Đồ án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công Mặt đường ô Tô - Tài Liệu - Ebook

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

Tài liệu - Ebook

Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên

Đồ án Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô

Căn cứ vào tính chất công trình xây dựng mặt đường có dạng tuyến và thời gian hoàn thành các thao tác của từng tổ thi công mặt đường như trên, ta tiến hành lập tiến độ thi công tổng thể theo sơ đồ xiên (sơ đồ 2 trục).

Trong sơ đồ này, đường tiến độ thực hiện là các đoạn xiên, có điểm đầu là thời điểm khởi công (lý trình điểm đầu), điểm cuối là thời điểm hoàn thành công tác (lý trình cuối đoạn thi công).

Trình tự lập tiến độ như sau:

- Xác định thời điểm bắt đầu các thao tác, công việc.

- Xác định thời điểm kết thúc các thao tác, công việc.

- Vạch đường tiến độ công tác đầu tiên.

- Vẽ các đường di chuyển của các tổ, đội trong quá trình thi công.

- Tiếp tục vạch các đường tiến độ tiếp theo.

- Ghi biên chế tổ, đội lên đường tiến độ, nếu có thay đổi thì phải ghi rõ thời điểm, lực lượng thay đổi.

- Kiểm tra toàn bộ tiến độ hoàn thành dự án theo tiến độ thi công cho phép.

Lập các biểu đồ, bảng biểu:

Lập biểu đồ yêu cầu cung cấp nhân lực và máy móc, thiết bị theo tiến độ thi công đã lập. Căn cứ vào tiến độ thi công tổng thể và biên chế tổ - đội các dây chuyền chuyên nghiệp thi công các công tác mà ta vạch các đường dóng ngang để thành lập biểu đồ yêu cầu cung cấp nhân lực và cho từng loại máy móc.

Tiến độ thi công, biểu đồ yêu cầu cung cấp nhân lực, máy móc được thể hiện trên bản vẽ Thiết kế tổ chức thi công tổng thể 4km mặt đường.

