Định Giá Quyền Chọn Bằng Black-Scholes Model - CFA & Investment

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Định giá quyền chọn bằng Black-Scholes model

Đối với trader & các nhà đầu tư phổ thông, giá trị quyền chọn gần như chẳng có ý nghĩa gì trong việc phân tích đầu tư. Nhưng với nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản, đặc biệt với dân công nhân tài chính thì tìm hiểu chút ít về option chắc chắn sẽ có đất để áp dụng. Giả sử bạn định giá equity của HAG ra 17,5 ngàn tỉ VND, khối lượng cổ phiếu là 700tr cổ, thì fair value 1 CP HAG là 25k/cổ. Nhưng phép tính này chỉ đúng khi toàn bộ equity của HAG chỉ là common equity. Còn nếu HAG có loại equity khác như warrants, quyền mua cổ phiếu cho nhân viên, trái phiếu chuyển đổi, bạn phải trừ giá trị của đống options này ra trước khi định giá equity. ESOP & trái phiếu chuyển đổi là 2 loại options mà nhiều cổ phiếu Bluechips ở TT VN đã sử dụng. Đối với trái phiếu chuyển đổi, trái chủ có quyền chuyển đổi trái phiếu thành 1 số lượng cổ phiếu nhất định. Tỉ lệ chuyển đổi (conversion ratio) nghĩa là 1 trái phiếu đổi được bao nhiêu cổ phiếu. Market conversion value nghĩa là giá trị cổ phiếu chuyển đổi được nếu trái chủ quyết định chuyển đổi ngay. Giá trị này lớn hơn giá trị hiện tại của trái phiếu gọi là Conversion premium. Quyền chuyển đổi này chính là 1 call option trên underlying asset là cổ phiếu. Giá trị của Option bị tác động bởi các yếu tố sau: -Giá underlying asset: nếu cổ phiếu công ty tăng giá thì quyền chọn mua ở 1 giá cố định sẽ càng có giá trị hơn. -Tỉ lệ chuyển đổi -Thời hạn của trái phiếu chuyển đổi: thời gian càng dài thì quyền chọn càng có giá trị -Biến động giá cổ phiếu: biến động càng lớn thì quyền chọn càng có giá trị -Lãi suất: lãi suất tăng thì quyền chọn mua cổ phiếu sẽ càng giá trị -Cổ tức: cổ tức làm giảm tiềm năng tăng giá của cổ phiếu & giảm giá trị của option Mô hình định giá quyền chọn phổ biến nhất hiện nay là mô hình Black-Scholes (1973). Mô hình này đoạt giả Nobel kinh tế năm 1997, mặc dù bị nhiều chuyên gia có tiếng buộc tội gây ra cuộc khủng hoảng năm 1987 tại Mỹ. 1 bài viết rất hay về option & mô hình BS ở đây. Công thức BS có vẻ phức tạp nhưng rất hữu ích trong việc định giá quyền chọn. Bạn hoàn toàn có thể tự định giá 1 quyền chọn trong trái phiếu chuyển đổi của MSN, HAG, GMD, FPT…bằng 1 vài phép tính excel không quá phức tạp, hoặc có thể vào trang web này để nhờ nó tính giúp. Chính vì sự đơn giản trong việc tính giá option như vậy, BS có thể coi là người khai sinh ra tài chính hiện đại. Với phép tính đơn giản này, thị trường chứng khoán phái sinh phát triển như vũ bão, nhiều chiến lược đầu tư phức tạp được các chuyên gia tài chính mày mò ra nhờ có BS model mới áp dụng được. Công thức định giá quyền chọn bằng BS như sau: Chỉ cần thu thập đủ các dữ liệu về giá cổ phiếu, giá thực hiện quyền chọn, biến động giá cổ phiếu, lãi suất phi rủi ro, dividend yield, life của trái phiếu chuyển đổi, sau đó nhập vào excel tính toán theo công thức là xong.

6 nhận xét:

  1. Unknownlúc 17:12 7 tháng 10, 2013

    Bạn có thể kiếm được ví dụ và đặc biệt là dùng Excel để minh họa được k. Và BS của bạn còn thiếu công thức tính cho quyền chọn kiểu Mỹ :)

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Yaralúc 07:19 12 tháng 10, 2013

      Cảm ơn nhận xét của bạn! Công thức minh chỉ post minh họa thôi, option bạn kiểu gì thì dùng công thức thích hợp để định giá. Nếu bạn thực sự muốn biết cách dùng excel để định giá thì làm thử 1 ví dụ của HAG, MSN, GMD...Bạn biết bài còn thiếu công thức option Mỹ, nghĩa là đã đọc & hiểu công thức BS rồi, thử xây dựng model excel để tính xem sao, nếu thiếu thông tin hoặc bí hàm excel mình sẽ giúp.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Unknownlúc 23:19 4 tháng 12, 2013

      Bài viết của bạn nêu vấn đề rất hay. Đầu tư quyền chọn đúng cách sẽ cho ra kết quả không ngờ. Lợi hại hơn forex, chứng khoán thuần túy nhiều.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    3. Trả lời
  2. Unknownlúc 09:47 20 tháng 3, 2014

    A ơi có thể e dùng hàm nào trog excel đẻ tính ko a

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Yaralúc 02:24 20 tháng 6, 2014

      Mình ko dùng hàm gì đặc biệt, cộng trừ nhân chia, căn, lũy thừa...bình thường là ra rồi mà. các số liệu: So, X, t... đều có, volatility mình lấy ở Bloomberg (ko thì tự down dữ liệu về tính cũng được). Ví dụ d1=[ ln(S0/X) + t (r-q+σ2/2) ] / ( σ √t ), bạn tính cộng trừ nhân chia, Ln, căn... ở excel là ra rồi đúng ko? Nd1 công thức là NORMSDIST(D1), ND2 tương tự. Rồi ráp các thành phần vào công thức tính Call ban đầu là ra.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  3. Quynhhuonglúc 22:53 22 tháng 9, 2021

    Ad cho em hỏi cách tính N(d1) N(d2) với ạ

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

CFA + Fundamental

Book review (2) Buffett (4) CFA (29) chứng khoán (43) đầu tư giá trị (13) Fund (4) Fundamental (20) Kiến thức chung (5) Munger (1) Net Net (1) Schloss (1) Soft skills (8) TA (15) tài chính hành vi (4) Thị trường thế giới (9)

Người theo dõi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2013 (55)
    • ▼  tháng 7 (7)
      • Giá trị doanh nghiệp – Enterprise value & Equity v...
      • 5 câu hỏi phổ biến về kết quả CFA sẽ có ngày mai
      • Làm sao để tự tin hơn?
      • Top 5 điều hối tiếc nhất trong sự nghiệp
      • Những lời khuyên dành cho sinh viên để có nghề ngh...
      • 4 sai lầm khiến bạn luôn là nhà đầu tư thất bại
      • Định giá quyền chọn bằng Black-Scholes model

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi Yara hãy cứ cố đi dù thất bại nụ cười tin tưởng ở tương lai Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Từ khóa » Tính N(d1)