Định Luật Jun-Len-Xơ - Vật Lý 9 - Cao Thị Ái Trung

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ
  • VNEDU
  • TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI
  • EMIS
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • LIÊN KẾT WEB
  • E-LEARNING
  • Trang hướng nghiệp
  • Tư vấn hướng nghiệp
  • Chọn nghề
  • THỜI SỰ
  • Pháp luật
  • Công an nhân dân
  • Thanh niên
  • Cổng thông tin điện tử chính phủ
  • Bộ Giáo dục - Đào tạo
  • Sở GD-ĐT Quảng Nam
  • Phòng GD-ĐT Tam kỳ
  • Một số trang web hướng nghiệp
  • Một số trang web hướng nghiệp

Đăng nhập

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

TÀI NGUYÊN NHÀ TRƯỜNG

THỜI GIAN QUÍ HƠN VÀNG

THỜI GIAN BAY NHƯ MỘT MŨI TÊN, HOA QUẢ BAY NHƯ MỘT QUẢ CHUỐI

DANH NGÔN GIÁO DỤC

DANH NGÔN TÌNH YÊU

ĐỌC BÁO CÁC LOẠI

Đàm Vĩnh Hưng

Thành viên trực tuyến

1 khách và 0 thành viên Đưa bài giảng lên Gốc > GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ > Vật lý > Vật lý 9 >
  • Định luật Jun-Len-Xơ
  • Cùng tác giả
  • Lịch sử tải về

