Đồ án điều Chỉnh Quy Hoạch Chi Tiết Tỷ Lệ 1/2000 Quận Lê Chân ...
Có thể bạn quan tâm
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 1931/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và ban hành Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân đến năm 2025.
Phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân đến năm 2025 với các nội dung chính như sau:
I. TÊN ĐỒ ÁN QUY HOẠCH:
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân đến năm 2025.
II. VỊ TRÍ, PHẠM VI RANH GIỚI QUY HOẠCH:
. Vị trí: Quận Lê Chân nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, phía Bắc giáp quận Hồng Bàng, phía Nam giáp quận Dương Kinh, phía Đông giáp quận Ngô Quyền, phía Tây giáp quận Kiến An, huyện An Dương.
. Phạm vi ranh giới: Bao gồm toàn bộ phạm vi ranh giới hành chính quận Lê Chân với 15 phường là Cát Dài, An Biên, Lam Sơn, An Dương, Trần Nguyên Hãn, Hồ Nam, Dư Hàng, Trại Cau, Hàng Kênh, Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá, Dư Hàng Kênh, Đông Hải, Vĩnh Niệm, Kênh Dương.
III. QUY MÔ DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ QUY HOẠCH:
. Quy mô diện tích: 1.270 ha.
. Quy mô dân số: Tổng dân số hiện có: 200.700 người; Tổng dân số dự báo theo quy hoạch đến năm 2025: 223.000 người.
IV. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG QUY HOẠCH:
. Là khu đô thị loại 1, Trung tâm hành chính chính trị cấp quận.
. Là khu vực có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng.
. Khu đô thị: Đô thị cũ, đô thị mới hiện đại, đô thị sinh thái.
. Trung tâm hành chính chính trị, y tế, thương mại, du lịch và dịch vụ của thành phố và quận.
. Trung tâm giáo dục cấp vùng.
V. NỘI DUNG QUY HOẠCH:
1. Cấu trúc đô thị:
Quận Lê Chân được chia thành các khu chức năng chính như sau:
. Khu đô thị cũ: Nằm phía Bắc đường Nguyễn Văn Linh.
. Khu đô thị mới: Nằm phía Nam đường Nguyễn Văn Linh và phần lớn diện tích nằm trong phạm vi khu đô thị mới Hồ Sen-cầu Rào 2 và khu dân cư Quán Nam.
. Khu trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa… được bố trí tại nút giao giữa được Nguyễn Văn Linh và đường Hồ Sen-cầu Rào 2.
. Khu trung tâm dịch vụ thương mại nằm dọc theo trục đường Hồ Sen-cầu Rào 2.
. Khu trung tâm cây xanh, cảnh quan mặt nước nằm ven sông Lạch Tray, tập trung chủ yếu tại khu vực phường Vĩnh Niệm.
2. Quy hoạch sử dụng đất:
3. Quy hoạch đất dân dụng:
. Đất ở:
+ Khu đô thị cũ: Cải tạo chỉnh trang các khu ở cũ, nâng cao chất lượng sống cho người dân (mở các ngõ hiện trạng, tăng cường cây xanh sân chơi, đấu nối hệ thống hạ tầng…).
+ Các khu đô thị mới: Hình thành các khu ở mới; xây dựng các khu chung cư tái định cư; tạo kiến trúc, cảnh quan và điểm nhấn các trục đường.
. Công cộng:
+ Hành chính: Chuyển Trung tâm hành chính-chính trị quận về phía Nam đường bao Nguyễn Văn Linh nằm tiếp giáp với trục đường Hồ Sen-cầu Rào 2, chuyển đổi chức năng trung tâm hành chính cũ sang đất dịch vụ công cộng.
+ Y tế: Dự kiến bố trí Trung tâm y tế quận về khu vực phường Vĩnh Niệm.
+ Giáo dục: Xây dựng trường dạy nghề phía sau Trung tâm hành chính quận, bổ sung thêm diện tích trường cấp 3 Lê Chân và các công trình nhà trẻ, mẫu giáo.
+ Dịch vụ: Bố trí ở các trục đường Hồ Sen-cầu Rào 2, đường bao Nguyễn Văn Linh, đường Trục chính đô thị (World Bank).