doc97 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 19557 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênm vào lớp cấp phối đá dăm ít nhất 10 mm. Sau khi thi công xong lớp móng trên, ta tiếp tục thi công ngay lớp mặt nên không cần phải rải đá mạt 0.5 x 1.0 cm, chỉ tiến hành rải và lu lèn đá mạt với định lượng 10 ± 1 lít/m2 khi có yêu cầu thông xe tạm thời trên lớp móng trên. 6.8.3. Chờ cho nhũ tương phân tích Loại nhũ tương được dùng là nhũ tương phân tích chậm nên cần phải có thời gian để thấm sâu vào lớp cấp phối đá dăm và phân tích. Trước khi thi công lớp mặt, cần phải chờ cho nhũ tương thấm xuống và phân tích trong thời gian 2 ngày để nhựa lỏng kịp thấm sâu xuống lớp móng độ 5-10mm, và để thời gian cho dầu nhẹ bay hơi hết. 6.9. Thi công lớp mặt dưới BTN polime Dmax 19, dày 6cm Sau khi thi công xong lề đắp trước lần 3 ta tiếp tục tiến hành thi công lớp mặt dưới BTN polime Dmax 19.Trước khi thi công lớp bê tông nhựa polime cần thực hiện các công tác chuẩn bị để đảm bảo tốt chất lượng của lớp bê tông nhựa polime. Các công việc chính khi thi công lớp bê tông nhựa polime: - Thổi sạch bụi bẩn trên mặt đường. - Tưới nhựa đặc đung nóng dính bám lớp móng trên. - Vận chuyển hỗn hợp BTN polime Dmax 19. - San rải hỗn hợp BTN polime Dmax 19. - Lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 19. - Lu lèn chặt hỗn hợp BTN polime Dmax 19. - Lu lèn hoàn thiện hỗn hợp BTN polime Dmax 19. 6.9.1. Vệ sinh mặt đường Thổi bụi vệ sinh mặt đường bằng máy thổi bụi DK9 trước khi tưới nhựa dính bám để đảm bảo mặt đường sạch, nhựa dính bám tốt, các lớp làm việc chung tốt hơn. 6.9.2. Tưới nhựa dính bám Để đảm bảo yêu cầu tiếp xúc tốt giữa lớp móng trên và lớp mặt dưới bê tông nhựa polime, ta cần xử lý dính bám giữa 2 lớp, đảm bảo tính làm việc chung giữa các lớp, có như vậy mới đảm bảo tuổi thọ của mặt đường. Sử dụng nhựa đặc đun nóng để tưới dính bám, hàm lượng nhựa 0,5l/m2. Dùng xe tưới nhựa loại D146A có dung tích thùng 5,0 m3, bề rộng tưới tối đa 3,0 m để tưới nhựa dính bám. Sơ đồ tương tự khi tưới nước tạo dính bám (4 hành trình). Hình 1.30: Sơ đồ hoạt động của xe tới nhựa tạo dính bám với lớp móng trên 6.9.3. Vận chuyển hỗn hợp BTN polime Dmax 19 Dùng ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D, sức chở lớn nhất của xe là 36,4 tấn, dung tích thùng xe 24,2m3 để vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa từ trạm trộn đến công trường. Số lượng ô tô vận chuyển được tính toán sao cho phù hợp với công suất của trạm trộn, năng suất của máy rải và cự ly vận chuyển, đảm bảo sự liên tục, nhịp nhàng ở các khâu. Sức chở lớn nhất của xe là 36,4T. Khi vận chuyển hỗn hợp BTN polime thể tích thùng xe vận chuyển tối đa là 36,4/1,9 = 19,16m3 < 24,2m3, như vậy khi ta sử dụng ô tô vận chuyển BTNP thì ta chỉ được chở với thể tích thùng tối đa là 19,16m3. Hình 1.31: Xe ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D Thùng xe vận chuyển bê tông nhựa phải kín, sạch, có quét lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy và thành thùng (hoặc dầu chống dính bám). Không được dùng dầu mazút hay các dung môi hoà tan được nhựa bitum để quét đáy và thành thùng xe. Xe vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa phải có bạt che phủ để hạn chế hỗn hợp giảm nhiệt độ. Cự ly vận chuyển càng xa thì phải có giải pháp giữ nhiệt thích hợp sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải nằm trong khoảng (145-170)0C. Khi chọn trạm trộn bê tông nhựa phải chú ý điều kiện này, nếu không đảm bảo thì đặt hàng tại các trạm gần hơn hoặc di chuyển trạm trộn đến gần công trình. Trong đồ án, cự ly vận chuyển trung bình là 10 km. Mỗi chuyến ôtô vận chuyển hỗn hợp khi rời trạm phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, khối lượng, chất lượng (đánh giá bằng mắt), thời điểm xe rời trạm trộn, nơi xe sẽ đến, tên người lái xe, biển số xe. Hỗn hợp bê tông nhựa được ô tô vận chuyển đến công trường và đổ ngay vào phểu của máy rải để tiến hành quá trình san rải. Trước khi đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế, nhiệt độ khi đổ từ thùng xe vòa máy rải nằm trong khoảng (135-165)0C, nếu nhiệt độ hỗn hợp không đạt yêu cầu thì phải loại đi (chở đến một công trình phụ tạm khác để tận dụng hoặc đổ đi). Tính toán sự giảm nhiệt độ khi vận chuyển của BTNP. Áp dụng bài toán truyền nhiệt ta có công thức: (độ) Trong đó: Tht: nhiệt độ BTNP tại hiện trường. Tkk: nhiệt độ của không khí, Tkk= 25 độ. Ttr: nhiệt độ BTNP tại trạm trộn, Ttr= 170 độ. (đối với nhựa đường pôlime PMB2). l: Hệ số truyền nhiệt (8-12 kcal/m2.giờ.