Định Ngữ Là Gì Trong Tiếng Việt ? Ví Dụ Minh Họa ? Phân Loại Và Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Định ngữ là gì ? Định ngữ trong tiếng việt là gì ? Có những loại định ngữ nào ? Hãy cùng chúng tôi lần lượt tìm lời giải đáp cho câu hỏi dưới bài viết này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
- Chủ ngữ là gì ? Cho ví dụ minh họa ? Bài tập ? Tiếng Việt lớp 4
- Vị ngữ là gì ? Cho ví dụ minh họa ? Cách xác định vị ngữ ? Tiếng Việt lớp 4, lớp 5
Định ngữ là gì ? Định ngữ trong tiếng việt là gì ?
Tóm tắt nội dung
- 1 Định ngữ là gì ? Định ngữ trong tiếng việt là gì ?
- 2 Phân loại định ngữ trong tiếng việt
- 2.1 1. Định ngữ chỉ lượng
- 2.2 2. Định ngữ chỉ loại
- 2.3 3. Định ngữ miêu tả
- 2.4 4. Định ngữ chỉ xuất
– Khái niệm
Định ngữ là thành phần phụ trong câu, được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ. Định ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
– Ví dụ minh họa:
+) Ví dụ 1: Chị tôi có mái tóc đen.
==> Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”
+) Ví dụ 2: Chị tôi có mái tóc đen mượt mà.
==> Đen mượt mà là định ngữ, đen mượt mà là ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”
+) Ví dụ 3: Quyển sách mẹ tặng rất hay.
==> Mẹ tặng là định ngữ, mẹ – tặng là cụm Chủ ngữ – Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”
Phân loại định ngữ trong tiếng việt
1. Định ngữ chỉ lượng
Định ngữ chỉ lượng được tạo thành từ số từ, đại từ chỉ định, phụ từ.
– Ví dụ: Mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự.
2. Định ngữ chỉ loại
Định ngữ chỉ loại do danh từ vật thể (danh từ trung tâm có định ngữ là một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên hay quy ước) tạo thành. Định ngữ chỉ loại kết hợp chặt chẽ với danh từ trung tâm, biểu thị sự vật được nêu trong câu.
– Ví dụ: Những cây hoa hồng tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.
3. Định ngữ miêu tả
Là định ngữ đứng sau danh từ trung tâm hoặc sau danh từ trung tâm và định ngữ chỉ loại. Các định ngữ này được dùng để chỉ các đặc điểm riêng của vật quy chiếu nêu ở cụm danh từ.
Định ngữ miêu tả do từ, cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập hay cụm chủ vị và các cấu trúc ngữ pháp tương đương tạo thành. Định ngữ miêu tả kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp (với danh từ trung tâm) bằng quan hệ từ.
– Ví dụ: Những người chủ vườn tốt bụng và hào phóng thấy thế chỉ cười, ánh mắt thích thú nhìn khách.
4. Định ngữ chỉ xuất
Đứng ở cuối cụm danh từ, kết thúc cụm danh từ. Định ngữ chỉ xuất thường do đại từ chỉ định hoặc danh từ riêng tạo thành. Một số định ngữ miêu tả cũng có thể có tác dụng chỉ xuất sự vật do danh từ trung tâm biểu thị.
– Ví dụ: Những em bé Hmông mắt một mí đang chơi đùa trước cửa hàng mậu dịch.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết Định ngữ là gì ? Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !
Người xem: 276Từ khóa » Ví Dụ Tính Từ Làm định Ngữ
-
Định Ngữ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Định Ngữ Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Định Ngữ Là Gì? Khái Niệm Phân Loại Và Bài Tập Về định Ngữ - Colearn
-
ĐỊNH NGỮ Trong Tiếng Trung: Thứ Tự Và Cách Sắp Xếp
-
3 Loại định Ngữ Trong Tiếng Trung - Cách Phân Biệt & Sử Dụng
-
Định Ngữ – Bổ Ngữ – Trạng Ngữ | Quả Thông
-
Định Ngữ Là Gì?
-
ĐỊNH NGỮ TRONG TIẾNG HÀN LÀ CHUYỆN NHỎ!
-
Định Ngữ Và Trợ Từ Kết Cấu 的 - Ngữ Pháp Tiếng Trung Cơ Bản
-
Định Ngữ Trong Tiếng Trung: Trợ Từ 的 Và Thứ Tự định Ngữ
-
Ngữ Pháp Định Ngữ Trong Tiếng Hàn - Trung Tâm Tiếng Hàn Monday
-
Xác định Bổ Ngữ, định Ngữ, Trạng Ngữ Trong Câu Văn - Tiếng Việt Lớp 5
-
Định Ngữ Trong Tiếng Hàn - Ngữ Pháp Phải Nắm Vững - Zila Academy
-
[Định Ngữ Trong Tiếng Hàn] A-(으)ㄴ Định Ngữ Dùng Với Tính Từ, V-(으 ...