Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Lớp 8 - Dạng Bài Tập Hay Gặp

5/5 - (15 bình chọn)

Khi bước vào chương trình hóa học lớp 8, các em học sinh sẽ được làm quen với định luật bảo toàn khối lượng. Đây là một định lực vô cùng bổ ích, cũng là nội dung nền tảng để giải các dạng bài tập phức tạp. Vậy nội dung của định luật này là gì và các dạng bài thường gặp như thế nào. 

Table of Contents

Toggle
  • Định luật bảo toàn khối lượng là gì? 
  • Nội dung định luật bảo toàn về khối lượng 
  • Công thức hóa 8 định luật bảo toàn khối lượng
  • Những dạng bài tập thường gặp liên quan đến bảo toàn khối lượng 
    • Dạng bài 1: Bài tập về lý thuyết định luật bảo toàn khối lượng 
    • Dạng bài 2: Cách tính bảo toàn về khối lượng 
    • Dạng bài 3: Vận dụng kết hợp với viết phương trình hóa học
    • Dạng bài 4: Tính khối lượng chất tham gia
    • Dạng bài 5: Xác định khối lượng các chất thành phần khi có yêu cầu đính kèm 
    • Dạng bài 6: Trắc nghiệm 
    • Dạng bài 7: Giải thích hiện tượng 
    • Dạng bài 8: Giải bài tập nâng cao 
  • Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Định luật bảo toàn khối lượng là gì? 

Định luật bảo toàn khối lượng hóa 8
Định luật bảo toàn khối lượng hóa 8

Định luật bảo toàn khối lượng hay còn có tên gọi khác là định luật Lomonosov – Lavoisier. Đây là một trong những định luật cơ bản trong bộ môn Hóa học. Định luật được định nghĩa chính xác như sau: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của các chất tạo thành. 

>> Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Nội dung định luật bảo toàn về khối lượng 

Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng lớp 8 được giải thích rõ trong sách giáo khoa như sau: Trong bất kỳ phản ứng hóa học nào có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, sự thay đổi này chỉ liên quan đến điện tử còn số nguyên tố cũng như khối lượng nguyên tử vẫn được giữ nguyên. Điều đó lý giải cho vấn đề tại sao tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng vẫn được bảo toàn. 

Nội dung định luật bảo toàn khối lượng 
Nội dung định luật bảo toàn về khối lượng

Công thức hóa 8 định luật bảo toàn khối lượng

Những công thức tính trong định luật bảo toàn khối lượng hóa 8 như sau:

Giả sử phản ứng giữa 2 chất A và B tạo ra 2 chất mới là C và D thì khi đó:

  • mA + mB = mC + mD;

Ví dụ: Bari clorua kết hợp với natri sunphat sẽ tạo ra bari sunphat và natri clorua. Vậy khi áp dụng công thức trên, ta có:

  • mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua

Công thức của định luật không chỉ có thể áp dụng cho 2 chất mà có thể áp dụng cho n chất. Cụ thể là trong một phản ứng có n chất tham gia thì nếu biết được khối lượng của n-1 chất  thì sẽ tính được khối lượng của chất còn lại. 

Những dạng bài tập thường gặp liên quan đến bảo toàn khối lượng 

Dạng bài 1: Bài tập về lý thuyết định luật bảo toàn khối lượng 

  • Phát biểu chính xác nội dung của định luật này;
  • Giải thích vì sao trong một phản ứng hóa học bất kỳ, khối lượng các chất vẫn được bảo toàn? 

Dạng bài 2: Cách tính bảo toàn về khối lượng 

Phản ứng hóa học sau:

Bari clorua + Natri sunphat —-> bari sunphat + natri clorua 

Biết rằng: Khối lượng của Natri sunphat (Na2SO4)là 14.2gam

    Khối lượng của Bari sunphat (BaSO4) là 23.3gam

    Khối lượng của Natri clorua (NaCl) là 11.7gam. 

Tính khối lượng của chất Bari Clorua (BaCl2) đã tham gia phản ứng hóa học trên là bao nhiêu. 

