Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn? Thưa mấy anh trên diễn đàn tôi. Tình hình bão số 7 sắp đổ bộ. Chiều mai thi cơn bão nền móng của tôi sẽ chính thức đổ bộ. Anh nào giúp tôi xử lí cái vấn đề này với : Về độ lệch tâm trong móng ( lệch tâm 1 phương ). TRong bước tính toán kích thước đáy móng, người ta kiểm tra điều kiện móng chịu tải lệch tâm. e = (M0tc + Q0tc.h)/( N0tc + G ) NHƯNG : Khi tính chiều dày của móng hm. Tải trọng tính toán. Độ lệch tâm e đã tính có khác là :e = (M0tc + Q0tc.h)/N0tc Tại sao? Tôi rất thắc mắc. công thức dưới không có G. Với G là trọng lượng của thân móng và lớp đất trên móng. Mong phản hồi từ các anh. Tôi núp bão ngóng tin radio ^^ Có 52 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: |
| Con mèo con nầy đặt câu hỏi thông minh. khó trả lời > Theo ngu ý thì: a) toán kích thước đáy móng, theo áp suất xuống mặt đất nên có trọng lượng G (tạo một phần áp chia đều trên móng). Xét theo tâm hình học của đáy móng. b) tính chiều dày của móng hm, chia áp suất hình tam giác theo chiều dầy. Theo quy luật cân bằng chống lật, do tổng sô mômen qua trọng tâm nằm giửa móng. Đúng sai xin mời các chuyên gia vào chém PS: tôi tin09x1b núp cho kỷ, chúc bình an. Qua cơn bảo, trời sáng lại thì vào Dđ hỏi tiếp | GordonEt | |
| sinh vien: có khi nào do loại móng quyết định hay không nhỉ, có nghĩa là phụ thuộc vào trọng lượng bản thân của loại móng đó và hình dạng nữa | ao anh xa | |
| NẾU có G thì bạn lấy G bẳng bao nhiêu??? | DonaldMi | |
| Tôi học bách khoa đà nẵng bạn. Miền trung mới mưa bão ri đây. công thức trên mới dùng tính toán sơ bộ kích thước abh Công thức dưới để tính bên bề dày móng bạn. Sách tôi dùng là Nền và Móng - Lê Xuân Mai, Đỗ Hữu Đạo BKDN Cám ơn bạn quan tâm. Mong rằng cái thắc mắc này sẽ được giải đáp để ăn ngon ngủ ngon | Williamon | |
| hình như là bạn đang đi tính hm mà cái h bạn lấy ở đâu ra nhỉ? | KennethOt | |
| Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá. | Luckyman | |
| cái G này là bằng cái dung trọng của vật liệu và lớp đất bên trên nhân với cái thể tích từ đáy móng lên mặt đất. Thể tích này là khối hộp chữ nhật. h ở đấy lấy là chiều sâu chôn móng. Lúc đầu tôi cũng nghĩ là : quái, hm đâu ra mà tính nhưng ở đây đâu quan tâm đâu, vì thằng gama là chọn trung bình rồi. hic Tại sao không tính G vào? tại sao không tính G vào ? >( hấp hối rồi mấy bác ơiiiiiiiiiiiiiiiiii | profilmuoinam15 | |
| tôi học ông Đạo, bữa trước có nghe Thầy giảng là khi tính chiều cao móng, thì ko kể cái phần trọng lượng bt và đất phía trên, còn tại sao thì Thầy ko giải thích . bữa đó tôi cũng hơi lơ mơ về vấn đề này. P/s: tôi học 09X1A | trangyu lan | |
| Bà cô cũng bắp cải su lơ. Hỏi mà cô không giải thích. Chắc hỏi thầy ngọc. Có khi nào họ viết rứa thôi, hay in ấn lỗi, hay..... ( bí quá suy nghĩ bậy bạ mong anh tranchinh bỏ qua mấy lời nói buộc miệng của tôi ) Bác umy mời mấy anh chuyên cơ đất nền móng của tôi giảng cho chúng tôi với ^^ ( không tag được như facebook hè ) | MichaelKet | |
| cái tính toán kích thước sơ bộ của đáy móng tôi nhớ ko nhầm thì đâu có thấy có e nhỉ, chỉ có giả sử chiều sâu chôn móng, tính R >Fsb rồi nhân với hệ số 1,1 hay 1,2 gì đó >kích thước đáy móng....rồi kiểm tra.... đâu có tính e è j nhỉ lấu quá rồi ko biết tôi có nhớ nhầm ko nữa??? với lại tính hm để kiểm tra điều kiện chọc thủng, và mô men nhưng tôi ko thấy trọng lượng bản thân nó ko gay ra chọc thủng, và mô men " bác UMY" nhớn tuổi rối bạn ko nên gọi là anh... | WeksizzySl | |
