Định Mức Ván Khuôn đã Tính Hệ Số Luân Chuyển Chưa - Hoàng Lão Tà

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Định mức ván khuôn đã tính hệ số luân chuyển chưa ?

images Định mức ván khuôn đã tính hệ số luân chuyển chưa ? Khi tính công tác ván khuôn thép hoặc gỗ chúng ta thường để ý đến vấn đề luân chuyển ván khuôn, nhiều người thắc mắc là trong định mức hiện hành ( ĐM 1776) đã tính đến vấn đề luân chuyển ván khuôn chưa – Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về câu trả lời này nhé: Trên thực tế mỗi đơn vị sẽ tính cấu thành hao phí và số lần luân chuyển ván khuôn khác nhau vào sản phẩm công trình. Thậm chí, tùy loại hình công trình đặc thù mà cùng 1 đơn vị thi công đó nhưng lại tính số lần luân chuyển khác nhau…Tuy nhiên, định mức lại là mức bình quân chung nhất cho mọi loại hình, trung bình cho mọi nhà thầu. Và mức luân chuyển trung bình này đã được tính cấu thành vào trong định mức 1776. Mức trung bình này được tính như thế nào? Nếu bạn nào quan tâm thì đọc định mức vật tư 1784 để hiểu thêm cho rõ (nếu thật sự muốn chuyên nghiệp hoặc muốn tự tính định mức ván khuôn riêng cho công ty mình). - Còn nếu chỉ biết áp dụng định mức 1776 thi chúng ta chỉ việc bóc khối lượng diện tích ván khuôn rồi áp dụng định mức để tính là xong. Không cần quan tâm đến việc luân chuyển bao nhiêu nữa làm gì. Luân chuyển đã được tính toán ở mức bình quân vào trong định mức 1776 rồi nên yên tâm không cần tính lại và trong Định mức 1776 đã nêu rất rõ vấn đề này “Công việc sản xuất, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn (gồm ván khuôn gỗ và ván khuôn kim loại) được tính cho 1m2 diện tích mặt bê tông từng loại kết cấu cần sử dụng ván khuôn.” Giả sử chúng ta cần lập định mức công tác ván khuôn thép - theo định mức 1776 Mã định mức AF.82121: Sản xuất lắp dựng tháo dỡ ván khuôn kim loại tường,cột vuông, chữ nhật, xà, dầm giằng cao <=50mLàm sao để ra được hao phí vật liệu: Thép tấm : 51.81 kg/100m2 Thép hình : 48.84 kg/100m2 Gỗ chống : 0.49 m3/100m2 Que hàn : 5.6 kg/100m2Dựa theo định mức vật tư 1784 thì hao phí vật liệu(chưa luân chuyển) dùng làm ván khuôn kim loại, tường, cột vuông, chữ nhật, xà, dầm, giằng (mã AE.82121) là: Thép tấm : 3947 kg/100m2 Thép hình: 3812 kg/100m2 gỗ chống: 3.255 m3/100m2 Que hàn : 5.6 kg/100m2Theo định mức 1784 nêu trên thì:- Thép dùng làm ván khuôn đúc bê tông tại chỗ cho các loại kết cấu phải luân chuyển 80 lần, không bù hao hụt ( h = 0% )- Hao hụt thép tấm trong khâu thi công: 5%- Hao hụt thép hình trong khâu thi công: 2.5%Tính hệ số luân chuyển và hao hụt trong thi công (theo công thức của TT04/2010):- Tính hao phí vật liệu thép tấm:Hệ số luân chuyển: Klc= (hx(n-1)+2)/2n =( 0%x(80-1)+2)/2×80=0.0125Trong đó: h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi; n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1);Khh: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:Khh = 1 + Ktc = 1 + 5% = 1.05Khối lượng thép tấm được sử dụng cho 100m2 ván khuôn có tính đến luân chuyển và bù hao hụt trong khâu thi công là:VLtt = 3947 x 0.0125 x 1.05 = 51.8 kg (công thức này theo TT04 nhé)- Tương tự đối với thép hình:VLth = 3812 x 0.0125 x 1.025 = 48.84 kgVậy hao phí vật liệu 51.8kg và 48.84 kg đã tính đến luân chuyển rùi. Vật liệu gỗ chống và que hàn cũng chứng minh tương tự. Xin trích lại Quy định về định mức vật liệu làm ván khuôn tại Định mức vật tư số 1784 II. ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU LÀM VÁN KHUÔN, CÂY CHỐNG CHO CÔNGTÁC BÊ TÔNGII.1. Bê tông đúc tại chỗ 1.Mức sử dụng luân chuyển và bù hao hụt -Ván khuôn chỉ được dùng gỗ nhóm VII, nhóm VIII. - Gỗ làm ván khuôn đúc bêtông tại chỗphải sử dụng luân chuyển 5 lần bình quân cho các loại gỗ, cho các loại kết cấubêtông, từ lần thứ 2 trở đi mỗi lần được bù hao hụt 13%. -Đối với ván khuôn, nẹp gông làm bằng gỗ thông dùng cho tất cả các loại bêtôngđúc tại chỗ thì sử dụng luân chuyển 5 lần, từ lần thứ 2 trở đi được bù hao hụt20%. -Gỗ chống ván khuôn bêtông phải sử dụng 10 lần, từ lần thứ 2 trở đi mỗi lần đượcbù hao hụt 10% so với lần đầu. -Trường hợp dùng tre chống ván khuôn thì 1 cây gỗ 10 x 10 dài bình quân 7m thaybằng 2 cây tre d 8cm và tre phải luân chuyển 3 lần, từ lần thứ 2 trở đi thì mỗilần được bù hao hụt 10% so với lần đầu). -Nếu dùng sắt U, I thay gỗ làm cây chống thì cứ một cây gỗ 10 x 10 cm dài 7mđược thay bằng một thanh thép U, I nhưng phải luân chuyển 250 lần không bù haohụt. -Đinh các loại và dây buộc ghi trong bảng định mức không phải sử dụng luânchuyển. Trừ một số trường hợp đặc biệt, số lần luân chuyển quy định như sau: -Ván khuôn thân mố, thân trụ, mũ mố, mũ trụ cầu, hầm lò được sử dụng luân chuyển4 lần, từ lần thứ 2 trở đi được bù hao hụt 3%. -Ván khuôn dùng đổ bêtông các công trình thuỷ công (như ván khuôn ống xi phông)thì được sử dụng luân chuyển 3 lần không có bù hao hụt -Tất cả các loại gỗ: tròn bất cập phân, gỗ hộp, ván dùng làm sàn để vật liệu,cầu công tác, sàn đạo, palê v.v. Phải sử dụng luân chuyển 8 lần, từ lần thứ 2trở đi mỗi lần được bù hao hụt 15 % so với lần đầu. -Tà vẹt chồng nề phải sử dụng luân chuyển 24 lần, không có bù hao hụt. -Dàn tán rivê, cạo gỉ, sơn cầu phải luân chuyển làm xong 50 khoang cầu, không cóbù hao hụt. -Các loại bu lông, đinh đỉa, đinh Crăm pông dùng trong ván khuôn, cầu côngtác… phải sử dụng luân chuyển 15 lần, không có bù hao hụt. -Thép và tôn dùng làm ván khuôn đúc bêtông tại chỗ cho các loại kết cấu phảiluân chuyển 80 lần, không bù hao hụt. 2.Các định mức vật liệu làm sàn để vật liệu và cầu công tác -Các định mức dùng làm các loại sàn để vật liệu có chiều cao 1m. Trường hợp sànđể vật liệu có chiều cao khác thì tính như sau: +Đối với sàn làm bằng tà vẹt chồng nề thì định mức tà vẹt và đinh đỉa bằng địnhmức tà vẹt và đinh đỉa của sàn cao 1m nhân với chiều cao sàn (m), còn các loạivật liệu khác giữ nguyên. +Đối với sàn làm bằng palê thì định mức cột giằng và đinh 8cm bằng định mức cộtgiằng và đinh 8cm của sàn 1m nhân với chiều cao sàn (m), còn các loại vật liệukhác giữ nguyên -Các định mức vật liệu dùng làm các loại cầu công tác có chiều cao 1m. Trườnghợp cầu công tác có chiều cao khác thì định mức gỗ cột và giằng bằng định mứcgỗ cột và giằng của cầu công tác cao 1m nhân với chiều cao cầu công tác (m),còn các loại vật liệu khác giữ nguyên. II.2. Bê tông đúc sẵn -Định mức ván khuôn, văng chống, nẹp bằng gỗ để đúc sẵn các loại panen 3 mặt(chữ U), nắp đan, nan chớp phải sử dụng luân chuyển 50 lần. Hao hụt các lần sửachữa đã