độ), chọn 8 kcal/m2.giờ.độ. G: khối lượng bê tông nhựa trên thùng xe, G= 36400 (kg). Cbn: tỉ nhiệt của BTN (0,24-0,28 kcal/kh.độ), chọn 0,24 kcal/kh.độ. F: diện tích tiết diện bề mặt BTNP bị nguội. (m2), ôtô có bạt che phụ, nên diện tích tiếp xúc của BTNP với không khí nhỏ, chọn 10m2. t: thời gian vận chuyển BTN từ trạm trộn đến hiện trường (phút). ==17 phút => Tht = 149 độ. 6.9.4. San rải hỗn hợp BTN polime Dmax 19 Xác định chiều cao rải: Hr chỉ xác định chính xác sau khi thi công đoạn thử nghiệm nhưng sơ bộ có thể lấy hệ số rải bằng 1,3. Đối với lớp BTNP Dmax19, dày 6cm: H= H x Kr = 6 x 1,3 = 7,8 (cm). Hỗn hợp bê tông nhựa chỉ được rải bằng máy rải, những chỗ chật hẹp không rải bằng máy rải được thì rải bằng thủ công. Khi phải rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp) phải tuân theo quy định sau: - Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợp không bị phân tầng. - Dùng cào và bàn trang trải đều thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêu cầu, có bề dày bằng 1.35-1.45 bề dày thiết kế. - Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy với chỗ rải bằng thủ công, bảo đảm mặt đường không có vết nối - Tuỳ theo bề rộng mặt đường, nên dùng 2 (hoặc 3) máy rải hoạt động đồng thời trên 2 (hoặc 3) vệt rải. Các máy rải phải đi cách nhau 10 đến 20 m. Trường hợp dùng một máy rải, trình tự rải phải được tổ chức sao cho khoảng cách giữa các điểm cuối của các vệt rải trong ngày là ngắn nhất. Với bề rộng mặt đường cần rải là 11,5m ta dùng 1 máy rải để thi công. Chọn máy rải SUPER 1603-2 (tương tự như máy rải hỗn hợp cát GCXM và CPĐD), các thông số của máy rải như sau: - Tên máy: SUPER 1603-2 - Bề rộng rải lớn nhất: 7,0m - Bề dày rải tối đa: 30cm - Vận tốc rải lớn nhất: 18 (m/phút) - Vận tốc chuyển động của xe: 20 (km/h) Tiến hành điều chỉnh vệt rải rộng 5,75 m để rải lớp bê tông nhựa polime Dmax 19, như vậy ta cần rải 2 vệt. Ngoài ra việc chọn số máy rải phải đảm bảo sau khi san rải thì hỗn hợp được lu lèn ngay, nếu không đủ phương tiện lu lèn thì nên chia thành nhiều đoạn nhỏ để thi công, từ các điều kiện trên ta chọn 1 máy rải để thi công. Khi chỉ dùng một máy rải trên mặt đường rộng gấp đôi vệt rải, thì rải theo phương pháp so le, bề dài của mỗi đoạn từ 25÷80m tuỳ theo nhiệt độ không khí lúc rải tương ứng từ 15oC - 30oC. Chỉ được thi công lớp BTN polime khi nhiệt độ không khí lớn hơn 150C, không được thi công khi trời mưa hoặc có thể mưa. Với điều kiện khí hậu và tốc độ dây chuyền đã chọn, ta rải bê tông nhựa theo sơ đồ sau: Hình 1.32 : Sơ đồ san rải hỗn hợp BTN polime Dmax 19 Trước khi rải phải đốt nóng tấm là, guồng xoắn. Hướng rải: theo hướng thi công nhưng riêng trên đoạn đường có dốc dọc > 40% phải tiến hành rải bê tông nhựa từ chân dốc đi lên. Vận tốc rải: tuỳ bề dày của lớp, tuỳ năng suất của máy trộn mà chọn tốc độ của máy rải cho thích hợp để không xảy ra hiện tượng bề mặt bị nứt nẻ, bị xé rách hoặc không đều đặn. Tốc độ rải phải được tư vấn giám sát chấp thuận và được giữ đúng trong suốt quá trình rải. Khi năng suất của các trạm trộn thấp hơn năng suất máy rải, thì chọn tốc độ của máy rải nhỏ để giảm tối thiểu số lần đứng đợi hỗn hợp của máy rải. Giữ tốc độ máy rải thật đều trong cả quá trình rải. Trong đồ án, ta chọn vận tốc máy rải là 3,0 km/h. Kỹ thuật rải: - Ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu máy rải. Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ về phía trước cùng máy rải. Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt quy định. Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn. - Trong suốt thời gian rải BTNP bắt buộc phải để thanh đầm (hoặc bộ phận chấn động trên tấm là) của máy rải luôn hoạt động. Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các việc sau: - Lấy hỗn hợp hạt nhỏ từ trong phễu máy té phủ rải thành lớp mỏng dọc theo mối nối, san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lu lèn. - Gọt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm, rỗ mặt cục bộ trên lớp BTNP mới rải. Thông thường khi máy rải hoạt động ta cho 6-8 công nhân đi theo máy rải để làm các công việc trên. Các chú ý khi thi công: - Trước khi rải phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa. - Khi bắt đầu ca làm việc, phải cho máy rải hoạt động không tải từ 10 -15 (phút) để kiểm tra máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng chuyền, đốt nóng tấm là. Để điều chỉnh cao độ rải người ta đặt dưới tấm là 2 con xúc xắc có chiều cao bằng Hr. Khi điều chỉnh bề dày hoặc độ dốc thì phải điều chỉnh từ từ để bề mặt khỏi bị khấc. - Phải thường xuyên dùng thuốn sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải. Đối với máy không có bộ phận tự động điều chỉnh thì vặn tay nâng (hay hạ) tấm là từ từ để lớp BTNP khỏi bị khấc. - Trong suốt thời gian rải hỗn hợp bê tông nhựa nóng, bắt buộc phải để thanh đầm của máy rải luôn hoạt động. - Cuối công đoạn rải, máy rải phải chạy không tải ra quá cuối vệt rải khoảng 5-7m mới được ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng, cào sắt nóng vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với trục đường. Cuối ca thi công phải xắn bỏ một phần hỗn hợp để mép chỗ nỗi tiếp được ngay thẳng, việc này tiến hành ngay sau khi lu lèn xong, lúc hỗn hợp còn nóng, nhưng không lớn hơn 70oC. - Đảm bảo chất lượng khe nối: trước khi rải tiếp phải sửa sang lại mép chỗ nối tiếp dọc và ngang và quét một lớp mỏng nhựa lỏng đông đặc vừa hay nhũ tương nhựa đường phân tách nhanh (hoặc sấy nóng chỗ nối tiếp bằng thiết bị chuyên dùng) để đảm bảo sự dính kết tốt giữa 2 vệt rải cũ và mới. - Mối nối ngang: + Mối nối ngang sau mỗi ngày làm việc phải được sửa cho thẳng góc với trục đường. Trước khi rải tiếp phải dùng máy cắt bỏ phần đầu mối nối sau đó dùng nhựa tưới dính bám quét lên vết cắt để đảm bảo vệt rải mới và cũ dính kết tốt. + Các mối nối ngang của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 1m. + Các mối nối ngang của các vệt rải ở lớp trên cùng được bố trí so le tối thiểu 25 cm. Trong đồ án này ta lựa chọn cách xử lý mối nối ngang bằng phương án sau: Hình 1.33: Sử dụng thành chắn để ngăn cách khe ngang giữa các khe thi công - Mối nối dọc: + Mối nối dọc để qua ngày làm việc phải được cắt bỏ phần rìa dọc vết rải cũ, dùng nhựa tưới dính bám quét lên vết cắt sau đó mới tiến hành rải. + Các mối dọc của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 20 cm. + Các mối nối dọc của lớp trên và lớp dưới được bố trí sao cho các đường nối dọc của lớp trên cùng của mặt đường BTNP trùng với vị trí các đường phân chia các làn giao thông hoặc trùng với tim đường đối với đường 2 làn xe. Xử lý các sự cố thường gặp khi thi công bê tông nhựa: - Trường hợp máy rải đang làm việc bị hỏng (thời gian sửa chữa kéo dài) phải báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp và cho phép dùng máy san tự hành san rải nốt số hỗn hợp còn lại, hoặc rải nốt bằng nhân công khi khối lượng hỗn hợp còn lại ít. - Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì: + Báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp. + Khi lớp BTNP đã được lu lèn đến khoảng ≥ 2/3 độ chặt yêu cầu thì cho phép tiếp tục lu trong mưa cho hết số lượt lu yêu cầu. Ngược lại thì ngừng lu và san rải hỗN HỢP BTNP ra khỏi phạm vi mặt đường. Chỉ khi nào hỗn hợp mặt đường khô ráo lại mới được quyền rải hỗn hợp tiếp. + Khi lớp BTNP mới được lu lèn < 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngừng lu, san bỏ hỗn hợp ra khỏi phạm vi mặt đường, chỉ khi nào mặt đường khô ráo mới được thi công tiếp. Tốt nhất là ngừng thi công khi thấy sắp sửa mưa. + Sau khi xong mưa, nếu cần thiết thi công gấp thì cho xe chở cát đã được rang nóng ở trạm trộn (1700C-1800C) đến rải một lớp dày khoảng 2 cm lên mặt để chóng khô ráo. Sau đó quét sạch, thổi cát ra khỏi mặt đường, tưới nhựa dính bám, rồi tiếp tục rải hỗn hợp bê tông nhựa. 6.9.5. Lu lèn hỗn hợp BTN polime Dmax 19 Bê tông nhựa sau khi rải phải được lu lèn để tạo nên kết cấu đặc chắc, có cường độ. Thiết bị lu lèn BTNP gồm có ít nhất lu bánh sắt nhẹ (6-8) tấn, lu bánh sắt nặng (10-12) tấn và lu bánh hơi có lốp nhẵn đi theo một vệt rải. Lu bánh hơi phải có tối thiểu 7 bánh, các lốp nhẵn đồng đều và có khả năng hoạt động với áp lực lốp đến 8.5daN/cm2. Mỗi lốp sẽ được bơm đến áp lực quy định và chênh lệch áp lực giữa 2 lốp bất kì không được vượt quá 0.03 daN/cm2. Lu bánh hơi phải có các phương tiện để điều chỉnh tải trọng sao cho tải trọng trên mỗi lốp bánh có thể thay đổi từ 1,5tấn đến 2,5tấn. Sơ đồ lu, tốc độ lu lèn, sự phối hợp các loại lu , số lần lu lèn