Định Lượng Creatinin Máu Phản ánh điều Gì? | TCI Hospital

Định lượng creatinin máu là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của bạn. Tuy nhiên khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm máu, rất nhiều người không biết định lượng creatinin máu phản ánh điều gì? Nếu chỉ số creatinin trong máu tăng hoặc giảm thì sẽ liên quan đến bệnh gì? Bài viết sau đây sẽ giải tỏa tất cả các thắc mắc về chỉ số creatinin và những bệnh lý mà bạn có thể mắc phải khi chỉ số creatinin máu ở vượt mức cho phép.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Creatinin máu là gì?
  • Định lượng creatinin máu phản ánh điều gì?
    • Creatinin máu tăng cao trong các trường hợp
    • Creatinin máu giảm trong các trường hợp
  • Làm gì khi creatinin máu tăng cao?
    • Nên ăn các loại thức ăn
    • Hạn chế ăn các loại thức ăn

Creatinin máu là gì?

định lượng creatinine máu phản ánh điều gì?

Creatinin máu là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại. Nếu chỉ số creatinin trong máu tăng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Creatinin là một sản phẩm cặn bã được đào thải duy nhất qua thận. Nguồn gốc của nó là từ creatin được tổng hợp ở gan sau đó nó được phosphoryl hóa ở gan thành creatinphosphate và được vận chuyển theo máu đến dự trữ ở cơ và dùng trong quá trình co cơ. Do vậy creatinphosphat có cả ở trong gan và cơ. Sự thoái biến creatinphosphate tạo ra creatinin, và creatinin được đào thải qua thận. Do vậy creatinin phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.

Định lượng creatinin máu phản ánh điều gì?

định lượng creatinine máu phản ánh điều gì?

Định lượng creatinin trong máu giúp chẩn đoán và đánh giá chức năng lọc của thận.

Định lượng creatinin máu là xét nghiệm dùng để đo hàm lượng creatinin có trong máu nhằm chẩn đoán và đánh giá chức năng lọc của thận.

Chỉ số creatinin máu ở người bình thường là: 62-120 micromol/lít (mmol/l) ở nam và 53-100mmol/l ở nữ. Khi trị số creatinin bắt đầu vượt ngưỡng bình thường thì chức năng thận đã bắt đầu giảm, và trị số creatinin càng tăng cao thì chứng suy thận càng nặng. Creatinin máu tăng trên 170 mmol/l tương đương với việc giảm 50% chức năng thận. Khi urê máu tăng, kèm theo creatinin máu tăng 200 mmol/l thận bị suy ở mức độ nặng.

Ngoài ra việc định lượng chỉ số creatinin máu còn phản ánh các bệnh lý liên quan đến thận. Do việc khi định lượng creatinin trong máu vượt mức cho phép (thấp hơn hoặc cao hơn) bạn cần lưu ý các bệnh lý sau.

Creatinin máu tăng cao trong các trường hợp

– Suy thận do nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, mất nước, xuất huyết, hẹp động mạch thận, dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp. – Suy thận do nguồn gốc tại thận: + Tổn thương cầu thận: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm +cầu thận, bệnh luput ban đỏ hệ thống, lắng đọng IgA tại cầu thận. + Tổn thương ống thận: Viêm thận-bể thận cấp hay mạn, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng acid +Uric máu, nhiễm độc thận. – Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, các khối u bàng quang, khối u tử cung, xơ hóa sau phúc mạc.

Creatinin máu giảm trong các trường hợp

– Hòa loãng máu. – Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp. – Có thai. – Tình trạng suy dinh dưỡng nặng. – Một số bệnh cơ gây teo mô cơ.

Làm gì khi creatinin máu tăng cao?

Tình trạng creatinin trong máu tăng cao phổ biến hơn so với creatinin trong máu thấp. Do đó khi chỉ số creatinin máu tăng cao phản ánh chức năng thận của bạn đang hoạt động kém. Do đó biện pháp tốt nhất để duy trì creatinin máu được ổn định và tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về thận như suy thận bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời.

định lượng creatinin máu hiệu quả nhờ xét nghiệm và thăm khám với bác sĩ

Chỉ số creatinin máu tăng cao bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sớm để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó  cũng cần xây dựng cho mình một thói quen ăn uống khoa học, thể dục đều đặn như :

Nên ăn các loại thức ăn

– Khoai củ và các sản phẩm chế biến, khoai lang, khoai sọ, sắn, củ từ, miến dong.

– Đường, mật, mía…

– Dầu thực vật, bơ.

– Sữa, trứng, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cá tôm …

– Quả ngọt

– Rau xanh có ít đạm: bầu bí, mướp, cà chua, dọc mùng, su su,…

Hạn chế ăn các loại thức ăn

– Thức ăn giàu protein: các loại ngũ cốc như gạo, ngô, mỳ…

– Thức ăn chua: sữa chua, rau quả chua

– Thức ăn mặn: cà muối, dưa muối, cá thịt kho mặn.

– Các loại chất kích thích: gia vị, rượu, bia, chè, cà phê.

– Rau xanh có nhiều đạm: rau đậu, rau ngót. giá đỗ.

Đồng thời kết hợp với một chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn và thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên sẽ giúp bạn luôn giữ gìn chỉ số creatinin máu ở mức ổn định và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Nếu có thắc mắc gì khi gặp các vấn đề về sức khỏe hay muốn đặt lịch thăm khám tầm soát với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm tại Thu Cúc. Bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.

Từ khóa » Công Thức Máu Creatinin