Định luật Jun-Len-Xơ Download Edit-0 Delete-0

Wait
  • Begin_button
  • Prev_button
  • Play_button
  • Stop_button
  • Next_button
  • End_button
  • 0 / 0
  • Loading_status
Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: Người gửi: Cao Thị Ái Trung Ngày gửi: 10h:15' 12-04-2010 Dung lượng: 3.4 MB Số lượt tải: 14 Số lượt thích: 0 người Tiết 16: ĐỊNH LUẬT JUN-LEN-XƠI. TRƯỜNG HỢP ĐIỆN NĂNG BIẾN ĐỔI THÀNH NHIỆT NĂNGQuan sát tranh và trả lời câu hỏi1. Dụng cụ hay thiết bị nào biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng?D. Bàn là điện , mỏ hàn C. Đèn ống huỳnh quang, bóng đèn dây tóc A. Quạt điện, máy sấy tóc B. Mỏ hàn, nồi cơm điện 2. Dụng cụ hay thiết bị nào biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và cơ năng?C. Đèn ống huỳnh quang, bóng đèn dây tóc, máy sấy tóc D. Quạt điện, máy sấy tóc , máy bơm nước A. Quạt điện, máy sấy tóc ,mỏ hàn B. Mỏ hàn, nồi cơm điện, máy bơm nước 3. Dụng cụ hay thiết bị nào biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng?B. Quạt điện, máy sấy tóc, máy bơm nước, nồi cơmđiện D. Mỏ hàn, nồi cơm điện, ấm đun nước bằng điện, bàn là điện A. Quạt điện, máy sấy tóc, mỏ hàn, bàn là điện C. Đèn ống huỳnh quang, bóng đèn dây tóc, máy sấy tóc, mỏ hàn I. TRƯỜNG HỢP ĐIỆN NĂNG BIẾN ĐỔI THÀNH NHIỆT NĂNG1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng2. Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năngEm hãy cho biết đối với dụng cụ điện biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng thì bộ phận chính của nó có cấu tạo như thế nào? Đối với dụng cụ điện biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng thì bộ phận chính của nó là một đoạn dây dẫn bằng hợp kim nikêlin hoặc constantan  Em hãy so sánh điện trở suất của các dây dẫn hợp kim này với các dây dẫn bằng đồng? Điện trở suất của các dây dẫn hợp kim lớn hơn điện trở suất của các dây dẫn bằng đồng I. TRƯỜNG HỢP ĐIỆN NĂNG BIẾN ĐỔI THÀNH NHIỆT NĂNG1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng2. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năngII. ĐỊNH LUẬT JUN- LEN-XƠ 1. Hệ thức của định luật: Q= I2.R.t  Đối với đoạn mạch có điện trở R, khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua trong thời gian t. Em hãy viết công thức tính điện năng tiêu thụ theo I, R,t?  A= I2.R.t  Trường hợp điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn điện trở R khi có dòng điện cường độ I chạy qua trong thời gian t được tính như thế nào?  Q= I2.R.t I. TRƯỜNG HỢP ĐIỆN NĂNG BIẾN ĐỔI THÀNH NHIỆT NĂNG1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng2. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năngII. ĐỊNH LUẬT JUN- LEN-XƠ 1. Hệ thức của định luật: Q= I2.R.t 2. Xử kết quả của thí nghiệm kiểm tra Dựa vào sơ đồ mạch điện em hãy cho biết Nguyên tắc của thí nghiệm kiểm chứng định luật Jun- Len Xơ? Dây điện trở được nhúng vào trong nước đựng trong bình nhiệt lượng kế. Khi cho dòng điện chạy qua dây điện trở thì điện năng dây điện trở tiêu thụ sẽ chuyển hoá hết thành nhiệt năng và truyền cho nước để nước nóng lênCho biết Nước có khối lượng m1= 200g= 0,2kg, nhiệt dung riêng C1= 4200J/kg.K Bình nhôm có khối lượng m2= 78g= 0,078 kg, nhiệt dung riêng C2= 880J/kg. I= 2,4A; R= 5 ; t =300s; t =9,50C C1 : Điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên là bao nhiêu Jun? B. A = I2.R = (2,4)2.5 = 28,8J C. A = I2.R.t = (2,4)2.5.300 = 8640J A. A = I.R.t = 2,4.5.300 = 3600J D. A = R.t = 5.300 = 1500J C2 : Nhiệt lượng mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó là bao nhiêu Jun? B. Q = m2.C2.t = 0,078.880.9,5 = 652,08J D. Q = (m1.C1 + m2.C2 ).t = ( 0,2.4200 + 0,078.880).9,5 = 8632,08J A. Q = m1.C1.t = 0,2.4200.9,5 = 7980J C. Q = m1.C1 + m2.C2 = 0,2.4200 + 0,078.880 = 908,64J A = I2.R.t = (2,4)2.5.300 = 8640J Q = (m1.C1 + m2.C2 ).t = ( 0,2.4200 + 0,078.880).9,5 = 8632,08J C3 : Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh  Q ANếu tính cả phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh thì Q = A I. TRƯỜNG HỢP ĐIỆN NĂNG BIẾN ĐỔI THÀNH NHIỆT NĂNG1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng2. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năngII. ĐỊNH LUẬT JUN- LEN-XƠ 1. Hệ thức của định luật: Q= I2.R.t 2. Xử kết quả của thí nghiệm kiểm tra III. PHÁT BIỂU ĐỊNH LUẬTNhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua Hệ thức định luật Jun-len- xơ: Q = I2.R.t  I: Cường độ dòng điện đo bằng Ampe (A)  R: Điện trở đo bằng Ôm ( ) t : Thời gian đo bằng giây (s)  Q : Nhiệt lượng đo bằng Jun (J) * Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun-len-xơ là: Q = 0,24. I2.R.t III. VẬN DỤNG Câu1: Trong trường hợp điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn có điện trở R khi cho dòng điện chạy qua có thể được tính bằng những công thức nào: Chọn phương án đúng nhất: B. Q = U.I.t D. Cả 3 công thức trên A. Q = I2.R.t C. Q = U2.t/RCâu 2: Khi mắc một bếp điện vảo mạch điện có hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 10 phút nhiệt lượng toả ra của bếp là bao nhiêu? B. 8800J C. 528 kJA. 88kJD.52800 kJ C4 : Hãy giải thích điều nêu ra trong phần mở đầu của bài: Tại sao với cùng một dòng diện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên? Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tiếp với nhau. Theo định luật Jun- len –xơ, nhiệt lượng toả ra ở dây tóc và ở dây nối tỉ lệ với điện trở của từng đoạn dây. Dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng toả ra nhiều, do đó nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng. Còn dây nối có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng toả ra ít và truyền phần lớn cho môi trường xung quanh, do đó dây dẫn hầu như không nóng lên. C5 : Một ấm điện có ghi 220V- 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2lít nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng toả ra môi trường, tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K Tóm tắt: Ấm điện :220V- 1000W dùng vào U = 220V Nước có: V = 2l  m = 2kg, C= 4200J/kg.K t01 = 200C, t02 = 1000C Tính thời gian đun sôi nước t = ?(s)Bài giải Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C: Q = m.C.t = 2.4200. (1000 - 200) = 672000JVì ấm điện được dùng vào hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức nên công suất tiêu thụ của ấm điện  = đm = 1000WĐiện năng mà ấm điện tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua trong thời gian t A = .t = 1000.tTheo định luật bảo toàn năng lượng ta có : A = Q Hay 1000.t = 672000 Suy ra t = 672000 : 1000 = 672(s)Vậy thời gian đun sôi nước là 672 giây Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà:1. Học thuộc nội dung định luật Jun-Len-Xơ và nắm hệ thức của định luật2. Làm các bài tập : 16-17.1,16-17.2, 16-17.5,16-17.63. Xem lại công thức tính hiệu suất sử dụng điện của một dụng cụ điện, cũng như các công thức đã học để chuẩn bị cho tiết bài tập ở tiết 17I. TRƯỜNG HỢP ĐIỆN NĂNG BIẾN ĐỔI THÀNH NHIỆT NĂNG1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng2. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năngII. ĐỊNH LUẬT JUN- LEN-XƠ 1. Hệ thức của định luật: Q= I2.R.t 2. Xử kết quả của thí nghiệm kiểm tra III. PHÁT BIỂU ĐỊNH LUẬTNhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua Hệ thức định luật Jun-len- xơ: Q = I2.R.t  I: Cường độ dòng điện đo bằng Ampe (A)  R: Điện trở đo bằng Ôm ( ) t : Thời gian đo bằng giây (s)  Q : Nhiệt lượng đo bằng Jun (J) * Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun-len-xơ là: Q = 0,24. I2.R.t III. VẬN DỤNG Tiết 16: ĐỊNH LUẬT JUN-LEN-XƠ   ↓ ↓ Gửi ý kiến Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Trần Công

Từ khóa » Công Thức Q=uit