Đo Huyết áp Tay Nào Và Cách đo đúng Tại Nhà

1. Chênh lệch huyết áp ở hai tay - những vấn đề cần lưu ý

1.1. Vì sao có sự chênh lệch huyết áp ở hai tay?

Thực tế đo huyết áp cho thấy có xảy ra trường hợp huyết áp tay phải cao hơn so với tay trái một chút hoặc ngược lại. Điều này xuất phát từ sự ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh như băng tay đeo lỏng hay chặt, tâm lý người được đo có căng thẳng hay không,...

Một số trường hợp bị chênh lệch huyết áp ở hai tay là do bệnh lý tim mạch

Một số trường hợp bị chênh lệch huyết áp ở hai tay là do bệnh lý tim mạch

Bên cạnh đó cũng có. không ít trường hợp chỉ số huyết áp ở tay phải cao hơn so với tay phải là do cấu trúc giải phẫu. Nguyên nhân gây ra điều đó là do hệ thống động mạch bên phải đi từ thân động mạch của cánh tay đầu. Vị trí này gần tim hơn hệ động mạch ở tay trái nên khi tim co bóp thì áp suất hơi ở hệ động mạch tay phải sẽ cao hơn. Kết quả là huyết áp đo ở tay phải cao hơn tay trái.

1.2. Chênh lệch huyết áp giữa hai tay - khi nào là bất thường?

Các bác sĩ Tim mạch chia sẻ rằng: chỉ số huyết áp ở hai tay sẽ có sự chênh lệch nhẹ, rất ít khi bằng nhau. Nếu mức chênh lệch này không vượt quá 10 mmHg thì nó là bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi chỉ số huyết áp giữa hai tay chênh lệch quá 10 mmHg thì cần phải tìm ra nguyên nhân xem có phải là do bệnh lý nào đó hay không.

Như vậy, những trường hợp có chỉ số huyết áp tay phải cao hơn tay trái vượt mức 10 mmHg sẽ được xem là bất thường và có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Cơ chế bệnh lý ở đây là do chấn thương, xơ vữa,... khiến cho hệ động mạch chủ tay phải bị thu hẹp lại và làm tăng sức cản ngoại biên. Kết quả của tình trạng ấy chính là huyết áp ở tay bên phải cao hơn tay bên trái.

2. Nên đo huyết áp tay nào và hướng dẫn cách đo đúng

2.1. Nên đo huyết áp ở tay nào?

Có sự chênh lệch huyết áp như vậy thì đo huyết áp tay nào mới cho kết quả đúng? Chuyên gia tim mạch khuyên bạn nên đo huyết áp ở cả hai tay, mỗi bên vài lần. Khi đo như vậy thì tùy từng trường hợp bạn nên làm như sau:

Bảng chỉ số huyết áp trong từng trường hợp cụ thể

Bảng chỉ số huyết áp trong từng trường hợp cụ thể

- Nếu chỉ số huyết áp ở tay trái cao hơn hoặc bằng chỉ số ở tay bên phải thì những lần tiếp theo hãy liên tục đo huyết áp ở bên tay trái. Nếu chỉ số huyết áp ở tay bên phải cao hơn tay bên trái thì lại tiếp tục đo huyết áp ở tay phải. Cứ làm như vậy thì sẽ có được kết quả ổn định.

- Nếu chỉ số huyết áp đo được ở hai tay chênh lệch thì cần thực hiện lại thao tác sai cho đảm bảo được mọi chỉ dẫn đều đã được thực hiện đúng. Nếu đã chắc chắn thực hiện đúng thao tác mà kết quả đo hai bên vẫn có chênh lệch lớn thì đây là bất thường và cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám ngay.

Mặc dù đã xác định được đo huyết áp tay nào đúng nhưng người có sự chênh lệch chỉ số huyết áp ở hai tay do bị bệnh hẹp động mạch chủ từng đoạn hoặc hẹp eo động mạch chủ ngực thì không nên tự đo huyết áp tại nhà, thay vào đó hãy đến cơ sở y tế để thực hiện việc này.

