Đình Kim Liên – Wikipedia Tiếng Việt

Đền Kim Liên
Di tích quốc gia đặc biệt
Cổng trong Đền Kim Liên, ba chữ Nho trên trước cổng là "Trấn Nam phương"
Tên khácĐình Kim Liên, Kim Liên từ, đền Cao Sơn
Thờ phụng
Đại vương
Cao Sơn
Thông tin đền
Địa chỉViệt Nam 148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Thành lập1509
Người sáng lậpLê Tương Dực
Lễ hội16 tháng 3 âm lịch
Map
Di tích quốc gia đặc biệt
Thăng Long tứ trấn
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật
Ngày công nhận18 tháng 1 năm 2022
Một phần củaThăng Long tứ trấn
Quyết định93/QĐ-TTg[1]
  • x
  • t
  • s

Đền – đình Kim Liên (tên chữ là Kim Liên từ), còn được gọi là đền Cao Sơn, là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía bắc kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía nam kinh thành). So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 - 17).

Vị trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Đình này thuộc làng Kim Liên cũ, nay là số 176 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đền Kim Liên vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi). Theo tấm bia đá đặc biệt cao 2,34m, rộng 1,57m, dày 0,22m hiện còn lưu giữ tại đền (đây cũng là di vật quý giá nhất ở đền này) có bài tựa "Cao Sơn đại vương thần từ bi minh", văn bia do sử thần Lê Trung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn. Nội dung cho biết: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là di tích đền Láo, xã Văn Phú, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương". Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, nên năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ.[2]

Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan ở phía trước cổng đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiến trúc mới, tạo thành đình Kim Liên. Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền và đình này còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu, và thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình trạm khắc đá tại cổng đền Kim Liên.

Đình được xây dựng trên một gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên. Cổng đình và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra đầm Kim Liên (đầm này nay không còn do bị lấp đi để làm đường vành đai 1). Kiến trúc của đình bao gồm hai phần tương đối rõ: phần phía trước gò có một cổng trụ biểu, hai dãy giải vũ hai bên sân gạch rộng và phần kiến trúc chính của di tích nằm trên gò đất cao. Đi hết khoảng sân trên thì qua chín bậc gạch cao được xây bằng những viên gạch vồ có kích thước lớn thời Lê Trung Hưng nối hai bộ phận kiến trúc trên.

Đình chính gồm Nghi môn, Đại bái và Cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Bốn bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu chồng rường giá chiêng, cột trốn. Trên các bộ phận kiến trúc các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nhà đại bái gồm 5 gian mới được thành phố tôn tạo trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, với kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần mái lợp ngói ta. Trong nhà xây vòm cuốn, nội thất được bố trí như sau: gian ngoài cùng, bó bệ gạch cao để đặt hương án; gian thứ hai xây bệ gạch cao để đặt long ngai và các đồ tế khí. Gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh công chúa). Vào tháng 2 năm 2009, đình được sửa sang, tu bổ.

Hiện vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá "Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh" do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn, sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Ở Lễ hội đình Kim Liên, ngoài lễ sóc vọng hàng tháng và các lễ kỳ an, lễ hội chính của đình nhằm vào ngày mười sáu tháng ba, sau giỗ tổ Hùng Vương sáu ngày. Vào hội, có ba nơi rước kiệu tới là Quỳnh Lôi, Phương Liệt, Bạch Mai. Rồi đám rước lớn đi từ đình Kim Liên tới đến Hàng Than( thờ Linh Lang Đại Vương). Trước đó, đền Thủ Lệ (trong tứ trấn) thường cử các cụ bô lão đại biểu mang lễ vật tới dâng cúng.

Sau khi phần nghi lễ là phần tế và khách thập phương dâng hương kết thúc, hội có nhiều trò chơi như: bắt vịt dưới ao( trước đền), cầu bập bênh, nấu cơm thi trên thuyền, chọi gà, bịt mắt đập niêu và đặc biệt là có thi cỗ 7 tầng.

