Đồ Gốm Thời Lê - Nguyễn - Cổ Vật Tinh Hoa

Bộ sưu tập gốm thời Lê - Nguyễn tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương  

Chân đèn hoa lam thời Lê (TK 15-16) phát hiện tại Hải Dương

Nghề làm gốm đã phát triển thành những trung tâm sản xuất mang tính chuyên môn hóa: Nam Sách (Chu Đậu, Mỹ Xá), Bình Giang (Cậy, Hợp Lễ)... (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh), Móng Cái (Quảng Ninh), Hương Canh (Vĩnh PHúc)...

Trung tâm gốm Nam Sách nổi tiếng với chiếc bình hoa lam do nghệ nhân Bùi Thị Hý chế tạo vào năm thứ 8 niên hiệu Thái Hòa, đời vua Lê Nhân Tông (1450). Nam Sách cũng còn được biết đến với nhóm tác phẩm gốm men lam xám có minh văn của nghệ nhân Đặng Huyền Thông và vợ ông là Nguyễn Thị Đỉnh ở cuối thế kỷ 16.

Hơn 20 năm qua, Hải Dương còn được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biết đến với các đợt khai quật khảo cổ học di tích gốm Chu Đậu, Mỹ Xá, Cậy, Hợp Lễ, làng Ngói ... Các phát hiện khảo cổ này góp phần nghiên cứu về lịch sử, xã hội thời đó và đặc biệt là sự phát triển của nghề gốm tại Hải Dương. Qua đó ta thấy loại hình phổ biến thời kỳ này là: Ấm, âu, ang, bát, đĩa, chén, bình, lọ, hộp... Đề tài trang trí trên gốm có các loại linh thú: Rồng, phượng, lân. Các loài thú: Sư tử, hươu, voi, ngựa có cánh. Các loài thủy sinh: Cá nước ngọt, tôm, cua. Các loài chim: Thiên nga, sáo, bồ nông, chích chòe... Phong cảnh và nhân vật: Người chèo thuyền, cưỡi ngựa ... Các loại hoa lá: Sen, súng, cúc, mai đào, phù dung, lá đề, băng cánh sen. Các loại văn khác như: Sóng nước, văn hình sin, ngọc báu, hồi văn, vân mây...

Cùng với kết quả khai quật gốm vùng Hải Dương, các loại hình đồ gốm tàu cổ Cù Lao Chàm đã cho thấy tính chất, đặc điểm về niên đại, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử đồ gốm cổ Việt Nam trong thời kỳ này.

Từ khóa » đồ Gốm Thời Lê