. Cây xanh: Bố trí cây xanh kết hợp với mặt nước tạo không gian cây xanh mặt nước hài hòa với cảnh quan đô thị. Quy hoạch mới hồ điều hòa Đôn Nghĩa, quy hoạch cảnh quan hai bên sông Lạch Tray, cây xanh phân bố đều trong các khu ở, cây xanh kết hợp với các điểm vui chơi giải trí, thể dục thể thao…
4. Quy hoạch hệ thống ngoài dân dụng: Chuyển đổi chức năng đất công nghiệp sang đất dân dụng, trong đó ưu tiên bố trí các công trình hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, chợ…) tại các khu vực có tỷ lệ đất công cộng khu ở thấp. Bao gồm: Mặt bằng của Công ty Da giầy Hải Phòng, Hợp tác xã Toàn Thắng, Công ty Bao Bì HP, các Xí nghiệp sản xuất tại Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm.
5. Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:
. Kiến trúc cao tầng (dịch vụ thương mại, nhà ở cao tầng): bố trí dọc trục Hồ Sen-Cầu Rào 2, đường bao Nguyễn Văn Linh, đường World Bank có tầng cao từ 9-25 tầng.
. Kiến trúc thấp tầng:
+ Dân cư phát triển mới: Kiến trúc hiện đại.
+ Dân cư cũ: Chỉnh trang, cải tạo, mở rộng các ngõ xóm để đảm bảo giao thông, phòng cháy chữa cháy…
. Cây xanh:
+ Cây xanh dọc theo các trục giao thông chính.
+ Cây xanh cách ly khu nghĩa trang, khu kỹ thuật đầu mối, cây xanh phòng hộ đê sông Lạch Tray.
. Không gian mở hướng ra sông Lạch Tray.
6. Thiết kế đô thị:
6.1. Khoảng lùi của các công trình:
. Khoảng lùi xây dựng công trình tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng hiện hành.
. Các khu vực có tính chất đặc biệt được quy định cụ thể trong các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thiết kế đô thị riêng.
6.2. Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm:
a) Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm:
. Khu vực trung tâm của quận Lê Chân được xác định là khu vực trung tâm hành chính chính trị mới của quận tại giao lộ giữa đường Nguyễn Văn Linh và đường Hồ Sen-cầu Rào 2.
. Khu vực trung tâm là khu vực xây dựng mới, được thiết kế đồng bộ và hài hòa với cảnh quan kiến trúc của Khu đô thị mới Hồ Sen-cầu Rào 2.
. Các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, chiều cao công trình và tỷ lệ cây xanh được quy định cụ thể trong bản vẽ thiết kế đô thị.
b) Cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính:
. Các trục đường chính trong khu vực được xác định là: Trục đường Hồ Sen-Cầu Rào 2, đường Nguyễn Văn Linh, đường Trục chính đô thị (World Bank), đường Nguyễn Đức Cảnh, đường Lạch Tray, đường Trần Nguyên Hãn.
. Các công trình được bố trí trên tuyến đường này chủ yếu là các công trình đa chức năng, hợp khối, hình thức kiến trúc hiện đại.
. Cây xanh hai bên đường được bố trí là loại cây xanh mang đặc trưng của Hải Phòng, chủ yếu là phượng, bằng lăng, muồng, điệp tạo bóng mát, cảnh quan cho các tuyến đường.
. Khu vực dọc sông Lạch Tray tổ chức hình thức siêu đê, tạo các không gian xanh dọc theo bờ sông. Các cầu qua sông được thiết kế với kết cấu nhẹ nhàng, khuyến khích sử dụng hình thức cầu dây treo kết hợp chiếu sáng nghệ thuật.
c) Các khu vực không gian mở:
. Các khu vực không gian mở được bố trí ven sông Lạch Tray, xung quanh hồ Đôn Nghĩa là các khu cây xanh mặt nước, quảng trường kết hợp với các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí.
. Các khu vực này bố trí một số công trình dịch vụ và thể dục thể thao thấp tầng với mật độ thấp, tạo các không gian thoáng đãng cải thiện điều kiện môi trường toàn quận.
d) Các công trình điểm nhấn:
. Tại khu vực các nút giao thông chính bố trí các công trình hợp khối, đa chức năng tạo điểm nhấn cảnh quan đô thị.
