Định Nghĩa Nhà Quản Trị Và Các Chức Năng Quản Trị - Luận Văn 24
Có thể bạn quan tâm
Quản trị học là gì? Nhà quản trị là gì? Bài viết này của Luận Văn 24 sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và các cấp bậc của nhà quản trị. Cùng khám phá ngay nào!
Mục lục ẩn- 1. Quản trị học là gì?
- 2. Khái niệm nhà quản trị
- 3. Các kỹ năng của nhà quản trị là gì?
- 3.1. Kỹ năng nhận thức
- 3.2. Kỹ năng nhân sự
- 3.3. Kỹ năng chuyên môn
- 4. 5 Vai trò của nhà quản trị
- 4.1. Vai trò tổ chức
- 4.2. Vai trò của nhà lãnh đạo
- 4.3. Vai trò liên lạc
- 4.4. Vai trò thông tin
- 4.5. Vai trò quyết định
- 5. 4 chức năng của nhà quản trị
- 6. 3 cấp bậc của nhà quản trị
- 6.1. Nhà quản trị cấp cao
- 6.2. Nhà quản trị cấp trung gian
- 6.3. Nhà quản trị cấp cơ sở
- Phân tích các bước trong quá trình ra quyết định quản trị
- Cơ sở lý luận về công tác quản trị bán hàng trong doanh nghiệp
1. Quản trị học là gì?
- Quản trị học là khoa học nghiên cứu, phân tích về công việc quản trị trong các tổ chức; giải thích các hiện tượng quản trị và đề xuất những lí thuyết cùng những kĩ thuật nên áp dụng để giúp nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ.
- Quản trị học cung cấp các khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản trị chức năng như quản trị sản xuất, quản trị tiếp thị, quản trị nhân sự, v.v…
- Quản trị học cũng là khoa học liên ngành vì nó sử dụng nhiều tri thức của nhiều ngành học khác nhau như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học, v.v…
- Quản trị học là một khoa học, nhưng sự thực hành quản trị là một nghệ thuật. Nhà quản trị phải hiểu biết lý thuyết quản trị, linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể để có thể quản trị hữu hiệu.
2. Khái niệm nhà quản trị
- Nhà quản trị là gì? Khái niệm Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.
- Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu. (Nguồn: Wikipedia.org)
- Chức danh nhà quản trị có thể khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách và tính chuyên môn hóa; họ có thể là tổng giám đốc điều hành, chủ tịch, trưởng phòng, quản đốc phân xưởng…
3. Các kỹ năng của nhà quản trị là gì?
3.1. Kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng nhận thức là khả năng dựa trên sự hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận.
- Kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng tư duy một cách chiến lược – có tầm nhìn dài hạn và bao quát, xử lí thông tin, hoạch định, hiểu rõ mức độ phức tạp của hoàn cảnh và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống mức độ đối phó được.
- Kỹ năng này cần thiết cho nhà quản trị, nhưng đặc biệt quan trọng cho quản trị cấp cao.
3.2. Kỹ năng nhân sự
- Kỹ năng nhân sự là khả năng của nhà quản trị làm việc với người khác và thông qua người khác một cách hiệu quả.
- Kỹ năng này bao gồm khả năng động viên, tạo thuận lợi, điều phối, lãnh đạo, truyền thông và giải quyết mâu thuẫn.
- Tạo điều kiện cho cấp dưới phát biểu ý kiến mà không sợ hãi, quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên và đặc biệt là phải tôn trọng và tin tưởng nhân viên, đừng làm cho nhân viên có cảm giác là họ bị quản lý.
3.3. Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng chuyên môn là khả năng am hiểu và thành thạo trong thực hiện các công việc cụ thể.
- Kỹ năng này bao gồm sự tinh thông về các phương pháp, kĩ thuật và thiết bị liên quan đến các chức năng cụ thể như marketing, sản xuất hoặc tài chính. Ngoài ra còn bao gồm những kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích và sử dụng các công cụ kĩ thuật để giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực cụ thể.
4. 5 Vai trò của nhà quản trị
4.1. Vai trò tổ chức
- Nhà quản trị là người sẽ đại cho cả 1 tổ chức.
- Ở vai trò này, họ thường la những người chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động ngoại giao quan trọng.
4.2. Vai trò của nhà lãnh đạo
Nhà quản trị là người sẽ đưa ra phương hướng và kế hoạch cho nhân viên và giám sát đánh giá hoạt động ấy của các nhân viên.
4.3. Vai trò liên lạc
- Nhà quản trị sẽ giúp giữ liên lạc với các tổ chức, cá nhân ở bên ngoài của danh nghiệp.
- Nhà quản trị cũng sẽ giữ kết nối với các thành viên trong tổ chức lại với nhau
4.4. Vai trò thông tin
- Nhà quản trị thường là người tiếp nhận toàn bộ thông tin liên quan đến tổ chức. Để đảm bảo nắm bắt được toàn bộ những rủi ro và những mối đe dọa đến tổ chức. Từ đó giải quyết được nhanh chóng.
- Họ cũng là người sẽ phổ biến những thông tin quan trọng đến toàn bộ nhân viên trong tổ chức của mình
- Họ cũng là người đại diện cung cấp những thông tin quan trọng của tổ chức ra bên ngoài để giải thích hoặc bảo vệ cho tổ chức của mình trước truyền thông, báo chí,…
4.5. Vai trò quyết định
- Nhà quản trị là người sẽ đưa ra những quyết định quan trọng với tổ chức.