tính vào trong định mức. -Định mức ván khuôn, văng chống, nẹp bằng gỗ để đúc sẵn các loại panen 4 mặt,các loại cọc, cột đặc, tà vẹt, dầm xà phải sử dụng luân chuyển 40 lần. Hao hụtcác lần sửa chữa đã tính vào trong định mức. -Thép và tôn dùng làm ván khuôn đúc sẵn các loại kết cấu bêtông (trừ kết cấubêtông đúc sẵn dầm cầu) phải luân chuyển 250 lần, không có bù hao hụt. -Định mức sử dụng cho các loại ván khuôn đúc sẵn nào thì tính theo định mức sốlần luân chuyển của loại ván khuôn đó. -Ngoài những quy định cụ thể trên đây, còn lại ván khuôn để đúc sẵn các loạibêtông khác, phải sử dụng luân chuyển 30 lần, không bù hao hụt. -Trường hợp phải dùng gỗ thông để làm ván khuôn đúc sẵn các loại kết cấu bêtông,phải sử dụng luân chuyển 20 lần, không bù hao hụt. -Nẹp, đà gông dùng trong thi công bêtông do thiết kế quy định tiết diện cụ thểvà được phép dùng gỗ nhóm VI. II.3. Quy định lần luân chuyển +Mỗi lần dỡ ván khuôn là một lần luân chuyển, nếu kéo dài thời hạn để ván khuôndo yêu cầu kỹ thuật trên 30 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên 60 ngày đượctính 3 lần luân chuyển… kể từ ngày đổ bêtông. +Đối với các loại vật liệu khác, mỗi lần dỡ khi làm xong một công việc thì đượctính 1 lần luân chuyển, nếu kéo dài thời hạn sử dụng do yêu cầu thiết kế thì: -Đối với tre, gỗ làm sàn trộn bêtông, cầu công tác, sàn đạo, palê v.v. kéo dàitrên 60 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên 120 ngày được tính 3 lần luânchuyển v.v. -Đối với tà vẹt chồng nề kéo dài trên 90 ngày được tính 2 lần luân chuyển, trên180 ngày được tính 3 lần luân chuyển … -Đối với đinh đỉa, bu lông các loại kéo dài trên 30 ngày được tính 2 lần luânchuyển, trên 60 ngày được tính 3 lần luân chuyển … II.4. Hệ Số luân chuyển -Bảng hệ số luân chuyển này áp dụng để tính toán cho các loại vật liệu phải sửdụng luân chuyển có bù hao hụt. -Đối với các loại vật liệu phải sử dụng luân chuyển nhưng không có bù hao hụtthì không áp dụng bảng này, mà chỉ lấy số lượng ghi trong bảng định mức chiacho số lần luân chuyển là đủ. BẢNG HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN
Số lần luân chuyển Tỷ lệ bùhao hụt (%) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 20 30
3 5 7 0,50 8 0,51 0,34 3 0,35 0,26 1 0,26 0,21 2 0,22 0,17 9 0,18 0,15 6 0,16 0,13 8 0,14 0,12 4 0,13 0,11 4 0,12 0,08 1 0,09 0,06 4 0,74 0,04 8 0,58
9 10 11 12 13 15 17 3 0,51 8 0,52 3 0,52 5 0,52 8 0,53 0 0,53 3 0,53 8 0,54 3 0 0,35 7 0,36 3 0,36 7 0,37 0 0,37 3 0,37 7 0,38 3 0,39 0 9 0,27 6 0,28 4 0,28 8 0,29 1 0,29 5 0,29 9 0,30 6 0,31 4 0 0,22 6 0,23 6 0,24 0 0,24 4 0,24 8 0,25 2 0,26 0 0,26 8 8 0,19 6 0,20 4 0,20 8 0,21 2 0,21 7 0,22 1 0,22 9 0,23 8 4 0,17 3 0,18 1 0,18 6 0,19 0 0,19 4 0,19 9 0,20 7 0,21 6 7 0,15 6 0,16 4 0,16 9 0,17 3 0,17 8 0,18 2 0,19 1 0,19 9 3 0,14 2 0,15 1 0,15 6 0,16 0 0,16 4 0,16 8 0,17 8 0,18 7 3 0,13 2 0,14 1 0,14 5 0,15 0 0,15 4 0,15 9 0,16 8 0,17 7 0 0,09 9 0,10 9 0,11 3 0,11 8 0,12 3 0,12 7 0,13 7 0,14 6 0,08 4 0,09 3 0,09 8 0,10 2 0,10 7 0,11 2 0,12 1 0,13 1 0 0,67 0 0,07 7 0,08 2 0,08 7 0,09 1 0,09 6 0,10 6 0,11 6
20 0,55 0 0,40 0 0,32 5 0,28 0 0,25 0 0,22 9 0,21 3 0,20 0 0,19 0 0,16 0 0,14 5 0,13 0
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Lưu trữ Blog