. Các công trình điểm nhấn của quận Lê Chân được xác định là các công trình cao tầng dọc theo trục đường Hồ Sen-cầu Rào 2.
. Các công trình này được thiết kế hợp khối, cao tầng, ngôn ngữ kiến trúc hiện đại và có khoảng lùi lớn kết hợp khu vực không gian mở ven sông tạo một hình bóng đô thị văn minh, hiện đại.
e) Các khu vực ô phố:
* Cải tạo chỉnh trang vùng đô thị cũ:
. Nhà ở:
+ Cải tạo chỉnh trang các khu nhà ở chung cư cũ (Lâm Tường, An Dương, Cột Đèn, Đồng Bún…) giải tỏa các công trình lấn chiếm để xây dựng các vườn hoa, cây xanh sân chơi, cải tạo các khu nhà đảm bảo kiến trúc cảnh quan khu vực tạo bộ mặt đô thị.
+ Các khu nhà ở xây dựng dọc theo các tuyến phố cũ (Tô Hiệu, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Đức Cảnh, Lạch Tray, Tôn Đức Thắng …): Quy định tầng cao xây dựng, chỉ giới xây dựng, mầu sắc và hình thức kiến trúc phù hợp với cảnh quan chung toàn khu vực.
+ Khu ở kết hợp thương mại-dịch vụ: Xây mới, đảm bảo các quy định chung về quy hoạch xây dựng.
. Công trình công cộng:
Cải tạo chỉnh trang các công trình đã xuống cấp, bổ sung xây mới các công trình tiện ích công cộng: Trường học, nhà trẻ, các trạm y tế, chợ dân sinh (tận dụng quỹ đất trống, các khu nhà ở lấn chiếm xây dựng mật độ thấp, quỹ đất khi chuyển đổi chức năng các xí nghiệp sản xuất trên địa bàn quận). Các công trình giáo dục khi xây dựng mới phải đảm bảo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Các công trình công cộng khác khi xây dựng phải tuân theo các quy định chung về quy hoạch cải tạo các khu vực cũ trong đô thị (tối thiểu đạt 50% so với chỉ tiêu sử dụng đất tương ứng của các khu vực xây dựng mới).
. Cây xanh:
+ Bổ sung đất cây xanh trong các khu ở cũ để tạo sân chơi không gian trống (tận dụng quỹ đất khi xây dựng các khu chung cư cao tầng, và quỹ đất khi chuyển đổi chức năng các xí nghiệp sản xuất).
+ Xây dựng cây xanh vườn hoa tại các điểm cửa ngõ của thành phố: Chân cầu An Dương, An Đồng, cầu Quay, cầu Niệm, trồng các loại cây có mầu sắc đẹp tạo không gian ấn tượng cho khu vực cửa ngõ.
+ Cây xanh kết hợp với hệ thống kênh, mương, sông, hồ tạo không gian đặc trưng của một thành phố ven biển.
. Trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật đô thị: Họng cứu hỏa, biển báo, biển quản cáo, công trình kiến trúc nhỏ, bồn hoa… phải được nghiên cứu thiết kế bổ sung, đảm bảo yêu cầu sử dụng đô thị văn minh hiện đại.
* Khu vực đô thị mới:
. Xây dựng khu vực đô thị mới Hồ Sen-cầu Rào 2 theo hướng văn minh hiện đại, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
. Việc xây dựng phải đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị khu đô thị đã được phê duyệt.
7. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
7.1. Quy hoạch giao thông:
a) Giao thông đối ngoại:
. Giao thông đường thủy:
Nâng cấp, cải tạo, nạo vét độ sâu luồng sông đào Hạ Lý, sông Lạch Tray.
. Giao thông đường sắt:
Đường sắt quốc gia: Nâng cấp đường sắt quốc gia thành đường đôi, khổ 1.435mm, lộ giới 10,5m, đoạn đường sắt đi qua địa bàn quận Lê Chân được đi trên cao để đảm bảo giao thông đô thị.
b) Giao thông đối nội:
. Đường Nguyễn Văn Linh: Chiều dài L = 4.000m; lộ giới 54,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy chính : 2 x 11,25m = 22,5m.