qua 1 điểm của từng loại lu để được độ chặt yêu cầu, được xác định trên đoạn rải thử. Vệt bánh lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20cm. Những lượng lu đầu tiên dành cho mối nối dọc , sau đó tiến hành lu từ mép ngoài song song với tim đường và dịch dần về phái tim đường. Khi lu trong đường cong có bố trí siêu cao việc lu sẻ tiến hành từ bên thấp dịch dần về phía bên cao. Các vệt lu không được dừng tại các điểm nằm trong phạm vi 1m tính từ điểm cuối của các lượt trước. Có thể dùng 1 trong các cách phối hợp máy lu như sau: (1) Khi dùng lu bánh cứng nhẹ và nặng - Đầu tiên lu nhẹ 5-8 tấn đi 2 - 4 lượt/điểm, tốc độ lu 1,5-2 km/h. - Tiếp theo lu nặng 10-12 tấn đi 15-20 lượt/điểm tốc độ lu 2 km/h trong 6-8 lượt đầu, sau tăng dần lên 3-5 km/h. Vào mùa đông dùng ngay lu nặng lu 16-22 lần/điểm. (2) Khi dùng lu bánh lốp phối hợp với lu bánh cứng - Khi nhiệt độ hỗn hợp cao và trời nắng nóng thì đầu tiên cho lu bánh cứng 5-8 tấn đi 2 lượt/điểm. - Tiếp theo lu bánh lốp (có tải trọng trên 1 bánh tối thiểu là 2 tấn) đi 8-10 lượt/điểm. - Sau cùng lu nặng bánh sắt từ 10-12 tấn đi từ 2-4 lần/điểm, tốc độ lu như ở (1). - Vào mùa đông hoặc khi nhiệt độ hỗn hợp ở mức tối thiểu thì dùng ngay lu bánh lốp đi 10-12 lượt/điểm, tiếp theo lu nặng bánh cứng 10-12 tấn đi 2-4 lượt/điểm. (3) Khi dùng lu rung và lu bánh cứng - Đầu tiên lu bánh cứng (4-8) tấn đi (2-3) lượt/điểm bộ phận chấn động chưa hoạt động, tốc độ lu (1.5-2)km/h. - Tiếp theo cũng lu ấy đi 3-4 lượt/điểm, bộ phận chấn động hoạt động, tốc độ lu 2km/h. - Sau cùng lu nặng bánh cứng (10-12) tấn đi từ (6-10) lượt/điểm, tốc độ lu 3km/h. (4) Dùng lu có bánh trước là bánh cứng có chấn động, các bánh sáu là bánh lốp kết hợp với lu bánh cứng. - Đầu tiên cho lu bánh cứng và bánh lốp đi (6-8) lượt/điểm. - Sau đó cho lu nặng bánh cứng (10-12) tấn lu 6-8 lượt/điểm. Căn cứ vào điều kiện thi công, ta chọn cách thứ (2), phối hợp lu bánh cứng và lu bánh lốp. 6.9.5.1. Lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 19 Lu lèn sơ bộ mặt đường bê tông nhựa rải nóng phải tiến hành ngay sau khi rải hỗn hợp bê tông nhựa, nhiệt độ lu lèn tốt nhất của hỗn hợp khi lu là 1300C-1400C. Để lu bánh cứng khỏi bị dính nhựa cần bôi bề mặt bánh bằng một lớp nước trong suốt thời gian lu. Khi hỗn hợp dính bám bánh xe lu phải dùng xẻng cào ngay và bôi ướt mặt bánh. Mặt khác dùng hỗn hợp hạt nhỏ lấp ngay chỗ bị bóc ra. Khi máy lu khởi động, đổi hướng tiến lùi, phải thao tác nhẹ nhàng. Máy lu không được đỗ lại trên lớp bê tông nhựa chưa lu lèn chặt và chưa nguội hẳn. Công tác lu lèn sơ bộ phải được tiến hành song song với công tác bù phụ. Sau một lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ phẳng bằng thước 3m, bổ khuyết ngay những chỗ lồi lõm, đảm bảo cho mặt đường đúng độ dốc, độ bằng phẳng. Công tác bù phụ phải được kết thúc ngay trong quá trình lu lèn sơ bộ. Dùng lu BOMAG BW141AD-4 để lu sơ bộ. Đồng thời bố trí nhân công (thường 4 nhân công theo 1 máy lu) làm công tác bù phụ. Số lượt lu yêu cầu: 2 ÷ 4 = 4 lượt/điểm, lu cho đến khi không còn để lại vệt hằn rõ rệt trên mặt đường. Vận tốc lu lèn: lu sơ bộ với vận tốc 2 km/h. Hình 1.34: Sơ đồ lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 19 (BOMAG BW141AD-4) Chú ý: - Ngoài thực tế ta khi bánh lu không để lại vệt hằn rõ rệt trên mặt đường thì ngừng lu sơ bộ và chuyển sang giai đoạn lu lèn chặt. Trên từng đoạn thi công phải tiến hành lu từng công việc hoàn thành mới chuyển sang giai đoạn lu khác để vật liệu đạt trạng thái ổn định và hình thành 1 phần liên kết, tránh trường hợp tải trọng lu thay đổi đột ngột vật liệu bị phá hoại. - Khi tiến hành lu ta lu từ ngoài vào trong và bảo đảm máy lu chạy lùi khi thi công vệt lu đầu tiên để đảm bảo vật liệu không bị dồn đống trước bánh lu, vật liệu sau bánh lu không bị giãn ra vì vậy không bị nứt. 6.9.5.2. Lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 19 Dùng lu bánh lốp lu lèn mặt đường bê tông nhựa có các ưu điểm: dễ làm cho cốt liệu sít lại gần nhau, ít làm vỡ cốt liệu, ít làm nguội lớp mặt bê tông nhựa trong quá trình lu hơn lu bánh cứng. Đối với lu bánh cứng, dùng dầu chống dính bám bôi bánh lốp vài lượt đầu, về sau khi lốp đã có nhiệt độ cao xấp xỉ với hỗn hợp thì hỗn hợp sẽ không dính bám vào lốp nữa. Không được dùng dầu mazút bôi vào bánh xe lu để chống dính bám vì nó sẽ hòa tan nhựa. Không được dùng nước để bôi vào bánh lốp. Nhiệt độ hiệu quả nhất khi lu lèn hỗn hợp bê tông nhựa nóng là 1300C ÷ 1600C. Khi nhiệt độ của lớp bê tông nhựa hạ xuống dưới 950C thì lu lèn không có hiệu quả nữa. Thời gian lu lèn phải đảm bảo sao cho nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa lúc bắt đầu lu ≥ 1300C và khi kết thúc lu lèn là ≥ 950C. Dùng lu lốp BOMAG BW24RH (như lu lớp CPĐD). Số lượt lu yêu cầu: n = (8 ÷ 10), chọn 10 lượt/điểm đối với chiều dày 4 cm, cứ tăng 30% ÷ 35% khi tăng chiều dày lên 1cm. - Với chiều dày 6cm ta có số lượt lu lèn: (6 – 4).