Tiểu đường Thai Kỳ ăn Gì để Tránh Tăng đường

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng và tránh tăng đường huyết?

Nội dung Ẩn 1 Đái tháo đường thai kỳ là gì? 2 Tiểu đường thai kỳ ăn gì để tránh tăng đường 2.1 Carbohydrates được tìm thấy trong các loại thực phẩm sau đây: 2.2 Khuyến cáo chế độ ăn uống khi bị đái tháo đường thai kỳ 2.3 Ăn khẩu phần tinh bột hợp lý dành cho người đái tháo đường thai kỳ 2.4 Uống sữa 2.5 Giới hạn trái cây 2.6 Tiểu đường thai kỳ ăn gì vào buổi sáng? 3 Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? 3.1 Tránh nước ép trái cây 3.2 Hạn chế tối đa đồ ngọt và món tráng miệng 3.3 Đái tháo đường thai kỳ: Nên tránh xa đường

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ ( tiểu đường thai kỳ) là tình trạng tăng đường huyết trong thời gian mang thai.

Đái tháo đường thai kỳ xảy ra trên khoảng 7% phụ nữ mang thai.

Tăng đường huyết thường xảy ra vào thời điểm tuần thứ 24 – 28 thai kỳ và biến mất sau khi em bé được sinh ra.

Tuy nhiên, nếu bệnh đái tháo đường thai kỳ không được điều trị, sản phụ và em bé có thể gặp các biến chứng.

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để tránh tăng đường

Bước đầu tiên trong việc điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ là thay đổi chế độ ăn để giúp giữ đường trong máu ở mức bình thường, trong khi vẫn ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.

Hầu hết phụ nữ kiểm soát đường trong máu tốt sẽ sinh em bé khỏe mạnh mà không có bất kỳ biến chứng.

Một cách để giữ mức đường trong máu của bạn trong phạm vi bình thường là tính lượng carbohydrate trong chế độ ăn.

Các loại thực phẩm chứa carbohydrate được tiêu hóa và chuyển hóa thành glucose trong máu (một loại đường).

Glucose trong máu rất cần thiết vì nó là nhiên liệu để cơ thể tạo ra năng lượng cho sản phụ và nuôi dưỡng em bé . Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ mức độ glucose ở trong giới hạn cho phép.

Carbohydrates được tìm thấy trong các loại thực phẩm sau đây:

  • Sữa và sữa chua
  • Trái cây và nước trái cây
  • Gạo, ngũ cốc và mì
  • Bánh mì, bánh ngô, bánh quy giòn, bánh ngọt
  • Đậu khô, đậu Hà Lan
  • Khoai tây, ngô, khoai lang, khoai mì..
  • Kẹo và món tráng miệng, chẳng hạn như đường, mật ong, xirô, bánh ngọt, bánh quy, soda… thường chứa lượng lớn carbohydrate.

Carbohydrates trong thực phẩm được đo bằng đơn vị gram. Bạn có thể đếm có bao nhiêu carbohydrate trong thực phẩm bằng cách đọc nhãn thực phẩm.

Trong nhãn thực phẩm bạn cần quan tâm tới lượng carbohydrate trong mỗi khẩu phần

Khuyến cáo chế độ ăn uống khi bị đái tháo đường thai kỳ

Sau đây là chế độ sẽ giúp bạn duy trì lượng đường trong máu an toàn:

  • Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên chia làm ba bữa chính và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày

Ăn quá nhiều cùng một lúc có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Đa số trường hợp đái tháo đường thai kỳ là làm tăng đường huyết sau ăn.

  • Một điều quan trong nữa là bạn không nên bỏ bữa ăn. Trong thời gian mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của sản phụ và thai nhi đều tăng cao do đó đòi hỏi phải cần chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Ăn khẩu phần tinh bột hợp lý dành cho người đái tháo đường thai kỳ

Phương pháp đĩa thức ăn dành cho người tiểu đường

Các loại thực phẩm giàu tinh bột cuối cùng biến thành glucose do vậy không được ăn quá nhiều tinh bột.

Tuy nhiên, tinh bột là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Vấn đề là ăn bao nhiêu thì đủ.

Lượng tinh bột được tính cho mỗi bữa ăn khoảng 2 phần, mỗi phần tương đương với hơn nữa chén cơm, hay 1,5 chén bún hay 1 lát bánh mì sandwich hay 1 chén mì…

Uống sữa

Uống sữa có thể gây tăng đường huyết ở người bị tiểu đường thai kỳ
Uống sữa không đúng cách sẽ làm tăng đường huyết. Sữa tiểu đường cũng không ngoại lệ.