+ Dải phân cách ở giữa : 2,5m.
+ Đường gom khu vực : 2 x 6,0m = 12,0m.
+ Dải phân cách cho làn chính và làn khu vực: 2 x 1,5m = 3,0m.
+ Vỉa hè hai bên : 2 x 7,0m = 14,0m.
. Đường trục chính đô thị (World Bank): Chiều dài qua quận L = 2.880m; lộ giới 50,5m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 2 x 11,25m = 22,5m.
+ Dải phân cách ở giữa: 2,0m.
+ Đường gom khu vực: 2 x 6,0m = 12,0m.
+ Dải phân cách cho làn chính và làn khu vực: 2 x 1,0m = 2,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 6,0m = 12,0m.
. Đường Hồ Sen-cầu Rào 2:
Đã hoàn thiện đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Rào 2; lộ giới 46,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 2 x 11,5m = 23,0m.
+ Dải phân cách: 3,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 10,0m = 20,0m.
Triển khai nghiên cứu quy hoạch và xây dựng giai đoạn 2, dự kiến như sau:
Đoạn 1: Từ đường Nguyễn Văn Linh đến tuyến đường nối Quán Mau-Hồ Sen Cầu Rào 2 với chiều dài L = 472m, giữ nguyên quy mô và lộ giới 46,0m.
Đoạn 2: Từ tuyến đường nối Quán Mau-Hồ Sen cầu Rào 2 đến tuyến đường nối Cầu Quay-Lạch Tray với chiều dài L = 666m; lộ giới 36,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 2 x 11,5m = 23,0m.
+ Dải phân cách: 3,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0m = 10,0m.
Đoạn 3 : Từ tuyến đường nối cầu Quay-Lạch Tray đến Tô Hiệu với chiều dài L = 700m; lộ giới 32,5m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 2 x 11,25 = 22,50m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0m = 10,0m.
. Đường Cầu Quay-Lạch Tray: Chiều dài tuyến qua Quận khoảng L = 3.200m, được chia hai đoạn:
Đoạn 1: Lạch Tray-Trần Nguyên Hãn, chiều dài khoảng L = 2.185m; lộ giới 36,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 2 x 11,5m = 23,0m.
+ Dải phân cách ở giữa: 3,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0m = 10,0m.
Đoạn 2: Trần Nguyên Hãn-cầu Quay, chiều dài khoảng L = 1.015m; lộ giới 25,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 15,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0m = 10,0m.
. Quy hoạch tuyến đường kết nối với quận Kiến An với khu vực trung tâm, điểm đầu từ cầu Đồng Hòa cắt qua đường Nguyễn Văn Linh, một đoạn trùng với đường mương An Kim Hải, điểm cuối giao với đường cầu Quay-Lạch Tray, được chia làm hai đoạn.
Đoạn 1: Từ cầu Đồng Hòa đến Nguyễn Văn Linh với; chiều dài L = 828,4m; lộ giới 36,0m ; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 2 x 7,5m = 15,0m.
+ Dải phân cách giữa: 5,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 8,0m = 16,0m.
Đoạn 2: Từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường cầu Quay-Lạch Tray với chiều dài L = 879,1m ; lộ giới 25,0; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 15,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0 = 10,0m.
. Tuyến đường kết nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Lạch Tray: Chiều dài của tuyến khoảng L = 2.800m ; lộ giới 25,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 15,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0 = 10,0m.
. Tuyến đường Nguyễn Văn Linh đến hồ điều hòa Đôn Nghĩa; tuyến từ đường Nguyễn Văn Linh đến trạm xử lý Vĩnh Niệm; lộ giới 30,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 2 x 7,5m = 15,0m.
+ Dải phân cách giữa: 5,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0m = 10,0m.
. Đường Quán Nam: Chiều dài khoảng L = 1.090m; lộ giới 25,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 15,0m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0 = 10,0m.
. Đường từ cống Luồn đến đường Nguyễn Văn Linh; lộ giới 18,0m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 7,5m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,25 = 10,5m.
. Đường ven sông Lạch Tray: chiều dài khoảng L = 5.070m; lộ giới 32,5m; trong đó:
+ Lòng đường xe chạy: 2 x 10,5m = 21,0m.