(30% ÷ 35%).10 + (8 ÷ 10) = (8 ÷ 10) + (6 ÷ 7) = (13 ÷ 17), chọn 16 lượt/ điểm. Vận tốc lu 4 km/h. Sơ đồ lu: tiến hành lu lèn lớp mặt dưới bê tông nhựa polime Dmax 19 theo sơ đồ sau, phần ngoài mép không được lu chặt được thì nhân công sử dụng máy lu tay BOMAG BW65S-2 để lu chặt. Hình 1.35: Sơ đồ lu lèn chặt hỗn hợp BTN polime Dmax 19 (BW24RH) Nhận xét: - Như vậy lu lèn chặt có tác dụng tạo độ chặt cho mặt đường và lúc này mặt đường bắt đầu hình thành cường độ, vì vậy ngoài thực tế ta kết thúc lu lèn chặt sau khi mặt đường đã đạt độ chặc cần thiết. - Để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công thì muốn kết thúc lu lèn chặt ta phải tiến hành đo độ chặt trong quá trình lu lèn bằng phương pháp rót cát tại hiện trường hoặc dùng máy máy định vị phóng xạ để đọ độ chặt. Khi bắt đầu dùng lu nặng bánh lốp thì lúc này dưới tác dụng của tải trọng lớn thì bánh xe để lại vệt hằn trên mặt đường vì vậy để tránh hiện tượng vật liệu phía trước bánh xe dồn đống còn phía sau bánh xe bị giản dài trong vệt lu đầu tiên ta cho máy lu chạy lùi. 6.9.5.3. Lu lèn hoàn thiện hỗn hợp BTN polime Dmax 19 Sau khi lu lèn lớp bê tông nhựa đạt độ chặt yêu cầu, ta dùng lu bánh cứng lu hoàn thiện lớp mặt bê tông nhựa để tạo phẳng và tăng độ cứng bề mặt. Dùng lu nặng BOMAG BW161AD-4HF để lu hoàn thiện. Số lượt lu yêu cầu: (2÷4) = 4 lượt/điểm. Vận tốc lu: lu chậm với vận tốc 2 km/h. Hình 1.36: Sơ đồ lu lèn hoàn thiện lớp BTNP Dmax 19 ( BOMAG BW161AD-4HF) Nhận xét: Ngoài thực tế trong quá trình thi công ta ngưng lu hoàn thiện khi mặt đường đạt độ bằng phẳng thiết kế và lúc đó có thể thông xe được vì vậy phải kiểm tra độ dốc ngang và độ bằng phẳng bằng thước 3m hoặc bộ sào ba cây tiêu. Một số lưu ý trong quá trình lu lèn bê tông nhựa: - Lu lèn chặt phải kế tiếp ngay sau khi lu sơ bộ kết thúc để đảm lu lèn ở nhiệt độ cao. - Tuyệt đối không được dừng lu trên đường bê tông nhựa còn nóng để tránh bê tông nhựa bị nén lún cục bộ. - Không được phép chuyển hướng đột ngột khi lu lèn để tránh để lại những vệt hằn trên mặt đường. - Nếu có hiện tượng vật liệu dính bánh lu thì cho máy lu chạy ra ngoài đoạn thi công vệ sinh sạch sẽ bánh lu và quét dầu chống dính bám. Sau đó tiến hành bù phụ vào chỗ vật liệu bị bóc và tiếp tục lu lèn. - Khi lu phải tiến hành lu từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao. - Máy lu và các thiết bị nặng không được đổ lại trên lớp BTNP chưa được lu lèn chặt và chưa nguội hẳn. - Trong quá trình lu lèn nếu thấy mặt đường bị nứt, lượn sóng thì có thể do các nguyên nhân sau đây: + Tốc độ lu quá cao. + Tải trọng lu quá nặng. + Bê tông nhựa có nhiệt độ quá cao. + Lớp nền hoặc móng quá yếu. + Chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa không tốt (hàm lượng nhựa, thành phần cấp phối, bị phân tầng…). + Chất lượng công tác san rải không tốt. - Cần phải khắc phục trước khi tiếp tục lu lèn. 6.10. Thi công lớp mặt trênBTN polime Dmax 12.5, dày 4cm Sau khi thi công xong lớp mặt dưới BTNP Dmax 19 ta tiếp tục tiến hành thi công lớp mặt trênBTN polime Dmax 12.5.Trước khi thi công lớp bê tông nhựa polime cần thực hiện các công tác chuẩn bị để đảm bảo tốt chất lượng của lớp bê tông nhựa polime. Các công việc chính khi thi công lớp bê tông nhựa polime: - Thổi sạch bụi bẩn trên mặt đường. - Tưới nhựa đặc đung nóng dính bám lớp mặt dưới. - Vận chuyển hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5. - San rải hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5. - Lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5. - Lu lèn chặt hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5. - Lu lèn hoàn thiện hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5. 