Định Luật ôm đối Với Toàn Mạch. Định Luật ôm đối Với Các Loại đoạn ...

I. KIẾN THỨC

1. Định luật ôm đối với toàn mạch:

Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

\(I=\frac{\xi }{r+R_{n}}\) = > ξ = I. \(R_{N}\) +I.r

Với I.RN = UN : độ giảm thế mạch ngoài.

I.r: độ giãm thế mạch trong.

UN = ξ - r.I                          

+ Nếu điện trở trong r = 0, hay mạch hở (I = 0) thì UN = ξ .

+ Nếu R = 0 thì I = \(I=\frac{\xi }{r}\) , lúc này nguồn gọi là bị đoản mạch.

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối 2 cực của một nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua mạch có cường độ lớn và có thể gây ra nhiều tác hại. Định luật ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ta có: Công của nguồn điện sinh ra trong mạch kín bằng tổng công của dòng điện sản ra ở mạch ngoài và mạch trong.

A = ξ I.t = (\(R_{N}\) + r). \(I^{2}\).t

2. Định luật ôm đối với các loại đọan mạch:

Chỉ chứa R : \(I=\frac{U}{R}\)

Đoạn mạch chứa máy thu: Thì

UAB = ξ + I(R+ r)

Hay UBA= - ξ - I (R +r).

Đoạn mạch chứa nhiều nguồn điện, nhiều điện trở:

 Thì UAB  \(= \xi _{1} -\xi _{2} +I(R_{1}+R_{2}+r_{1}+r_{2})\)

Hay: UBA  = \(= \xi _{2} -\xi _{1} +I(R_{1}+R_{2}+r_{1}+r_{2})\)

Từ khóa » định Luật ôm đối Với Toàn Mạch được Biểu Thị Bằng Hệ Thức Gì