- Họ giải quyết những rủi ro có thể xảy ra với tổ chức
- Đồng thời đưa ra những giải pháp để tổ chức pháp triển, cải thiện.
- Họ cũng có nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực tối ưu nhất cho tổ chức.
5. 4 chức năng của nhà quản trị
Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cần phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất. Thông thường, quản trị có 4 chức năng chính như sau:
- Hoạch định là việc xác định các mục tiêu của tổ chức và phác thảo những cách thức để đạt được những mục tiêu đó.
- Tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp cho mọi người có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ chức.
- Lãnh đạo bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện những công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
- Kiểm tra là tiến trình mà trong đó một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức giám sát kết quả thực hiện một cách liên tục và thực hiện các hoạt động điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu.
6. 3 cấp bậc của nhà quản trị
Để dễ dàng cho việc nghiên cứu về quản trị, người ta thường chia các nhà quản trị trong một tổ chức thành ba cấp:
6.1. Nhà quản trị cấp cao
- Nhà quản trị cấp cao là nhóm nhỏ các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức.
- Chức danh của Quản trị viên cấp cao là chủ tịch hội đồng quản trị, uỷ viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc…
- Công việc của các quản trị viên cấp cao là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và có trách nhiệm quản lý các quan hệ công chúng.
- Quản trị viên cấp cao có nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu, chính sách và chiến lược cho toàn bộ tổ chức.
6.2. Nhà quản trị cấp trung gian
- Nhà quản trị cấp trung gian đứng trên quản trị cấp cơ sở và ở dưới cấp quản trị cao cấp, là người nhận các chiến lược và chính sách chung từ nhà quản trị cấp cao rồi triển khai chúng thành các mục tiêu và kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các quản trị viên cấp cơ sở thực hiện.
- Công việc của nhà quản trị cấp trung là phải tập trung các nỗ lực của họ vào việc phối hợp hoạt động của mọi người, xác định rõ những sản phẩm hay dịch vụ nào cần được sản xuất, và quyết định đưa các sản phẩm, dịch vụ đó đến người tiêu dùng như thế nào.
- Quản trị viên cấp trung thường mang các chức danh như: Trưởng phòng, trưởng ban, cửa hàng trưởng, quản đốc, trưởng khoa v.v…quản trị viên trung cấp có chức năng thực hiện kế hoạch và chính sách của tổ chức.
- Mục tiêu chính của quản trị viên cấp trung là phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và quản lý các nhóm công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
- Phát triển nguồn nhân lực là gì? Khái niệm và nội dung
- Đạo đức kinh doanh là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào?
6.3. Nhà quản trị cấp cơ sở
- Nhà quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Một cách tổng quát, các nhà quản trị cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ.
- Quản trị viên cấp cơ sở có thể được gọi là tổ trưởng, đốc công, trưởng bộ phận, v.v…tuỳ thuộc vào từng tổ chức và là những người giỏi về chuyên môn (cả kiến thức và kỹ năng) để chỉ dẫn và giám sát các thuộc viên trong công việc hằng ngày.
- Dưới quyền quản trị viên cấp cơ sở là những nhân viên tác nghiệp (công nhân) thực hiện các hoạt động sản xuất cơ bản (hàng hoá và dịch vụ).
- Nhiệm vụ của quản trị viên cấp cơ sở là hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân trong các công việc thường ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
- Mục tiêu chính của quản trị viên cấp cơ sở là đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức được cung cấp cho khách hàng từng ngày.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về khái niệm nhà quản trị là gì, chức năng và các cấp bậc của nhà quản trị. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0988552424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Nguồn: Luanvan24.com
5/5 (1 Review) CEO Alma Đặng Thu TràCEO Alma Đặng Thu Trà là một nhà hoạt động giáo dục trẻ nổi bật trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, là người sáng lập website luanvan24.com, nơi cung cấp đa dạng các dịch vụ viết thuê luận văn, báo cáo, tiểu luận, essay, assignment và đồ án tốt nghiệp, cùng với các dịch vụ phân tích và xử lý số liệu SPSS.
Từ khóa » Người Quản Trị Là Gì
-
Nhà Quản Trị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Người Quản Trị Là Gì - Những Phẩm Chất Nhận Diện Người Quản Trị Giỏi
-
Nhà Quản Trị Là Ai? Một Nhà Quản Trị Giỏi Cần Những Gì? - JobsGO Blog
-
Nhà Quản Trị Là Gì? Kỹ Năng Và Vai Trò Của Nhà Quản Trị
-
Nhà Quản Trị Là Gì? Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Tổ Chức - Isocert
-
Quản Trị Là Gì? Phân Biệt Quản Lý Và Quản Trị
-
Nhà Quản Trị Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nhà Quản Trị Là Gì? Vai Trò Của Nhà Quản Trị Trong Doanh Nghiệp
-
[PDF] CHƯƠNG 6 NHÀ QUẢN TRỊ Số Tiết: 05 Tiết (5LT) A. Mục Tiêu
-
Quản Trị Là Gì? Vai Trò, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Quản Trị
-
Quản Trị Là Gì? Sự Cần Thiết Của Quản Trị Trong Các Tổ Chức
-
Quản Trị Là Gì? Quản Trị Khác Quản Lý ở Những điểm Nào?
-
Quản Trị Học Là Gì? Các Yếu Tố để Trở Thành Nhà Quản Trị Giỏi?
-
Quản Trị Là Gì? Phân Biệt Quản Trị Và Quản Lý? - HrOnline