Đỏ Bừng Mặt - Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm

Đỏ bừng mặt là một dấu hiệu đỏ tạm thời không tự nguyện của da, thường biểu lộ trên mặt. Đỏ bừng mặt có thể kèm theo đỏ bừng ở vùng cổ hoặc ngực,do sự giãn nở của các mạch máu bên dưới bề mặt da.

Trong hầu hết các trường hợp, đỏ bừng mặt xảy ra như là một phản ứng bình thường của cơ thể với hoàn cảnh như tập thể dục, nhiệt độ nóng, hoặc do uống rượu bia hay các thức ăn cay, trạng thái cảm xúc, tiền mãn kinh… nhưng đôi khi nó cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh lý có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đỏ bừng mặt - Cảnh báo bệnh nguy hiểm 1Đỏ mặt đôi khi nó cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh lý có thể nguy hiểm đến tính mạn

Nguyên nhân gây đỏ bừng mặt?

Nguyên nhân sinh lý thông thường:

Đỏ bừng mặt là cách thức mà cơ thể đáp ứng lại với tình huống hoặc điều kiện hàng ngày hoặc trạng thái bình thường của cơ thể như:

- Uống bia rượu.

- Tập thể dục.

- Nhiệt độ môi trường cao.

- Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

- Kích thích tình dục.

- Gia vị cay.

- Xúc động mạnh.

- Mang thai.

Các nguyên nhân liên quan bệnh lý:

- Hội chứng Carcinoid (nhóm các triệu chứng gây ra bởi một khối u tiết ra kích thích tố và các chất có hoạt tính sinh học khác) mà trong đó một khối u sản xuất hoóc-môn dẫn đến những thay đổi mạch máu và đỏ bừng mặt là một đặc điểm, là một dấu hiệu của bệnh.

- Sốt.

- Say nóng hoặc say nắng.

- Cường giáp.

- Hội chứng Dumping: triệu chứng thường gặp là nôn và đau bụng vùng thượng vị sau khi ăn và các rối loạn vận mạch với biểu hiện đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, suy nhược, và bụng khó chịu.

- Bệnh cao huyết áp.

- Tác dụng phụ của thuốc: chẳng hạn như niacin và các loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, các thuốc giãn mạch… có thể gây ra chứng đỏ bừng mặt.

- Thời kỳ mãn kinh.

- Bệnh tế bào bón: khi phơi nhiễm với các kích thích vật lý như nóng, lạnh, cọ xát, áp suất thì vùng da tương ứng sẽ nổi mề đay, ngứa, dấu vẽ da, hồng ban khu trú và đỏ da...

Do dị ứng: đỏ bừng mặt có thể đi kèm với các phản ứng dị ứng,

- Nhồi máu cơ tim.

Những triệu chứng khác có thể xảy ra vớiđỏ bừng mặt?

Đỏ bừng mặt có thể kèm theo các triệu chứng khác, tùy thuộc vào các rối loạn tiềm ẩn, bệnh hoặc điều kiện gây ra nó. Chẳng hạn như đỏ bừng mặt, cũng có thể liên quan đến các triệu chứng khác của cơ thể:

- Dị ứng có thể đi kèm ngứa nổi mẩn, nổi mề đay...

- Nhồi máu cơ tim: đau vùng ngực trái đau như dao đâm, khó thở...

- Cao huyết áp: chóng mặt nhức đầu…

- Hội chứng Carcinoid: liên quan đến u carcinoid, đó là các thể ung thư bất thường, tiến triển chậm, nó thường xuất phát từ nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng chủ yếu là từ đường tiêu hóa và từ phổi, ngoài ra có thể từ buồng trứng và tinh hoàn. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là những cơn bừng mặt kèm theo rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng diễn ra liên tục và tiếp diễn ngày càng tăng, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực…

Các triệu chứng nghiêm trọng

Trong một số trường hợp, đỏ bừng mặt có thể xảy ra với các triệu chứng khác có thể gợi ý một tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng như: do sốc phản vệ hoặc cơn cao huyết áp, hoặc nhồi máu cơ tim. Trong các trường hợp này bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu, nếu bạn có các triệu chứng sau đây:

- Đau tức ngực, ngực bị đè nén, đánh trống ngực.

- Triệu chứng về hô hấp: chẳng hạn như khó thở, khó thở, thở dốc, thở khò khè, không thở được hoặc bị ngạt.

- Sưng mặt, môi hay lưỡi.

- Sốt cao (hơn 39oC).

Bác sĩ xử lý như thế nào?

Xử lý triệu chứng đỏ bừng mặt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nguyên nhân là sinh lý thì không cần thiết vì thường nó sẽ không xuất hiện kéo dài và tự chấm dứt, nhưng nếu như nó đi kèm với các dấu hiệu khác gợi ý một bệnh lý nào đó thì các bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý đó hay thay đổi tình huống đó, chẳng hạn nếu do thuốc thì đổi thuốc (nếu thấy cần thiết), tương tự do cao huyết áp thì sẽ điều trị cao huyết áp, điều trị cường giáp... Vì vậy, nên khám bệnh kịp thời nếu bạn có dấu hiệu đỏ bừng mặt cùng với các triệu chứng khác. Nếu đỏ bừng mặt xảy ra liên tục hoặc làm cho bạn quan tâm, cũng nên đi khám bác sĩ.

BS. NGÔ HỮU LỘC

Từ khóa » Da Bị ửng đỏ Là Gì