| Tính toán kích thước đáy móng người ta phải kể đến trọng lượng bản thân móng và của đất phủ lấp để kiểm tra xem có thỏa mãn điều kiện cường độ tiêu chuẩn đất nền hay không, như vậy mới tính được áp lực tiếp xúc dưới đáy móng sát với thực tế. Khi tính chiều cao móng là người ta tính toán và kiểm tra theo độ bền cho móng theo lý thuyết bê tông cốt thép nên không kể đến trọng lượng móng và đất phủ lấp vì nó tự triệt tiêu với phần phản lực đất nền do nó gây ra. Tính chiều cao móng thì theo các điều kiện sau: +Điều kiện cắt trực tiếp +Điệu kiền độ bền chống uốn +Điều kiện chống chọc thủng trên mặt phẳng nghiêng Vì vậy khi tính chiều cao móng không kể đến đất phủ lấp là thế. Haizzaa không biết đúng không nữa. | ArthurGip | |
| Nếu giải thích rõ ràng thì đây: Tính chiều cao móng là tính theo TTGH I cho móng, nói cách khác là tính toán độ bền cho móng và vì sao người ta không tính trọng lượng bản thân móng và đất phủ lấp là vì: Áp lực lên nền do trọng lượng móng và đất trên móng tự triệt tiêu với phần phản lực nền do nó gây ra vì vậy không gây ra dạng phá hỏng nào của móng và không cần kể đến khi tính toán cường độ tính toán ở đáy móng. Thực tế phân bố áp lực dưới đáy móng phụ thuộc vào biến dạng của bản thân móng. Móng đơn bê tông cốt thép dưới cột mặc dù có bị uốn nhưng do chiều dài phần công sơn không lớn, biến dạng của móng nhỏ hơn rất nhiều so với độ lún của nền. Thiên về an toàn có thể coi móng là tuyệt đối cứng, cường độ tính toán dưới đáy móng phân bố tuyến tính và được xác định theo công thức Sức bền vật liệu. Không cần nghĩ cho phức tạp làm gì nhiều. Haizaa. | tieu sao | |
| tùy theo các loại cọc ma chúng ta chú ý đến 1 vấn đè nào đó:trường hợp của bạn theo tôi nó liên quan tôii công thức khác,công thức trên chỉ áp dụng cho vài vấn đề thôi bạn. | profiltam | |
| cu cho no k lech tam la ok | mtv_0201 | |
| trong các giáo trình thường tính e rồi suy ra tỷ số l/b của móng rồi từ đó xđ sơ bộ kích thước móng (tất nhiên chỉ là hên xui thôi vẫn phải kiểm tra lại).tôi cũng thấy giống bạn chiều cao móng thì ko có e.và tôi học sách của Phan Hồng Quân thì công thức ko có G mới là để tính e khi chọn sơ bộ kt móng | greent | |
| Nghĩa là ngược lại với tụi tui học rồi. Nếu thế thì giải thích răng anh tranchinh. Hay là có tính G vào cũng chỉ để tăng độ "an toàn " | opera | |
| Vì sao lúc tính G lúc không tính thì anh giải thích rồi. Chú mày vẫn còn lăn tăn cái gì | jinchan | |
| lăn tăn ở chỗ : sao 2 thầy 2 sách. Chỗ tính kích thước đáy móng, trường tôi dạy là có G. Mà nghe trường bạn chinhxd1 của thầy Quân là không tính G đó anh. | ngoctrinh | |
| Các chú đang nói linh tinh cái gì thế . Học hành không nắm vững bản chất thế này thì chết. Còn thắc mắc gì nữa không. | hiepsitayto | |
| Ôi thôi...chú chỉ mới nghe, lâu nay những cái chú nghe đều cho là đúng cả à. Thầy Quân mà biết chắc thầy ý buồn lắm đá | Arthumters | |
| Cơ bản móng nông là rứa đó anh. Tuần sau qua móng cọc chắc lại rộn ràng nữa anh nà. em mới send anh 1 tin nhắn trong box anh. anh coi được thì giúp tôi ^^ | profilmuoibay17 | |
| đồng ý nới anh những điều trên,nhưng ý bạn ấy muốn hỏi ở đây là công thức tính độ lệch tâm,mà tôi đọc sách thì phần kích thước móng trong công thức tính e ko có G gì hết(tạm thời chưa xét đến hiểu bản chất hay ko nhé ) còn tôi cũng chưa biết sử dụng e để tính chiều cao móng như thế nào .hj | profillink10 | |
| Để khỏi phải lăn tăn và nhầm lẫn, khi tính thêm cái e làm gì cho mất thời gian thì khi tính áp lực dưới đáy móng các bạn tính theo công thức (2.25) như hình 1 phía dưới. Trong đó Wx momen chống uốn của tiết diện đáy móng đối với trục x, Wy momen chống uốn của tiết diện đáy móng đối trục y. Wx=bL^2/6, Wy=Lb^2/6; b,L lần lượt là bề rộng và chiều dài đáy móng. Công thứ (2.26) biến đổi từ công thức (2.25) mà ra thôi. Người ta lập thêm công thứ (2.26) để cho thấy tương quan giữa độ lệch tâm e và chiều dài đáy móng đối với áp lực dưới đáy móng mà thôi. Ví dụ: Khi el/6 thì Pmin tiêu chuẩn . Không thầy đố mày làm nên ! | RaymondEr | |
