[ Định Luật Bảo Toàn Nguyên Tố ] Phương Pháp Giải Và Những điều ...
Định luật bảo toàn nguyên tố là một vấn đề được nhiều bạn học sinh tìm hiểu đến bởi phương pháp giải bài toán này có chút phức tạp và khó hiểu đối với các bạn học sinh
Ngay dưới bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp giải dễ hiểu để bạn nắm được những nội dung nhé !
Tham khảo bài viết khác:
- Các Công Thức Hóa Học Cơ Bản Của Lớp 8, Lớp 9 Cần Ghi Nhớ
- Công thức tính công suất là gì
1. Định luật bảo toàn nguyên tố là gì ?
Nội dung bài viết
- 1. Định luật bảo toàn nguyên tố là gì ?
- 2. Phương pháp giải
- 1. Nội dung
- 2. Phạm vi sử dụng
- 3. Chú ý
- 3. Ví dụ minh họa
– Định luật bảo toàn nguyên tố là các nguyên tố trong các hợp chất luôn được bảo toàn không mất đi mà chuyển từ hợp chất tham gia sang sản phẩm của nó.
– Trong các phản ứng hóa học thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn như vậy có nghĩa: “Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kỳ trước và sau phản ứng luôn bằng nhau”.
2. Phương pháp giải
1. Nội dung
– Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kỳ trước và sau phản ứng là luôn bằng nhau
2. Phạm vi sử dụng
– Trong các phản ứng hóa học các nguyên tố luôn được bảo toàn
⇒ Số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kì trước và sau phản ứng bằng nhau
Hầu hết tất cả các dạng bài tập đều có thể sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố. Đặc biệt là các dạng bài hỗn hợp nhiều chất, xảy ra biến đổi phức tạp. Thường sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Từ nhiều chất ban đầu tạo thành sản phẩm
Từ dữ kiện đề bài ⇒ số mol của nguyên tố X trong các chất ban đầu ⇒ tổng số mol trong sản phẩm ⇒ số mol sản phẩm
+ Từ một chất ban đầu tạo thành hỗn hợp nhiều sản phẩm
Từ dữ kiện đề bài ⇒ Tổng số mol ban đầu, số mol của các hợp phần đã cho ⇒ số mol chất cần xác định
+ Từ nhiều chất ban đầu tạo thành nhiều sản phẩm
Đối với dạng bài này không cần thiết phải tìm chính xác số mol của từng chất, chỉ quan tâm:
( chỉ quan tâm đến tổng số mol của các nguyên tố trước và sau phản ứng)
+ Đốt cháy để phân tích thành phần nguyên tố của hợp chất
3. Chú ý
+ Hạn chế viết phương trình phản ứng mà viết sơ đồ phản ứng biểu diễn sự biến đổi của nguyên tố đang cần quan tâm
+ Từ số mol của nguyên tố chúng ta quan tâm sẽ tính ra được số mol của các chất
+ Số mol nguyên tố trong hợp chất bằng số nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất nhân với số mol hợp chất chứa nguyên tố đó
Giả sử ta có hợp chất AxBy có số mol là a (mol).
3. Ví dụ minh họa
Ví dụ: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.
(Đề thi Khối A – 2008)
Lời giải:
Kiến thức cần nhớ: Ta không cần phải viết tất cả các phản ứng hoá học mà chỉ cần biết các hợp chất có chứa nguyên tố chính sau mỗi phản ứng. Để dễ hiểu hơn thì ta nên viết lại sơ đồ chuỗi phản ứng và quan tâm đến hệ số tỉ lượng để tính toán cho đúng.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Dl Bảo Toàn Nguyên Tố
-
Định Luật Bảo Toàn Nguyên Tố Là Gì? Phương Pháp Bảo Toàn Trong ...
-
Định Luật Bảo Toàn Nguyên Tố Là Gì?
-
Định Luật Bảo Toàn Nguyên Tố Là Gì ... - DHCHOCUOCSONGTOTDEP
-
Giải Bài Tập Hóa Bằng Phương Pháp Bảo Toàn Nguyên Tố
-
Phương Pháp Bảo Toàn Nguyên Tố Trong Hóa Học Cực Hay, Có Lời Giải
-
Phương Pháp Bảo Toàn Nguyên Tố - Hóa 12 - Thầy Phạm Thanh Tùng
-
Các định Luật Bảo Toàn Nguyên Tố Bảo Toàn Khối Lượng Hóa Học (có ...
-
[ Định Luật Bảo Toàn Nguyên Tố Là Gì ? ] Phương Pháp Giải Bài Toán ...
-
Áp Dụng Các Phương Pháp Bảo Toàn Trong Giải Nhanh Bài Tập Trắc ...
-
[PDF] CHUYÊN ĐỀ 1: PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ
-
PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ - Kho Bài Tập
-
Định Luật Bảo Toàn Nguyên Tố Là Gì ? Học ở Lớp Mấy ... - ThiênBảo Edu
-
Hóa Học - Định Luật Bảo Toàn Nguyên Tố (btnt) - Thư Viện Đề Thi
-
Tôi Yêu Hóa Học - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO ...