Độ Cứng Của Thép Làm Khuôn Dập Nóng SKD61 - Sevit Special Steel

Thép SKD61 là mác thép có sự cân bằng giữa nhiệt độ và độ dẻo. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về độ cứng thông thường của thép làm khuôn dập nóng SKD61.

Thép SKD61 thường được ứng dụng nhiều trong việc làm khuôn dập nóng và các chi tiết chịu được nhiệt độ cao trong công nghiệp. Thông qua các bài viết trước, những đặc tính cơ bản về thép SKD61 đã được mọi người biết đến. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn về độ cứng thông thường của thép làm khuôn dập nóng SKD61.

1. Thép SKD61 là gì?

Thép SKD61 là ký hiệu của mác thép theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (JIS – Japan Industrial Standard) được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nóng và nguội, nhưng SKD61 được ưa chuộng hơn trong công nghiệp nóng (thường sử dụng làm khuôn dập nóng).

Độ cứng thông thường của thép làm khuôn dập nóng SKD61

Độ cứng thông thường của thép làm khuôn dập nóng SKD61

2. Đặc tính cơ bản của thép SKD61

Thép SKD61 có được những đặc tính cơ bản như sau:

- Khả năng chống mài mòn cao vì trong kết cấu thép SKD61 có chứa thành phần Molypden (Molybdenum).

- Cân bằng được nhiệt độ và độ dẻo. Khác với các loại thép thông thường, khả năng này mang lại cho SKD61 lợi thế lớn trong môi trường làm việc có nhiệt độ cao.

- Khi được xử lý nhiệt, SKD61 có độ cứng đạt khoảng 50 HRC - 55 HRC (Rockwell C Hardness – đơn vị đo độ cứng trong ngành luyện kim). Nếu như tôi quá cao sẽ làm cho thép trở nên giòn và dễ gãy.

- Gia công tốt ít biến dạng khi nhiệt luyện. Crom có tác dụng cải thiện tính chống ram và độ bền ở nhiệt độ cao do nó tạo Cacbit nhỏ mịn khi ram tiết ra ở nhiệt độ trên 2500 độ C, do đó nó có tính chống ram đến nhiệt độ 2500 độ C ÷ 3000 độ C.

=> Sản phẩm liên quan: Thép SKD61 Nhật Bản

=> Bài viết liên quan: Tổng quan về thép làm khuôn dập nóng SKD61

3. Độ cứng thông thường của thép làm khuôn dập nóng SKD61

Thép SKD61 có thành phần Cacbon thấp (0.39%) và độ cứng vốn có của thép là 15 HRC - 21 HRC. Ở mức độ cứng này, ta có thể gia công dễ dàng để tạo thành khuôn hoặc các chi tiết cần độ cứng và khả năng chịu nhiệt tốt như: Khuôn đúc áp lực, lõi đẩy, khuôn đúc áp lực nhôm, khuôn đúc áp lực kẽm, …

Độ cứng thông thường sau khi xử lý nhiệt là 50 HRC - 55 HRC. Khi đã được xử lý nhiệt, thép sẽ rất cứng và khó gia công. Vì vậy, việc xử lý nhiệt đòi hỏi phải được thực hiện sau khi đã gia công thép xong.

4. Lưu ý để đạt được độ cứng thích hợp khi xử lý nhiệt

Khi xử lý nhiệt thép SKD61 nếu vượt 55 HRC thì sẽ khiến thép trở nên giòn và dễ gãy, nếu thấp quá sẽ khiến thép không đủ độ cứng để làm việc và giảm hiệu suất cho những chi tiết được tạo ra từ thép. Vậy làm thế nào để nhiệt luyện được độ cứng phù hợp cho thép SKD11?

Câu trả lời rất đơn giản, thép SKD61 cần được xử lý nhiệt đúng phương pháp để đạt được hiệu suất mong muốn. Phương pháp xử lý nhiệt thép SKD61 hiệu quả nhất là tôi chân không và thấm Nitơ. Khi được đưa vào lò tôi chân không, thép sẽ được làm cứng từ ngoài vào trong và sau đó thấm lại Nitơ nên độ cứng của lõi sẽ giảm dần. Độ cứng cần đạt được thông thường từ 50 HRC - 55 HRC giúp nâng cao khả năng chịu nhiệt và độ bền dai hài hòa với nhau và đạt được hiệu suất cao nhất.

Lưu ý: Nếu thanh thép dài quá sẽ bị cong vênh trong quá trình xử lý nhiệt khoảng 1 zem - 2 zem. Chúng tôi luôn khuyến nghị khách hàng nên sử dụng dịch vụ xử lý nhiệt của nhà cung cấp thép hoặc trao đổi với đơn vị xử lý nhiệt để có hướng giải quyết tối ưu nhất.

Hy vọng những thông tin trên trong chuyên mục Góc Chia Sẻ của Sevit sẽ giải đáp được khúc mắc mà quý độc giả đang gặp phải. Nếu muốn được tư vấn chi tiết cụ thể hơn về cái loại thép công nghiệp, quý bạn đọc có thể chat trực tuyến ngay cùng chúng tôi.

Sevit rất hân hạnh giải đáp mọi thắc mắc của quý độc giả!

===> Đặt thép tròn đặc SKD61

Liên hệ với Sevit qua:

* Hotline: 0332 91 61 61

* Fanpage:Sevit Special Steel

* Zalo:Sevit Special Steel

Từ khóa » độ Cứng Vật Liệu Skd61