+ Dải phân cách giữa: 1,5m.
+ Vỉa hè hai bên: 2 x 5,0m = 10,0m.
. Mở rộng ngõ số 89 đường Hàng Kênh đạt lộ giới 13,5m (lòng đường 7,5m; hè đường hai bên 2x3m = 6,0m).
c) Quy hoạch các công trình vượt sông:
. Công trình vượt sông đào Hạ Lý:
+ Nâng cấp cải tạo cầu Quay (cầu đường sắt), cầu An Dương, cầu An Đồng.
+ Quy hoạch cầu Quay phía thượng lưu.
. Công trình vượt sông Lạch Tray:
+ Nâng cấp cải tạo cầu Niệm, hoàn thiện xây dựng cầu Rào 2, xây dựng mới cầu Niệm 2, quy hoạch cầu Đồng Hòa.
d) Các nút giao thông:
. Cải tạo mở rộng nút giao thông chợ Cột Đèn, ngã tư An Dương, nút ngã ba chợ Đôn Niệm, nút ngã ba đường Hàng Kênh với đường Tô Hiệu,…
. Cải tạo nút đầu cầu Quay.
. Xây dựng mới nút đầu cầu Niệm 2, nút giao đường Tôn Đức Thắng và đường Trần Nguyên Hãn với đường cầu Quay-Lạch Tray, nút giao đường Hồ Sen-Cầu Rào 2 với đường Tô Hiệu.
. Xây dựng mới nút giao đường Nguyễn Vãn Linh với đường Hồ Sen-cầu Rào 2, nút giao đường Hồ Sen-cầu Rào 2 với đường trục chính đô thị (đường WB), nút giao đường trục chính của phường Vĩnh Niệm và đường trục chính đô thị (đường WB),…
e) Bãi đỗ xe ô tô:
. Trên toàn địa bàn quận Lê Chân bố trí 15 điểm đỗ xe với tổng diện tích khoảng 82.065m².
. Ngoài quy hoạch các bãi đỗ xe ngoài trời, khuyến khích các dự án xây dựng các công trình ngầm để xe hoặc các ga ra ô tô cao tầng trong khu vực đô thị cũ và khu vực quy hoạch mới.
7.2. Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng:
a) Mạng lưới giao thông công cộng bằng xe ôtô buýt:
. Cải tạo, nâng cấp 08 tuyến xe buýt hiện có.
. Quy hoạch thêm 06 tuyến mới đi qua địa bàn quận Lê Chân:
+ Tuyến vòng tròn nội đô II (Cổng Cảng chính-Nguyễn Đức Cảnh-Trần Nguyên Hãn-Miếu Hai Xã-Chợ Hàng-Đình Đông-An Đà-Cổng Cảng chính).
+ Tuyến vòng tròn nội đô III (Bến xe cầu Rào-Lạch Tray-Trần Nguyên Hãn-Nguyễn Văn Linh-Thiên Lôi-Bến xe cầu Rào).
+ Tuyến trung tâm thành phố, Hồ Sen-cầu Rào 2, trục đường WB, cầu hồ Đôn Nghĩa, Đồ Sơn.
+ Tuyến ga Hùng Vương-Đường nối (Cầu Quay-Trần Nguyên Hãn)-Đường cống Luồn-Trục đường 36m của Quận-sông Lạch Tray-quận Kiến An.
+ Tuyến từ phường Quán Toan, quận Hồng Bàng-Tượng đài Liệt sĩ thành phố-bến xe cầu Rào.
+ Tuyến Khu công nghiệp An Dương-thị trấn An Dương-quận Lê Chân-quận Hải An-Công viên Hồ Đông.
b) Đường sắt đô thị:
Đường sắt đô thị: Qua khu vực quận Lê Chân có 02 tuyến đường sắt đô thị (đi ngầm).
.Tuyến số 01: Điểm đầu là Ga Trung tâm tại ngã sáu Máy Tơ, điểm cuối là Sân bay Tiên Lãng, đoạn qua địa bàn quận chạy ngầm dưới lòng đường Lê Lợi, Tô Hiệu, Trần Nguyên Hãn, chiều dài khoảng L = 2.900m.
