Quản Trị Là Gì? Phân Biệt Quản Trị Và Quản Lý? - HrOnline

Quản trị hẳn không còn là khái niệm quá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp là một chức năng rất quan trọng với sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Bất kỳ một công ty, tổ chức, doanh nghiệp hay một quốc gia đều cần đến quản trị. Có thể nói, quản trị là một trong nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của một tổ chức. Vậy quản trị là gì và quản trị với quản lý khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng HrOnline nhé!

 

Quản trị là gì?

 

Quản trị là gì?

 

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị, nhưng bạn nên hiểu đơn giản quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của nhiều người trong tổ chức:

  • Quản trị là thành lập các mục tiêu, chính sách quan trọng của các tổ chức.
  • Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt động của mọi người trong một tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp các nguồn lực với nhau.
  • Quản trị là cấp cao nhất, điều hành cả một tập thể doanh nghiệp. 

 

Quản trị thường là người xử lý các khía cạnh kinh doanh, ví dụ như tài chính, giấy phép kinh doanh của tổ chức. Một nhà quản trị giỏi phải kết hợp cả hai yếu tố lãnh đạo và tầm nhìn.

 

Bản chất của quản trị là gì?

 

Bản chất chính của quản trị chính là tạo ra giá trị thặng dư. Và chức năng chính của quản trị chính là đưa ra các quyết định, giúp tìm ra phương thức phù hợp để công việc đạt hiệu quả cao nhất, giảm chi phí xuống tối thiểu nhất. 

 

Quản trị cần 3 yếu tố điều kiện cơ bản sau:

  • Chủ thể quản trị: chính là các nhân tố tạo ra các tác động quản trị, là đối tượng quản trị trực tiếp.
  • Đối tượng bị quản trị: là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chủ thể quản trị, có thể là một tổ chức, một tập thể hoặc thiết bị, máy móc. 
  • Nguồn lực: giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình quản trị.

 

Bản chất của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư

 

Các chức năng của quản trị

 

Chức năng hoạch định

 

Chức năng này giúp nhà quản trị phối hợp hoạt động với nhân viên, giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả. Hoạch định bao gồm các hoạt động:

  • Xác định rõ mục tiêu, phương hướng
  • Dự thảo chương trình hành động
  • Tạo ra các lịch trình hành động
  • Đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến, phát triển tổ chức

 

Chức năng tổ chức

 

Chức năng này yêu cầu cần có sự phân bổ và sắp xếp nguồn nhân lực sao cho hợp lý. Đồng thời, nhà quản trị còn phải sắp xếp máy móc, kinh phí cho tổ chức, doanh nghiệp. Chức năng tổ chức bao gồm:

  • Lập ra sơ đồ tổ chức mô tả nhiệm vụ của các bộ phận
  • Xây dựng tiêu chuẩn cho từng công việc

 

Chức năng lãnh đạo

 

Đây chính là tác động của nhà quản trị với cấp dưới của mình bằng các phương pháp quản lý riêng. Chức năng lãnh đạo bao gồm: 

  • Giao việc cho nhân viên, chỉ huy công việc
  • Động viên các nhân viên
  • Thiết lập quan hệ giữa nhân viên với người quản trị, quan hệ giữa nhà quản trị với các tổ chức khác

 

Chức năng lãnh đạo

 

Chức năng kiểm soát

 

Quản trị phải đảm bảo tổ chức đang vận hành đúng theo phương hướng, mục tiêu đề ra. Khi có sự cố hay sai sót gì xảy ra, quản trị cần phải đưa ra được điều chỉnh phù hợp. Quản trị giúp tạo ra  một hệ thống, quy trình phối hợp ăn ý để tối đa hóa năng suất, cải thiện chất lượng lao động.

 

Phân biệt quản trị và quản lý

 

Quản trị và quản lý đều nói về công việc của người lãnh đạo khi vận hành một tổ chức nào đó. Quản trị và quản lý nghe qua thì có vẻ giống nhau, như thực tế hai chức năng trên đều có sự khác biệt và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp.

 

Quản trị là toàn bộ quá trình đưa các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu, là các hoạt động của lãnh đạo cấp cao. Quản lý là tiếp nhận, thực hành điều phối để hướng tới mục tiêu của quản trị.

 

Sự khác nhau giữa quản trị và quản lý được thể hiện ở những điểm:  

 

Phương diện so sánh

Nhà quản trị

Nhà quản lý

Trách nhiệm

Cần có tầm nhìn, có khả năng động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình.

Cần có khả năng tổ chức, phẩm chất kiên định, linh hoạt và làm việc hiệu quả.

Mục tiêu

Quản trị cần đặt ra chiến lược.

Quản lý chú trọng đến chiến thuật và phương án.

Phạm vi

Xem xét thứ gì được cho phép và thứ gì không.

Làm mọi việc được cho phép một cách tối ưu nhất.

Đối tượng

Con người

Công việc

Bản chất

Quản trị là đưa ra quyết định, thành lập mục tiêu, chính sách cho tổ chức.

Quản lý là thực hành các chính sách đã được quyết định bởi nhà quản trị.

Quá trình

Quản trị quyết định trả lời cho câu hỏi Cái gì? Bao giờ?

Quản lý quyết định Ai? Như thế nào?

Cấp bậc

Quản trị là cấp cao nhất

Quản lý là cấp trung

Chức năng

Chức năng tư duy, các kế hoạch và chính sách đều được quyết định dựa theo tư duy của nhà quản trị. Và chức năng quan trọng nhất của quản trị chính là lập kế hoạch.

Chức năng thi hành, người quản lý hoàn thành công việc của mình dưới sự giám sát nhất định của quản trị. Chức năng quan trọng nhất của quản lý chính là thúc đẩy và kiểm soát nhân viên.

Tổ chức

Quản trị thường thấy ở các cơ quan chính phủ, tôn giáo, quân sự, giáo dục, doanh nghiệp.

Quản lý thường thấy ở các doanh nghiệp nhiều hơn.

Mức độ ảnh hưởng

Quản trị đưa ra quyết định bị ảnh hưởng bởi cộng đồng, chính phủ, phong tục…

Các quyết định của quản lý đưa ra bị ảnh hưởng bởi quyết định, quan điểm của chính nhà quản lý.

 

 

Nói tóm lại, quản trị là đưa ra các quyết định quan trọng của toàn bộ doanh nghiệp, trong khi đó quản lý đưa ra các quyết định ở mức giới hạn công việc do người quản trị thiết lập. Đối với sự phát triển của mọi tổ chức, cộng đồng hay cả một quốc gia thì quản trị đều mang vai trò quan trọng.

 

Quản trị với doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

 

Đối với doanh nghiệp, quản trị là một chức năng vô cùng quan trọng. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp lớn. Ngược lại, quản trị không tốt sẽ mang lại những hiệu quả xấu, thậm chí có thể gây phá sản.

 

Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Đồng thời,quản trị doanh nghiệp cũng bao gồm mối quan hệ nhiều bên, không chỉ là nội bộ công ty (cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành, …) mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty (các cơ quan nhà nước, đối tác kinh doanh, xã hội…)

 

Quản trị tốt mang lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp

 

Chính vì vậy, quản trị doanh nghiệp là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, nhằm tập trung vào sự phát triển dài hạn của công ty.

 

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khối doanh nghiệp về cả số lượng lẫn quy mô, đặc biệt là sự hình thành các công ty lớn ở Việt Nam hiện nay, quản trị doanh nghiệp là công cụ hữu ích giúp phân tách vấn đề sở hữu và quản lý, đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp luật về doanh nghiệp.

Từ khóa » Người Quản Trị Là Gì