Định Thời Xupáp động Cơ đốt Trong - Tài Liệu Cơ Khí

Tài liệu cơ khí ads
  • Home
    • Đồ án ô tô
    Home Động cơ ô tô Định thời xupáp động cơ đốt trong Định thời xupáp động cơ đốt trong Động cơ ô tô Sự định thời là thời điểm đóng, mở của xupáp nạp và xupáp xả được thể hiện theo góc quay của trục khuỷu, và được gọi là “sơ đồ định thời xupáp”. sơ đồ định thời xupáp Các xupáp lần lượt đóng, mở không phải tại TDC (Điểm Chết Trên) và BCD (Điểm Chết Dưới). Thực ra, xupáp nạp mở ngay trước TDC và đóng sau BCD, còn xupáp xả thì mở trước BCD và đóng ngay sau TDC. Việc định thời van như trên nhằm làm tăng hiệu quả nạp và xả khí nhờ quán tính; vì thế xupáp được định thời đóng, mở sớm hơn và muộn hơn so với vị trí của píttông. Gần đây, trong một số động cơ, việc định thời cho xupáp có thể thay đổi được, ví dụ VVT-i (Hệ thống định thời xupáp biến thiên thông minh), và những cơ chế không những chỉ kiểm soát định thời xupáp mà còn kiểm soát cả khoảng nâng xupáp, như VVTL-i (Hệ thống định thời biến thiên và nâng xupáp thông minh). Độ ổn định của chế độ chạy không tải, cải thiện công suất phát ra, hoặc hiệu quả của sự lặp về định thời xupáp đã được tận dụng bằng cách tạo ra được khả năng thay đổi định thời xupáp. Thời gian lặp của xupáp Từ cuối kỳ xả đến đầu kỳ nạp có một thời điểm mà cả hai xupáp xả và xupáp nạp đều mở. Quãng thời gian này được gọi là thời gian lặp. Nhìn chung, thời gian lặp dài thì hiệu quả làm việc của động cơ ở tốc đọ cao sẽ tốt hơn, nhưng lại làm cho chế độ chạy không tải kém ổn định. CHÚ Ý: Thời điểm đóng mở tối ưu của xupáp được xác định trước cho mỗi kiểu động cơ. Nếu thời điểm được ấn định không đúng, động cơ sẽ chạy ở chế độ không tải không ổn định, hoặc sẽ giảm công suất phát. Nếu đai cam bị hỏng hoặc đứt, trục cam sẽ ngừng quay, và píttông có thể chạm vào xupáp. Khi đó, pittông, xupáp, con đội xupáp... có thể bị phá hỏng. Vì thế, đối với động cơ có dây đai cam thì đai này phải thay mới sau mỗi khi xe chạy được 100,000 hoặc 150.000 km. Tuy nhiên, trong một số động cơ thì ngay cả khi dây đai cam bị đứt thì đỉnh píttông cũng không tiếp xúc với xupáp vì píttông có cấu tạo đặc biệt. Đối với loại động cơ này, chỉ thay thế đai cam khi nó bị đứt và không đưa nó vào hạng mục bảo dưỡng định kỳ. GỢI Ý: Các xích cam “không cần phải bảo dưỡng”, nghĩa là nó không cần được thay thế theo định kỳ Chia sẻ: Facebook Twitter Whatsapp Whatsapp Pinterest Linkedin Động cơ ô tô

    No comments:

    Subscribe to: Post Comments ( Atom )

    Phổ biến

    • Nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý bơm cao áp tập trung PE Diesel
    • Đồ án tính toán thiết kế hệ phống phanh khí nén xe tải
    • Đồ án khảo sát hệ thống điện thân xe FORD FOCUS
    • Bài tập hệ bánh răng nguyên lý máy có đáp án

    Ngẫu nhiên

    randomposts

    Bình luận

    recentcomments

    Facebook

    page/http://facebook.com/tailieucokhi.net

    Danh mục

    Cơ khí chế tạo (15) Cơ khí đại cương (8) Cơ khí động lực (80) Điện cơ bản (1) Đồ án cơ khí (66) Động cơ ô tô (37) Gầm ô tô (24) Khoa học công nghệ (4) Tài liệu cơ khí (11) Tài liệu ô tô (8) Copyrighted ©2017 TAILIEUCOKHI.NET | By TUẤN NGUYỄN Powered by Blogger.

    Từ khóa » Cách Xác định Xupap Nạp Và Xả