. Tuyến số 02: Điểm đầu là Công viên Hồ Đông, điểm cuối là Khu công nghiệp An Dương, đoạn qua địa bàn quận chạy ngầm dưới lòng đường trục chính đô thị (đường 50,5m), chiều dài khoảng L = 2.800m.
. Các ga đường sắt đô thị được bố trí ngầm dưới lòng đường, khoảng cách giữa các ga đường sắt đô thị từ 800m đến 1.000m.
7.3. Chuẩn bị kỹ thuật xây dựng:
a) Cốt nền xây dựng (cao độ Hải đồ):
. Khu vực dân cư hiện có sẽ.dần nâng cao độ nền đạt ≥ +4,2m.
. Khu vực xây dựng mới cao độ nền +4,2m ÷ +4,5m.
b) Thoát nước mưa:
* Hình thức thoát nước:
. Thoát gián tiếp qua hệ thống kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm cưỡng bức, cống ngăn triều;
. Công trình đầu mối:
+ Trạm bơm nước mưa Vĩnh Niệm được giữ lại và cải tạo, nâng cấp;
+ Xây dựng mới trạm bơm tại cuối kênh Ba Tổng, công suất Q≈9m³/s;
+ Xây dựng mới trạm bơm tại hồ điều hòa Đôn Nghĩa, công suất Q≈9m³/s.
* Phương án thoát nước:
. Đối với hệ thống thoát nước trong khu vực dân cư hiện có: Sử dụng mạng lưới cống chung, cải tạo thay thế các tuyến cống nhỏ, lắp đặt mới tuyến cống theo các đường mới, khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát nước cho khu vực.
. Đối với khu vực xây dựng mới: mạng lưới cống thoát nước mưa sẽ được tách riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước bẩn.
* Phân lưu vực thoát nước: Địa bàn quận được chia làm 03 lưu vực thoát nước:
. Lưu vực 1: Từ đường Tô Hiệu đến hồ Tam Bạc.
+ Hướng thoát nước ra sông Tam Bạc.
+ Xây dựng mới tuyến cống thoát nước D500mm theo tuyến đường gom hai bên đường sắt.
. Lưu vực 2: Giới hạn bởi đường Tô Hiệu và đường Nguyễn Vãn Linh.
+ Hình thức thoát nước gián tiếp qua hồ điều hòa Dư Hàng, Lâm Tường và kênh Tây Nam, cống hộp An Kim Hải sau đó thoát nước ra sông đào Hạ Lý và sông Lạch Tray qua cống Luồn và cống Vĩnh Niệm;
+ Đối với khu vực xây dựng mới, hệ thống thoát nước mặt là riêng hoàn toàn, cống thoát nước có kích thước từ D500 ÷ D1200mm;
. Lưu vực 3 (khu vực đô thị cũ và đô thị mới xen lẫn): từ đường Nguyễn Văn Linh đến sông Lạch Tray.
+ Hướng thoát nước về 04 điểm tập trung nước mặt chính bao gồm: kênh Tây Nam; kênh An Kim Hải; hồ Đôn Nghĩa; kênh Ba Tổng.
+ Giải pháp thoát nước mặt:
Mạng lưới cống thoát nước mưa sẽ được tách riêng hoàn toàn, sử dụng cống có kích thước từ D500 ÷ D2000mm;
Xây dựng hồ điều hòa Đôn Nghĩa, diện tích F = 20,35ha;
Xây kè mái và làm đường quản lý kênh Ba Tổng và trạm bơm nước mưa Ba Tổng;
Xây dựng các tuyến cống nối kênh An Kim Hải với kênh Ba Tổng theo đường Trại Lẻ; cống hộp nối kênh Ba Tổng với hồ điều hòa Đôn Nghĩa theo đường Thiên Lôi và đường quy hoạch mới với kích thước BxH = 2x(3,0 x 2,0)m;
* Hệ thống đê sông:
. Tuyến đê sông Lạch Tray, đoạn qua địa bàn quận Lê Chân từ cầu An Đồng đến cầu Rào sẽ được nắn chỉnh về phía sông (theo Dự án đầu tư xây dựng công trình Kiên cố hóa và điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đê tả sông Lạch Tray từ cầu An Đồng đến cầu Rào).
