồm chất  tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ) phù hợp với bệnh tiểu đường thai kỳ như sau:

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

kg/m2

Năng lượng ước tính dựa vào

Cân nặng Trước khi Mang Thai (PPW)

kcal/kg/ngày

Thiếu cân (<19.8)36-40
Cân nặng bình thường (19.8-26)30
Thừa cân (26.1-29)24
Béo phì (>29)12-18
Song thaiBổ sung thêm 500 kcal/ngày vào các khuyến nghị trên

* Theo tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ đã được Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia thông qua

  • Chất đạm: 12 – 20% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất bột đường: 50 – 55% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất béo: 25 – < 30% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất xơ: 20 – 35g/ngày.

Làm thế nào để có đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực phẩm nhưng không làm tăng đường huyết?

Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, trong đó phải bao gồm 4 nhóm thực phẩm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất theo các khuyến nghị sau

NHÓM TINH BỘT

Tinh bột là nguồn năng lượng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Hầu hết tinh bột đều thủy phân thành đường (glucose). Bạn cần ăn tinh bột để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn nhiều tinh bột quá mức sẽ làm tăng đường huyết.

Bạn nên ăn vừa đủ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết, như:

  • Gạo lứt còn vỏ cám
  • Bún tươi
  • Gạo tấm
  • Các loại đậu nguyên hạt
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Bánh mì nâu, v.v.

Bạn nên hạn chế các thực phẩm làm tăng đường huyết, như:

  • Gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây, v.v.
  • Tránh dùng các loại nước giải khát, nước trái cây, nước có đường, v.v.
  • Hạn chế các món tráng miệng như kem, bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy và v.v.

Đọc nhãn cẩn thận và kiểm tra tổng lượng tinh bột trong mỗi khẩu phần.

NHÓM CHẤT ĐẠM

  • Cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa đều là các thực phẩm giàu chất đạm.

NHÓM CHẤT BÉO

  • Hãy thận trọng với chất béo, đặc biệt là khi bạn đang tăng cân quá mức.
  • Nên sử dụng thịt nạc giàu đạm như thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo và cá. Hạn chế thịt hộp, thịt xông khói, xúc xích, mỡ động vật, da, nội tạng, bơ, margarine, sốt mayonnaise, kem phô mai, v.v.
  • Nên ăn các loại hạt có dầu, sử dụng dầu thực vật để nấu ăn.

Từ khóa » Các Loại Bánh Dành Cho Người Tiểu đường Thai Kỳ