Nên đo Huyết áp ở Tay Nào?
Có thể bạn quan tâm
Huyết áp ở 2 cánh tay bên trái và bên phải không hoàn toàn giống nhau khi đo. Vậy nên đo huyết áp ở tay nào cho chuẩn xác, cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới.
Huyết áp ở tay phải và tay trái không giống nhau
Khi đo huyết áp, người ta thường lựa chọn đo ở động mạch cánh tay cơ bản đại diện cho huyết áp động mạch chủ, tuy nhiên huyết áp ở 2 cánh tay này lại không hoàn toàn giống nhau.
Theo lý thuyết không có sự khác nhau lớn giữa huyết áp ở tay phải và tay trái. Nhưng trên thực tế khi đo huyết áp, ở cánh tay phải cao hơn 1 chút hoặc cánh tay trái cao hơn 1 chút. Đó là bởi huyết áp luôn chịu ảnh hưởng của tâm sinh lý con người, chịu tác động của hoàn cảnh xung quanh, băng đeo tay buộc chặt hay lỏng nên trị số đo thường dao động và không ổn định.
Thông thường, huyết áp cánh tay trái và cánh tay phải chênh lệch không quá 20mmHg. Nếu huyết áp ở 2 tay chênh lệch quá con số này thì phải xem xét bệnh nhân có bệnh lý khác kèm theo hay không (như động mạch chủ hẹp lại, viêm động mạch lớn). Khi này, bác sĩ cần đo lại và tìm ra nguyên nhân để tiến hành điều trị.
Nên đo huyết áp ở tay nào?
Chính do huyết áp ở 2 tay không giống nhau nên nhiều người thắc mắc nên đo huyết áp ở tay nào cho chuẩn xác nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn vẫn khuyên mọi người nên đo huyết áp vài lần ở cả 2 tay. Khi đó sẽ cho kết quả đo như sau:
Đồng nhất tay đo huyết áp cho những lần đo khác nhau
- Nếu kết quả đo huyết áp cho thấy chỉ số ở tay trái cao hơn hoặc bằng với tay phải, bạn nên tiếp tục đo huyết áp ở tay trái vào những lần tiếp theo. Nếu chỉ số huyết áp ở tay phải cao hơn thì nên tiếp tục đo ở cánh tay này. Sự đồng nhất như vậy sẽ mang lại hiệu quả ổn định và chắc chắn cho những lần đo huyết áp khác nhau.
- Nếu kết quả đo huyết áp ở 2 tay có sự chênh lệch thì bạn nên thực hiện lại thao tác để đảm bảo mình đã làm đúng mọi chỉ dẫn. Nếu đo lại vẫn thấy có sự chênh lệch lớn kết quả giữa 2 tay thì bạn nên đi khám, bởi đây là dấu hiệu của 1 số bệnh nguy hiểm.
Những bệnh nhân có bất thường về huyết áp ở 2 tay như bệnh hẹp eo động mạch chủ ngực hoặc bệnh hẹp động mạch chủ từng đoạn thì không nên tự đo tại nhà mà nên đến đo huyết áp tại các cơ sở y tế cho chính xác.
Khi đo huyết áp, bạn cần chú ý tư thế đo đúng. Trước khi đo, bệnh nhân cần nằm nghỉ trong môi trường yên tĩnh 10 – 15 phút. Khi đo, huyết áp kế luôn được đặt ngang ngực với tầm của trái tim và sử dụng tay trái đo. Bệnh nhân không được gồng tay hay cử động để đảm bảo cho chỉ số chính xác.
Từ khóa » Chênh Lệch Huyết áp 2 Tay
-
Chênh Lệch Huyết áp 2 Tay: Đo Tay Nào đúng?
-
Cảnh Báo Khi Chỉ Số Huyết áp ở Hai Cánh Tay Khác Nhau
-
Đo Huyết áp Tay Nào Và Cách đo đúng Tại Nhà
-
Sao đo Huyết áp 2 Tay, Chỉ Số Khác Nhau? - Báo Tuổi Trẻ
-
Chênh Lệch Huyết áp Hai Cánh Tay Báo Hiệu đột Quỵ
-
Phát Hiện Mới Về Lý Do Phải đo Huyết áp Cả 2 Tay
-
Chỉ Số Huyết áp 2 Cánh Tay Khác Nhau Có Sao Không? - Suytim
-
- HUYẾT ÁP HAI BÊN TAY LIỆU CÓ BẰNG NHAU?...
-
Nên Kiểm Tra Huyết áp ở Cả 2 Tay
-
TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ MỐI ...
-
Hãy đo Huyết áp Hai Tay Và Giải Quyết Ngay Khi Có Chênh Lệch
-
Các Nguyên Nhân Gây Chênh Lệch Huyết áp 2 Tay?
-
Theo Dõi Huyết áp động Mạch - Bệnh Viện Quân Y 103