. Cao độ đỉnh đê từ +6,5m ÷ +7,0m (cao độ Hải đồ).
7.4. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
a) Thoát nước thải:
. Đối với khu vực đô thị cũ: Xây dựng hệ thống cống bao, trạm bơm thu gom nước thải dẫn về khu xử lý tập trung Vĩnh Niệm (theo Dự án Hợp phần thoát nước mưa nước thải và Quản lý chất thải rắn Hải Phòng).
. Đối với khu vực xây mới: Xây dựng mạng lưới cống thu gom nước thải riêng hoàn toàn. Sử dụng đường cống thu gom nước thải kích thước từ D200mm ÷ D500mm.
. Xây dựng trạm xử lý nước thải Vĩnh Niệm (theo Dự án Hợp phần thoát nước mưa nước thải và Quản lý chất thải rắn Hải Phòng).
b) Vệ sinh môi trường:
* Rác thải sinh hoạt:
. Rác thải được phân loại tại nguồn.
. Quản lý chất thải rắn theo nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế).
. Xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn, diện tích 3.100m², vị trí gần khu vực nghĩa trang Gốc Găng.
. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn:
+ Giai đoạn đầu: Rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về khu xử lý Tràng Cát.
+ Giai đoạn sau: Rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về khu xử lý Đồng Văn hoặc Trấn Dương.
* Nghĩa trang:
. Giai đoạn đầu: Các nghĩa trang Gốc Găng, nghĩa trang Hải Ninh, nghĩa địa Vạn Long… không phát triển mở rộng, đồng thời trồng cây xanh cách ly xung quanh.
. Dần di chuyển các nghĩa trang nằm rải rác trong các khu dân cư về nghĩa trang tập trung của thành phố (Nghĩa trang Phi Liệt, huyện Thủy Nguyên).
. Giai đoạn sau: Di chuyển toàn bộ nghĩa trang về nghĩa trang tập trung thành phố.
7.5. Quy hoạch cấp nước:
. Nguồn nước: Lấy từ nhà máy nước An Dương. Công suất đến năm 2025 đạt Q=200.000m³/ngđ;
. Tổng nhu cầu dùng nước của Quận là Q= 75.000,0m³/ngđ.
. Mạng lưới đường ống cấp nước:
+ Mạng lưới cấp nước sinh hoạt kết hợp cấp nước chữa cháy.
+ Mạng lưới tuyến ống chính được tổ chức theo mạng vòng để đảm bảo cấp nước an toàn và liên tục.
+ Các đường ống phân phối vào từng công trình đơn vị được tổ chức theo sơ đồ mạng lưới cụt.
7.6. Quy hoạch cấp điện:
a) Nguồn cấp điện: Quận Lê Chân được cấp điện từ biến áp Lê Chân 110/22KV -40+63MVA kết hợp với trạm biến áp Lạch Tray 110/22KV -2X40MVA và trạm Cát Bi 110/22KV -2x40MVA.
. Phụ tải cấp cho quận 157,96MVA.
b) Trạm và lưới điện:
. Trạm điện:
+ Các trạm biến áp treo hiện có dần được thay thế bằng các trạm kiốt.
+ Các trạm biến áp phụ tải 22/0,4KV xây mới kiểu trạm kiốt hoặc trạm xây (trạm phải có tủ mạch vòng RMU).
+ Trạm biến áp đặt tại trung tâm các phụ tải hoặc kết hợp đưa vào tầng hầm của các công trình.
. Lưới điện:
+ Lưới cao thế: Giữ nguyên tuyến điện 110KV từ Đồng Hòa đi Đình Vũ và rẽ nhánh cấp cho trạm 110KV Lê Chân. Hạ ngầm tuyến điện 110KV đoạn qua khu hành chính quận Lê Chân đến trạm biến áp 110KV Lê Chân.
+ Lưới trung thế: Thống nhất lưới 22KV trên toàn quận. Hạ ngầm tất cả các đường dây nổi hiện có thành cáp ngầm. Vận hành lưới điện theo nguyến tắc mạch vòng vận hành hở.
c) Mạng chiếu sáng đường phố:
. Đối với các tuyến đường giao thông khu vực không có dải phân cách giữa, đèn đường được bố trí lắp đặt một bên với mặt cắt nhỏ hơn 11,5m và lắp đặt hai bên với mặt cắt đường lớn hơn 11,5m. Đối với các tuyến đường giao thông có dải phân cách ở giữa (>1m), đèn chiếu sáng được bố trí ở giữa dải phân cách đường và dùng loại đèn kép.