Lịch hội ngày xưa:

- Ngày 11 tháng ba: Rước kiệu long đình và kiệu ông ra cống Nam Khang (Trường Đại học Bách Khoa bây giờ); đi đò vào đền trong (đền ở trên đảo trong Công viên Thống Nhất. Đền thờ Mẫu). Đám rước ở lại sang hôm sau.

- Ngày 12: Rước kiệu bà (kiệu võng), ngựa trắng xuống đình Phương Liệt (thờ bà Đàm Hoa) đón bà ( ở ngã tư Bạch Mai).Trong sắc phong có ghi vợ ngài là bà Đàm Hoa, mẹ là Trương Minh Tự.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Công việc tu sửa đền năm 2009. Công việc tu sửa đền năm 2009.
  • Hoa văn chạm khắc trong mái đền. Hoa văn chạm khắc trong mái đền.
  • Bia đá. Bia đá.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đức Dũng. “Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 12)”. Cục di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Đền Kim Liên nam trấn Thăng Long[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Kim Lien shrine tại Wikimedia Commons

  • Tài liệu giới thiệu về đền Kim Liên công bố tại đền
  • Thăng Long Tứ Trấn Lưu trữ 2008-01-02 tại Wayback Machine
  • Hội đền Kim Liên Lưu trữ 2008-02-08 tại Wayback Machine
  • Cảnh quan di tích ở Hà Nội bị xâm hại nghiêm trọng
  • Văn hóa tinh thần người Việt Nam Lưu trữ 2008-01-08 tại Wayback Machine
  • Đình Kim Liên kêu cứu[liên kết hỏng]
  • x
  • t
  • s
Đền tại Việt Nam
Bắc bộ
  • An Sinh
  • An Xá
  • Bà Chúa Kho (BN)
  • Bà Chúa Kho (HN)
  • Bà Chúa Kho (HY)
  • Bách Linh
  • Bạch Mã
  • Bảo Hà
  • Bia
  • Cấm
  • Cửa Ông
  • Dạ Trạch
  • Dầm
  • Đinh Tiên Hoàng
  • Đoan
  • Đô
  • Đồng Xâm
  • Đuổm
  • Hai Bà Trưng
    • Đồng Nhân
    • Hạ Lôi
  • Hát Môn
  • Đền Hùng
  • Kiếp Bạc
  • Kim Liên
  • Kỳ Cùng
  • Lăng
  • Lê Đại Hành
  • Linh Tiên
  • Lương Xâm
  • Lý Quốc Sư
  • Mao Điền
  • Mẫu
    • Âu Cơ
    • Bát Tràng
    • Lào Cai
  • Mây
  • Ngọc Sơn
  • Phủ Dầy
  • Phù Đổng
  • Phụ Quốc
  • Phủ Tây Hồ
  • Quán Thánh
  • Quảng Phúc
  • Quốc Tử Giám
  • Sóc
  • Thánh Mẫu
  • Thánh Nguyễn
  • Thượng (LC)
  • Tiên La
  • Trần (NĐ)
  • Trần (TB)
  • Trần Thương
  • Tranh
  • Trù Mật
  • Vạn Kiếp
  • Vân Luông
  • Vân Thị
  • Voi Phục
  • Vực Vông
  • Xích Đằng
  • Xưa
  • Bà Chúa Me
Bắc Trung bộ
  • Bà Hải
  • Bà Triệu
  • Cuông
  • Thượng (NA)
  • Đông Hải
  • Đức Hoàng
  • Khai Long
  • Lê Hoàn
  • Miếu Ao
  • Nhà Bà
  • Ông Hoàng Mười
  • Quả Sơn
  • Văn miếu Huế
Nam Trung bộ
  • Bùi Thị Xuân
  • Đào Duy Từ
  • Diên Khánh
  • Lương Văn Chánh
  • Mỹ Sơn
  • Tăng Bạt Hổ
  • Trần Quý Cáp
  • Trường An
  • Đền thờ Trương Định
  • Đền Dinh đô Quan Hoàng Mười
Nam Bộ
  • Bác Hồ (Long Mỹ)
  • Cao Lãnh
  • Châu Văn Liêm
  • Công Thần Vĩnh Long
  • Dinh Cô
  • Đức Thánh Trần (Long Hà)
  • Đức Thánh Trần (Tây Ninh)
  • Hải Thượng Lãn Ông
  • Hiển Trung
  • Kiến An
  • Lệ Châu
  • Nguyễn Hữu Cảnh
  • Nguyễn Tri Phương
  • Phật mẫu (Trảng Bàng)
  • Phật mẫu (Trường Hòa)
  • Thần An Lợi
  • Trấn Biên
  • Trần Hưng Đạo (Bến Củi)
  • Trần Hưng Đạo (Bình Long)
  • Trần Hưng Đạo (Tp.HCM)
  • Trần Quang Diệu (Phước Long)
  • Trần Văn Thành
  • Văn Thánh Vĩnh Long
  • Đền thờ Vua Hùng
    • Phú Riềng
    • Thảo Cầm Viên TP. HCM
    • Thới Bình
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sửKiến trúc công cộng

