Đo Chiều Cao Cho Bé, Theo Dõi Tốc độ Tăng Chiều Cao

Bé thấp hơn nhiều so với bạn cùng lớp, bé chậm tăng chiều cao… là vấn đề đau đầu của ông bố bà mẹ. Ai cũng mong muốn con mình cao lớn, ko đến mong ước được làm người mẫu, nhưng luôn mong con mình cao để con tự tin với bạn bè, để không bị thua thiệt khi đi học hay ra ngoài xã hội.

Hiện nay, vấn đề dinh dưỡng cho bé tốt hơn trước kia rất nhiều, sữa và các thực phẩm bổ sung rất nhiều, các con cũng được đủ đầy hơn trước. Nhưng khi con mình được cung cấp dinh dưỡng như vậy thì liệu bé sẽ cao như mình mong chờ hay ko? Và khi nào mình nên đưa con đi gặp bác sĩ?

Qua bài viết này, mình sẽ chỉa sẻ cho các bậc cha mẹ cách theo dõi chiều cao của con tại nhà

Nội dung

Toggle
  • Bao lâu đo chiều cao cho bé một lần?
  • Đo chiều cao cho trẻ nhỏ
  • Chiều cao của bé có bình thường hay không?
  • Theo dõi tốc độ tăng chiều cao của bé
  • Bé không tăng chiều cao?
  • Liên kết nhanh

Bao lâu đo chiều cao cho bé một lần?

Ba mẹ có thể tham khảo trên các trang tìm kiếm với từ khoá ‘thước đo chiều cao’, lựa chọn tùy theo sở thích của Bé.

  • Bé dưới 2 tuổi: Đo chiều cao mỗi tháng, ở tư thế nằm
  • Từ 2 tuổi, có thể đo chiều cao cho Bé ở tư thế đứng, và đo mỗi 3 tháng
Đo chiều cao cho Bé ở tư thế nằm
Đo chiều cao cho bé ở tư thế đứng

Ba Mẹ nên ghi chú lại nhé, có thể dùng ứng dụng “Lịch” trong điện thoại

Đo chiều cao cho trẻ nhỏ

Để đo chính xác nhất, nên có 2 người lớn tham gia.

  • Một người giữ gót chân và gối
  • Một người giữ đầu và đo cho bé
Ba Mẹ vẫn nên theo dõi nếu chỉ có 1 người đo nhé. Kết quả có ý nghĩa tham khảo

Chiều cao của bé có bình thường hay không?

Để biết chiều cao của bé là bình thường hay không bình thường (quá cao hay quá thấp), chúng ta cần có mức chuẩn bình thường.

Tuy nhiên, chiều cao bình thường của trẻ em Việt Nam chưa có nghiên cứu được công bố. Vì vậy, ba mẹ có thể tham khảo theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Tiện lợi hơn, ba mẹ có thể điền thông tin vào phần đo chiều cao của MedScape, là trang web rất uy tín trong lĩnh vực y học. Khi điền thông tin chú ý phần bé trai hay bé gái

  • Chiều cao bé trai: https://reference.medscape.com/calculator/height-age-percentile-boys
  • Chiều cao bé gái: https://reference.medscape.com/calculator/height-age-percentile-girls

Đây là cách đánh giá chiều cao tại một thời điểm. Ba mẹ cần lưu ý đo chiều cao định để theo dõi tốc độ tăng chiều cao của bé.

Theo dõi tốc độ tăng chiều cao của bé

Việc đo chiều cao của bé thường xuyên sẽ giúp ba mẹ phát hiện sớm tình trạng chậm tăng trưởng của trẻ. Tốc độ tăng chiều cao được tính theo năm.

Ví dụ: tháng 9 năm 2018 trẻ cao 120 cm, tháng 9 năm 2019 bé cao 130 cm thì tốc độ tăng chiều cao là 10 cm/năm

Bé không tăng chiều cao?

Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu tốc độ tăng chiều cao dưới mức này:

  • Trẻ 2 – 4 tuổi: tốc độ tăng chiều cao ít hơn 5,5 cm / năm
  • Trẻ 4 – 6 tuổi: 5 cm/năm
  • Trẻ 6 tuổi – dậy thì: bé trai < 4 cm/năm và bé gái 4,5 cm/năm

Khi đi khám, trẻ nghi bị chậm tăng trưởng sẽ được tầm soát tất cả các bệnh gây chậm tăng trưởng, chẳng hạn như:

  • Suy dinh dưỡng mạn tính
  • Suy giáp
  • Rối loạn chuyển hoá xương
  • v,v,
  • Đặc biệt trẻ gái cần loại trừ hội chứng Turner

Sau khi loại trừ các nhóm bệnh trên, bé sẽ được làm các xét nghiệm ban đầu về chậm tăng trưởng và có hướng xử lý tuỳ theo các dấu hiệu gợi ý.

Nếu Bác sĩ nghi ngờ trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, bé sẽ được nhập viện để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu

Liên kết nhanh

  • Chiều cao bé trai theo percentile
  • Chiều cao bé gái theo percentile
0 0 đánh giá Article Rating

Từ khóa » Cách đo Chiều Cao Cho Bé Tại Nhà