. Lưới chiếu sáng đường đô thị được cung cấp bởi một tuyến cáp riêng, nguồn điện cấp cho đèn chiếu sáng sử dụng cáp ngầm 3 pha 4 dây và được lấy từ trạm biến áp chiếu sáng kết hợp với trạm biến áp dân dụng.
7.7. Quy hoạch mạng lưới bưu chính, viễn thông:
a) Bưu chính:
. Nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng các dịch vụ sẵn có (như Tele, Fax, chuyển phát nhanh, tiết kiệm bưu điện, internet băng thông rộng, báo, bưu phẩm, tem thư…).
. Xây dựng Ngân hàng Bưu điện.
b) Viễn thông:
. Nguồn tín hiệu chính sẽ được lấy từ các tổng đài vệ tinh thông qua đường trung kế, từ đó sẽ đưa tới cho khu vực.
8. Đánh giá môi trường chiến lược: Quy định cụ thể trong hồ sơ quy hoạch được duyệt kèm theo Quyết định này.
HỒ SƠ BẢN VẼ:
1. Bản vẽ hiện trạng
2. Bản vẽ định hướng phát triển không gian
3. Bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất
4. Bản vẽ Quy hoạch giao thông
[Nội dung quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiết kế đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt]
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Lê Chân đến năm 2025.
Tài liệu đính kèm: Quy định quản lý kèm theo Quyết định số 1931/QĐ-UBND.
Tiện ích thông tin Nguồn tin haiphong.gov.vn QR Code Chúng tôi trên Mạng Xã hội Fanpage FacebookCổng tin tức Thành phố Hải PhòngQR Code Fanpage Tin khác Đối thoại trực tuyến cung cấp thông tin Chuyên đề “Mua Nhà ở xã hội: Cần có những điều kiện nào” Cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đồi, núi tại quận Đồ Sơn Bốc thăm lựa chọn vị trí tái định cư cho các hộ dân có đất thu hồi để thực hiện Dự án ĐTXD cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận Từ ngày 01/01/2025, 03 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện An Dương nhập vào quận Hồng Bàng 61 hộ dân bốc thăm nhận tái định cư Dự án khu vực ngõ 226 Lê Lai Thông báo đấu giá 114 lô đất vào mục đích làm nhà ở tại thôn Bái Ngoài, xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên
Từ khóa » Sơ đồ Cầu Rào 3
-
VỊ TRÍ XÂY DỰNG CẦU RÀO 3 VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NHỮNG ...
-
Nghiên Cứu Dự án đầu Tư Xây Dựng Tuyến đường Kết Nối Từ Cầu Rào ...
-
Hải Phòng: Cầu Rào 3 Sẽ Mở Ra Quỹ đất đô Thị Lớn Phía Đông Nam ...
-
Bản đồ Quy Hoạch Cầu Rào 3 Hải Phòng - Chia Sẻ Thông Tin Miễn Phí
-
Hải Phòng Nghiên Cứu đầu Tư Xây Dựng Cầu Rào 3
-
THP - HẢI PHÒNG: SẼ CÓ CẦU RÀO 3 QUA SÔNG LẠCH TRAY ...
-
Hải Phòng Sẽ Xây Dựng Tuyến đường Nối Từ Cầu Rào 3 đến Quận Đồ ...
-
Dự án Cầu Rào 3 ở đâu - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
Hải Phòng Sẽ Làm đường Nối Cầu Rào 3 đến Tuyến đường Bộ Ven Biển
-
Hải Phòng Nghiên Cứu Xây Dựng Tuyến đường Kết Nối Cầu Rào 3
-
03:03 27/11/2020 - Báo Hải Phòng
-
Khảo Sát đầu Tư Xây Dựng Tuyến đường Kết Nối Cầu Rào 3 đến Quận ...
-
Hải Phòng Nghiên Cứu đầu Tư Xây Dựng Cầu Rào 3 | VIBOnline