2.2. Cách đo huyết áp tại nhà sao cho đúng

Với những trường hợp tự đo huyết áp tại nhà, bên cạnh việc tìm hiểu nên đo huyết áp tay nào thì cũng cần nắm vững cách đo huyết áp để có được chỉ số đúng:

- Về tư thế đo

Người được đo huyết áp cần có một tư thế ngồi thật thoải mái và nên thư giãn tâm lý trước khi đo khoảng 5 phút. Tuyệt đối không nên đo huyết áp khi mới leo cầu thang, chạy nhanh, bị mệt, bị đói, ăn quá no,... vì những lúc này chỉ số huyết áp sẽ không đúng.

- Vị trí đo

+ Đo ở bắp tay: đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn và đảm bảo sao cho điểm cảm ứng nằm phía trên cách nếp khuỷu tay khoảng 2cm.

+ Đo ở cổ tay: cánh tay gập ở góc 45 độ để cho cổ tay ngang tầm với tim.

Khi băn khoăn chưa biết nên đo huyết áp tay nào người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ để biết cách đo đúng

Khi băn khoăn chưa biết nên đo huyết áp tay nào người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ để biết cách đo đúng

- Thao tác đo

Khi đã xác định đúng tư thế và vị trí để đo huyết áp, bạn hãy đeo bao quấn tay rồi bấm nút điều khiển ở trên máy để đo. Tư thế đo cần được giữ nguyên cho tới khi màn hình hiển thị kết quả.

2.3. Khi đo huyết áp tại nhà cần lưu ý

Bên cạnh việc ghi nhớ nên đo huyết áp tay nào thì khi đo huyết áp tại nhà bạn cũng cần lưu ý:

- Không hoạt động trong khi đang đo huyết áp để tránh làm sai lệch kết quả đo.

- Chọn tư thế ngồi thật thoải mái, không nên ngồi trên ghế quá thấp so với chiều cao cơ thể.

- Nên đi tiểu tiện trước khi đo huyết áp vì khi bàng quang chứa đầy nước có thể chỉ số huyết áp sẽ tăng lên.

- Vòng bít phải được cuốn trực tiếp vào tay chứ không cuốn thông qua một lớp nào khác.

- Đo huyết áp ở cả hai tay rồi chọn lấy kết quả ở cánh tay có chỉ số huyết áp cao hơn.

- Mỗi ngày nên đo huyết áp hai lần: trước khi uống thuốc buổi sáng và sau bữa ăn chiều 1 giờ.

- Tất cả các kết quả, ngày và giờ đo cần được ghi lại cụ thể để khi bác sĩ cần sẽ có cơ sở để cung cấp.

- Chỉ số huyết áp:

+ Được xem là bình thường: huyết áp tâm thu < 120 mmHg; huyết áp tâm trương < 80 mmHg.

+ Được xem là cao: huyết áp tâm thu > 140 mmHg; huyết áp tâm trương > 90mmHg.

+ Được xem là dấu hiệu tiền cao huyết áp: các chỉ số huyết áp có giá trị nằm giữa huyết áp bình thường với huyết áp cao (huyết áp tâm trương trong khoảng 80 - 89 mmHg hoặc huyết áp tâm thu trong khoảng 120 - 139 mmHg).

+ Được xem là thấp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc giảm xuống 25 mmHg so với chỉ số huyết áp bình thường.

Hy vọng qua những chia sẻ này bạn sẽ không còn băn khoăn nên đo huyết áp tay nào nữa và biết cách theo dõi chỉ số huyết áp của mình để kịp thời phát hiện bất thường nguy hại cho sức khỏe. Nếu cần tìm hiểu thêm bất kỳ vấn đề nào có liên quan, bạn đọc có thể chia sẻ qua tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.

Từ khóa » Chênh Lệch Huyết áp 2 Tay