  • ▼  2013 (11)
    • ▼  tháng 9 (4)
      • Gỡ "nút thắt" gói tín dụng 30 nghìn tỷ
      • Tự học lập dự toán – Bài 1: Các yêu cầu cần biết.
      • Định mức ván khuôn đã tính hệ số luân chuyển chưa ?
      • Quy luật đối nghịch

NH2'profile

Ảnh của tôi Hoàng Lão Tà Vietnam Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Tổng số lượt xem trang

Bài đăng phổ biến

  • Định mức ván khuôn đã tính hệ số luân chuyển chưa ? Khi tính công tác ván khuôn thép hoặc gỗ chúng ta thường để ý đến vấn đề luân chuyển ván khuôn, nhiều người thắc mắc là trong định mức h...
  • Kim thất tai - Cỏ ngọt và những công dụng trị bệnh. qninhon11.com Năm ngoái bạn thân cho mấy cây con bảo rằng là vị thuốc quí , nghe vậy , nhưng chưa có thì giờ tìm hiểu , cho đến hôm ...
  • Tự học lập dự toán – Bài 1: Các yêu cầu cần biết. Lập dự toán  hay còn gọi là  Bóc tách tiên lượng – lập dự toán  là công việc cần phải biết của tất cả các kỹ sư xây dựng, nó là yêu cầu ...
  • Quy luật đối nghịch Có rất nhiều bạn có ý định start-up hỏi tôi chung một câu hỏi rằng: Em định làm cái A, định làm cái B nhưng nhìn trên thị trường thấy cái A...
  • Thủ Thuật Kiếm Tiền Với YouTube Thủ thuật kiếm tiền với YouTube Youtube là một mạng xã hội về video lớn nhất và số người tìm kiếm ở trang này chỉ đứng sau Google....
  • Gỡ "nút thắt" gói tín dụng 30 nghìn tỷ Nhiều người ví von 30.000 tỷ đang phình ra trong một chiếc túi to được buộc chặt miệng. Để tháo “nút thắt” này cho dòng tiền hữu ích đến đ...
  • Cam kết học giỏi tiếng Anh trong 1 năm Chỉ cần học thử 1 lần, bạn sẽ thấy có cách giỏi tiếng Anh thật sự. Bạn sẽ nhận ra cách học mà trước nay bạn biết đã làm mất thời gian, tiền ...
  • The 5 Things you Must Do as a Project Manager It's a tough job, managing projects. But if you can do these five things really well, then you're likely to achieve project success...
  • The Important Tasks of Civil Engineering This article tries to analyze the importance of civil engineering in the modern world and discusses some of the tasks it accomplishes...
  • 5 bài học khởi nghiệp mà các trường đại học không dạy bạn Đại học là một bước tiến quan trọng gắn với sự trưởng thành đối với nhiều người, nhưng quá trình chuyển đổi từ những gì học được trong cá...

Người theo dõi

Từ khóa » Hệ Số Luân Chuyển Ván Khuôn