Hoàng thành Thăng Long • Hồ Hoàn Kiếm (Cầu Thê Húc · Đền Ngọc Sơn · Tháp Rùa) • Khu phố cổ Hà Nội • Văn Miếu – Quốc Tử Giám • Thành Cổ Loa • Đường Lâm • Thành cổ Sơn Tây • Gò Đống Đa • Phủ Chủ tịch và khu di tích • Lăng Hồ Chí Minh • Cột cờ Hà Nội • Nhà hát Lớn • Nhà tù Hỏa Lò • Nhà khách Chính phủ • Tháp nước Hàng Đậu

Kiến trúc tôn giáo, tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên, khu sinh thái

Vườn quốc gia Ba Vì • Công viên Thống Nhất • Công viên Thủ Lệ • Vườn bách thảo • Ao Vua • Hồ Đồng Đò • Hồ Đồng Mô • Thác Đa • Hồ Tây • Công viên Hồ Tây • Khoang Xanh • Hồ Thiền Quang • Hồ Trúc Bạch • Sông Hồng • Công viên Âm Nhạc • Công viên Hòa Bình • Công viên Indira Gandhi • Công viên Lê-nin • Công viên Thiên Đường Bảo Sơn

Bảo tàng

Bảo tàng Hà Nội • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam • Bảo tàng Dân tộc học • Bảo tàng Cách mạng Việt Nam • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam • Thư viện Quốc gia Việt Nam • Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá

Làng nghề

Gốm Bát Tràng • Lụa Vạn Phúc • Tranh Hàng Trống • Hoa Ngọc Hà • Đúc đồng Ngũ Xã • Rắn Lệ Mật • Rèn Đa Sĩ • Miến Cự Đà

Công trình thể thao

Cung thể thao Quần Ngựa • Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình • Sân vận động Hàng Đẫy • Sân vận động Hoài Đức • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình • Trường đua đường phố Hà Nội

Công trình thương mại - dịch vụ

Chợ Đồng Xuân • Chợ Hà Đông • Chợ Long Biên • Chợ Nhà Xanh • Keangnam Hanoi Landmark Tower • Lotte Center Hà Nội • Tòa nhà Hàm Cá Mập • Tràng Tiền Plaza • Vincom Bà Triệu

Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công trình khác

Sân bay quốc tế Nội Bài • Ga Hà Nội • Cầu Long Biên • Cầu Chương Dương • Cầu Thăng Long • Cầu Nhật Tân • Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam • Quảng trường Ba Đình • Quảng trường Cách mạng Tháng Tám • Quảng trường Lao động • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục • Bưu điện Hà Nội • Tòa nhà Quốc hội Việt Nam • Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam • Vinhomes Times City

Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » đền Cao Sơn