6.10.1. Vệ sinh mặt đường Thổi bụi vệ sinh mặt đường bằng máy thổi bụi DK9 trước khi tưới nhựa dính bám để đảm bảo mặt đường sạch, nhựa dính bám tốt, các lớp làm việc chung tốt hơn. 6.10.2. Tưới nhựa dính bám Để đảm bảo yêu cầu tiếp xúc tốt giữa lớp mặt dưới và lớp mặt trên bê tông nhựa polime, ta cần xử lý dính bám giữa 2 lớp, đảm bảo tính làm việc chung giữa các lớp, có như vậy mới đảm bảo tuổi thọ của mặt đường. Sử dụng nhựa đặc đun nóng để tưới dính bám, hàm lượng nhựa 0,5l/m2. Dùng xe tưới nhựa loại D146A có dung tích thùng 5,0 m3, bề rộng tưới tối đa 3,0 m để tưới nhựa dính bám. Sơ đồ tương tự khi tưới nước tạo dính bám (4 hành trình). Hình 1.37: Sơ đồ hoạt động của xe tới nhựa tạo dính bám với lớp mặt dưới 6.10.3. Vận chuyển hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5 Dùng ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D, sức chở lớn nhất của xe là 36,4 tấn, dung tích thùng xe 24,2m3 để vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa từ trạm trộn đến công trường. Số lượng ô tô vận chuyển được tính toán sao cho phù hợp với công suất của trạm trộn, năng suất của máy rải và cự ly vận chuyển, đảm bảo sự liên tục, nhịp nhàng ở các khâu. Sức chở lớn nhất của xe là 36,4T. Khi vận chuyển hỗn hợp BTN polime thể tích thùng xe vận chuyển tối đa là 36,4/2,0 = 18,20m3 < 24,2m3, như vậy khi ta sử dụng ô tô vận chuyển BTNP thì ta chỉ được chở với thể tích thùng tối đa là 18,20m3.Các yêu cầu vận chuyển tương tự như vận chuyển hỗn hợp BTN polime Dmax 19. Tính toán sự giảm nhiệt độ khi vận chuyển của BTNP. Áp dụng bài toán truyền nhiệt ta có công thức: (độ) Trong đó: Tht: nhiệt độ BTNP tại hiện trường. Tkk: nhiệt độ của không khí, Tkk= 25 độ. Ttr: nhiệt độ BTNP tại trạm trộn, Ttr= 170 độ. (đối với nhựa đường pôlime PMB2). l: Hệ số truyền nhiệt (8-12 kcal/m2.giờ.độ), chọn 8 kcal/m2.giờ.độ. G: khối lượng bê tông nhựa trên thùng xe, G= 36400 (kg). Cbn: tỉ nhiệt của BTN (0,24-0,28 kcal/kh.độ), chọn 0,24 kcal/kh.độ. F: diện tích tiết diện bề mặt BTNP bị nguội. (m2), ôtô có bạt che phụ, nên diện tích tiếp xúc của BTNP với không khí nhỏ, chọn 10m2. t: thời gian vận chuyển BTN từ trạm trộn đến hiện trường (phút). ==20 phút => Tht = 146 độ. 6.10.4. San rải hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5 Xác định chiều cao rải: Hr chỉ xác định chính xác sau khi thi công đoạn thử nghiệm nhưng sơ bộ có thể lấy hệ số rải bằng 1,3. Đối với lớp BTNP Dmax 12.5, dày 4cm: H= H x Kr = 4 x 1,3 = 5,2 (cm). Dùng máy rải SUPER 1603-2 tiến hành điều chỉnh vệt rải rộng 5,75 m để rải lớp bê tông nhựa polime Dmax 12.5, như vậy ta cần rải 2 vệt. Hình 1.38 : Sơ đồ san rải hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5 Trước khi rải phải đốt nóng tấm là, guồng xoắn. Trình tự san rải và kỹ thuật san rải tương tự như lớp mặt dưới BTN polime Dmax 19. 6.10.5. Lu lèn hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5 Tương tự như lớp mặt dưới, căn cứ vào điều kiện thi công, ta chọn cách lu lèn thứ (2), phối hợp lu bánh cứng và lu bánh lốp. 6.10.5.1. Lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 12.5 Lu lèn sơ bộ mặt đường bê tông nhựa rải nóng phải tiến hành ngay sau khi rải hỗn hợp bê tông nhựa, nhiệt độ lu lèn tốt nhất của hỗn hợp khi lu là 1300C-1400C. Để lu bánh cứng khỏi bị dính nhựa cần bôi bề mặt bánh bằng một lớp nước trong suốt thời gian lu. Khi hỗn hợp dính bám bánh xe lu phải dùng xẻng cào ngay và bôi ướt mặt bánh. Mặt khác dùng hỗn hợp hạt nhỏ lấp ngay chỗ bị bóc ra. Khi máy lu khởi động, đổi hướng tiến lùi, phải thao tác nhẹ nhàng. Máy lu không được đỗ lại trên lớp bê tông nhựa chưa lu lèn chặt và chưa nguội hẳn. Công tác lu lèn sơ bộ phải được tiến hành song song với công tác bù phụ. Sau một lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ phẳng bằng thước 3m, bổ khuyết ngay những chỗ lồi lõm, đảm bảo cho mặt đường đúng độ dốc, độ bằng phẳng. Công tác bù phụ phải được kết thúc ngay trong quá trình lu lèn sơ bộ. Dùng lu BOMAG BW141AD-4 để lu sơ b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyetMinh_xdmatduong_Phan2.doc
  • docBia_Chinh.doc
  • docBia_pHUluc.doc
  • pdfBP25_48_4pg.pdf
  • pdfBW24RH-BW27RH_4pg.pdf
  • pdfBW65_75S-2_4pg.pdf
  • pdfBW141AD-4_4pg.pdf
  • pdfBW161AD-4_4pg.pdf
  • pdfCat769D.pdf
  • pdfPhanHoangNam.pdf
  • pdfSuper 1603-2.pdf
  • docThuyetMinh_xdmatduong_Phan1.doc
  • dwgTienDo_Phnam_04.dwg
  • pdfTienDo_Phnam_04.pdf
  • xlsTinhNSMay.xls
Tài liệu liên quan
  • Đồ án Chung cư Mỹ Phước – TP Hồ Chí Minh