Cách tính định luật bảo toàn khối lượng
Cách tính bảo toàn khối lượng

Dạng bài 3: Vận dụng kết hợp với viết phương trình hóa học

Đốt cháy 9g Magie (Mg) trong không khí, thu được 15gam hỗn hợp Magie Oxit (MgO). Lưu ý khi Magie cháy sẽ xảy ra phản ứng với Oxi trong không khí. 

Yêu cầu:

  • a/ Viết phản ứng hóa học trên;
  • b/ Viết công thức khối lượng của phản ứng trên;
  • c/ Tính khối lượng của Oxi đã tham gia phản ứng.

Dạng bài 4: Tính khối lượng chất tham gia

  • Đốt cháy m(g) cacbon thì cần 16g oxi, sau đó thu được 22g cacbonic. Hãy xác định m. 
  • Đốt 3.2gam chất lưu huỳnh trong không khí, thu được 6.4gam lưu huỳnh đioxit. Xác định khối lượng của oxi trong phản ứng trên. 

Dạng bài 5: Xác định khối lượng các chất thành phần khi có yêu cầu đính kèm 

Đem đốt m(g) chất Magie trong không khí thu được 8g hợp chất Magie Oxit (MgO). Biết khối lượng Magie gấp 1.5 khối lượng Oxi khi tham gia phản ứng. 

Yêu cầu:

  • a/ Hãy viết phương trình hóa học cho phản ứng trên;
  • b/ Tính khối lượng Mg và Oxi bằng cách áp dụng định luật bảo toàn về khối lượng
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để để giải bài tập 
Áp dụng bảo toàn khối lượng để để giải bài tập

Dạng bài 6: Trắc nghiệm 

Đá đôlômit là hỗn hợp của 2 chất CaCO3 và MgCO3. Khi nung nóng đá đôlômit sẽ tạo ra 2 chất oxit là Canxi Oxit (CaO) và Magie Oxit (MgO), thu được khí Cacbon Đioxit. 

Yêu cầu:

  • a/ Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên;
  • b/ Nếu nung đá đôlômit, khối lượng của khí cacbon đioxit và hợp chất 2 oxit trên khi thu được lần lượt là 88g và 104kg thì cần phải đốt bao nhiêu đá?
  1. 150kg;
  2. 16kg;
  3. 192kg;
  4. Kết quả khác. 

Dạng bài 7: Giải thích hiện tượng 

Áp dụng nội dung của định luật này để giải thích tại sao khi nung nóng thanh sắt thì khối lượng thanh sắt tăng lên trong khi nung nóng đá vôi thì khối lượng đá vôi lại bị giảm đi? 

>> Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Toppy

Dạng bài 8: Giải bài tập nâng cao 

Hòa tan Cacbua Canxi (CaC2) vào trong nước thì thu được khí Axetilen C2H2 và Canxi Hidroxit (Ca(OH)2).

Yêu cầu: 

  • a/ Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên;
  • b/ Nếu khối lượng của CaCl2 là 41gam thì thu được 13g C2H2 và 37 g Ca(OH)2C2H2 và 37 g Ca(OH)2. Vậy cần phải dùng bao nhiêu ml nước, biết rằng khối lượng riêng của nước là 1g/ml. 

Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản về định luật bảo toàn khối lượng. Đồng thời cũng là những bài tập cơ bản của hóa 8, hóa 9 để củng cố kiến thức. Các bạn nên thường xuyên luyện tập giải những bài tập cơ bản này, sau đó nâng cao dần để nhuần nhuyễn hơn về dạng này. Thói quen này cũng giúp ích rất nhiều cho các kỳ thi và tạo được nền tảng kiến thức tốt. 

Xem thêm: 

  • Độ tan của một chất trong nước, công thức và cách học
  • Đơn chất và hợp chất phần tử – Học tốt hóa 8 cùng Toppy
  • [Lưu ngay] Các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ -Toppy

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Học online cùng Toppy
Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.

Từ khóa » đl Bảo Toàn Kl