Sữa là một loại thực phẩm lành mạnh và là một nguồn quan trọng cung cấp canxi.

Tuy nhiên, sữa là một dạng chất lỏng của carbohydrate và uống quá nhiều cùng một lúc có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Bạn nên uống sữa vào giữa 2 bữa ăn chính, không nên uống sữa sau khi ăn vì sẽ làm tăng đường huyết sau khi ăn

Nên nhớ:

Sữa dành cho sản phụ tăng đường nhiều hơn sữa dành cho người tiểu đường.Sữa dành cho người tiểu đường làm tăng đường nhiều hơn sữa tươi không đường.

Giới hạn trái cây

Trái cây là một loại thực phẩm lành mạnh, nhưng nó chứa nhiều loại đường tự nhiên.

Bạn có thể ăn 1-3 phần trái cây mỗi ngày, nhưng mỗi lần chỉ nên ăn một phần trái cây.

Một phần trái cây chỉ khoảng nằm trong lòng bàn tay của bạn.

Ví dụ: 1 trái quýt, hay nữa trái cam, hay 1 trái chuối nhỏ, ½ trái chuối lớn, hay 1 múi bưởi hay nữa trái táo…, hoặc khoảng một nửa chén trái cây hỗn hợp. Không ăn trái cây đã được đóng hộp trong xi-rô.

Tiểu đường thai kỳ ăn gì vào buổi sáng?

Do tác động của các hormone, thường phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có xu hướng tăng đường vào buổi sáng, do đó không nên ăn nhiều tinh bột vào bữa ăn sáng.

Các loại ngũ cốc tinh chế, các loại trái cây và thậm chí cả sữa có thể không được dung nạp tốt trong bữa ăn sáng của bạn.

Nếu lượng đường trong máu sau bữa ăn sáng của bạn tăng quá nhiều sau khi ăn những thực phẩm này, bạn không nên ăn những thực phẩm đó nữa.

Bữa ăn sáng nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein: thịt, cá, trứng…

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Tránh nước ép trái cây

Nước ép trái cây chứa rất nhiều carbohydrate. Bởi vì nó là chất lỏng, nước trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.

Hạn chế tối đa đồ ngọt và món tráng miệng

Bánh ngọt, bánh quy, kẹo và bánh ngọt thường có quá nhiều carbohydrate.

Những thực phẩm này thường chứa một lượng lớn chất béo và cung cấp rất ít về dinh dưỡng. Ngoài ra, tránh tất cả các loại nước ngọt và đồ uống có chất tạo ngọt.

Đái tháo đường thai kỳ: Nên tránh xa đường

  • Không thêm đường, mật ong hoặc xi-rô vào thức ăn của bạn.
  • Có thể sử dụng đường dành cho người tiểu đường
  • Các chất ngọt sau đây đã được chấp thuận như là an toàn để ăn trong khi mang thai:

Aspartame, ví dụ Equal, NutraSweetAcesulfame K, ví dụ SunettSucralose, ví dụ Splenda

  • Khi một sản phẩm dán nhãn “không đường”, bạn cần xem xét kỹ hơn
  • Những sản phẩm thường được dán nhãn “không đường”, nhưng vẫn có thể chứa một lượng đáng kể carbohydrate. Nhìn vào nhãn hiệu thực phẩm để xem xét lượng carbohydrate trong đó.

Sau đây là những ví dụ về đường gắn nhãn “không đường”:

  • Manitol
  • Maltitol
  • Sorbital
  • Xylitol
  • Isomalt

Một số sản phẩm được dán nhãn “không đường” thực sự không chứa carbohydrate và sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, ví dụ soda không đường

Ghi lại danh sách thực phẩm đã ăn trong ngày

Nên ghi lại các loại thực phẩm đã ăn trong ngày, mức đường huyết đo được ở các thời điểm, điều này sẽ giúp bạn biết được loại thực phẩm nào gây tăng đường huyết.

Share bài viết:

  • Share on Twitter Share on Twitter
  • Share on Facebook Share on Facebook
  • Share on LinkedIn Share on LinkedIn
  • Share via Email Share via Email

THẢO LUẬN – HỎI ĐÁP

Nếu bạn có comment hay câu hỏi nào, vui lòng đến trang HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG để thảo luận.

HỎI ĐÁP BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – MIỄN PHÍ !

Từ khóa » Các Loại Bánh Dành Cho Người Tiểu đường Thai Kỳ