    233 trang | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 1

  • Đồ án Thiết kế và tổ chức thi công đường hầm vượt đường bộ tại nút ngã tư vọng

    158 trang | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2

  • Đề tài Thiết kế viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam

    36 trang | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 2

  • Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Mỹ Phước III Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

    103 trang | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 2

  • Đồ án Tòa nhà cho thuê Havico

    148 trang | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 3

  • Đồ án Khu du lịch Bắc Trà Ngò – Cái Lim Huyện Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh

    40 trang | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 1

  • Đề tài Thiết kế cầu Bình Phú 2

    35 trang | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0

  • Đồ án Nhà văn hóa quận Hải An

    19 trang | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 1

  • Đồ án Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc

    11 trang | Lượt xem: 8656 | Lượt tải: 2

  • Đồ án Thiết kế khung ngang nhà công nghiệp một tầng, lắp ghép, 3 nhịp đều nhau

    53 trang | Lượt xem: 5028 | Lượt tải: 1

Copyright © 2024 Doc.edu.vn - Chia sẻ những Thủ thuật tin học, phần mềm hay, hướng dẫn giải bài tập, sáng kiến kinh nghiệm, SKKN hay

Doc.edu.vn on Facebook Follow @Doc.edu.vn

Từ khóa » Sơ đồ Lu Lèn Bê Tông Nhựa