| sao mới đấu bạn bảo khác trường tôi mà,làm tôi thắc mắc làm bác tranchinh có vẻ ko vui | tandc128 | |
| Chắc là cô giáo bạn ý viết nhầm thôi. | profilmuoisau16 | |
| Anh không vui vẻ lúc nào. Tại chú tôi bảo là ngược lại với sách trường tôi đang học thì ai mà biết nó ngược đến đâu. Anh tôi lên đây là để trao đổi chuyên môn chứ hay hớm gì việc nặng nhẹ với nhau phải không hả cả bạn tin09x1b nhỉ | truongtiengka | |
| Quả thật nếu có công thức đó thì có lẽ là do anh không biết chứ không phải thầy tôi ...sai đâu he he cái này về tôi hỏi lại thầy rồi lên đây chia sẻ với anh tôi. Thông thường và theo quan điểm của anh thì không có cái G trong công thức tính độ lệch tâm e đâu. | sieunhangiambeo | |
| Tôi học Bách khoa đà nẵng mà. Ý tôi là bạn nói đúng " cái cần hỏi của tôi " tức là 2 sách 2 thầy, 2 trường khác nhau viết công thức khác nhau. khác ở chỗ là : tính sơ bộ tiết diện vẫn dùng G vào công thức tính e. Còn trường bạn chinhxd1 thì không tính thêm G Hì, tôi nói không rõ ràng làm bạn hiểu nhầm | AlbertgeK | |
| Thực ra cái độ lệch tâm đó là người ta biến đổi từ công thức (2.25) thành (2.26) để cho thấy mối tương quan giữa độ lệch tâm, cạnh của móng với biểu đồ ứng suất dưới đáy móng mà thôi như tôi đã nói ở trên. Về sau tính toán bền cho móng thì không cần dùng đến nó làm gì nữa. Cứ tính theo công thức (2.25) ở trên để tính áp lực tính toán là được rồi | lightzar | |
| Những tài liệu anh từng đọc cũng chưa có tài liệu nào dùng G vào công thức tính e cả. Nếu là sách thì sách nào, nếu là sách của bách khoa đà nẵng thì là 2 công thức anh đưa phía trên đấy làm gì có G giếc gì. | StephenDAK | |
| Em biết anh đọc cuốn nào rồi đó. A đọc cuốn bài giảng tháng 9/2006 Cuốn tôi đang dùng là Giáo trình mới xuất bản năm 2010 của Thầy Lê Xuân Mai - ĐỖ Hữu Đạo Không có bản mềm anh à: có cái link giới thiệu của thầy Đạo http://scv.udn.vn/dhdao/Sach/?Style=3&id=731 thôi ạ | StephenDAK | |
| Vì sao tính thêm G và không tính thêm G thì ở bài 15#, 16# anh đã nói rồi. Còn khi tính độ lệch tâm e của móng kể thêm G + lực dọc chân cột = lực dọc ở đáy móng để tính e cũng không sai. Nhưng lại dùng cái e này để tính áp lực đáy móng (để kiếm tra tiết diện đáy móng )lại mâu thuẫn với công thức ban đầu của nó (công thức 2.25). Thôi tôi về hỏi thầy xem, không nhớ thì ghi âm lại nhé. Để ta chốt topic này lại cho anh tôi thỏa mãn. | SpencerJalf | |
| OK anh tranchinh. chứ như ri anh tôi cũng bức rức khó chịu. | phuonganh12 | |
| Cuối cùng thì tôi cũng hỏi được rồi. Em xin gửi lời giải thích lên mấy anh chị : 1. đối với tính toán kích thước đáy móng, có kể thêm G trong tính lệch tâm ea. tại vì : - Tải trọng công trình tác dụng lên đáy móng thường được xác định tại cao trình mặt đất. - Tải trọng tính toán tại đáy móng là : Ntc đáy = N0tc +G , Mtc đáy = M0tc +Qotc nhân h . độ lệch tâm ea = (Mtc đáy)/(Ntc đáy) - tính toán bằng điều kiện áp lực tiêu chuẩn với tải trọng tiêu chuẩn của tổ hợp tải trọng chính 2. Đối với tính toán bề dày móng hm thì : - Tính toán kết cấu ổn định với tải trọng của công trình. - Dùng tải trọng tính toán của tổ hợp bổ sung, tính với tổ hợp bất lợi nhất. Tổ hợp bất lơi nhất ở đây là không tính kèm theo lớp đất bên trên. ( ví dụ sau này do tác nhân nào đó như rửa trôi, xói mòn chẳng hạn. lớp đất mất đi thì là trường hợp bất lợi nhất ) hế hê | lightzar | |
| Cô giáo của bạn giải thích nguyên văn với bạn vậy à. Anh thì thấy không đúng. Trường hợp móng có tầng hầm thì tải trọng G (một bên) đó gây (mo men) lệch tâm cho móng thì còn tính vào nhưng nếu dùng cho trường hợp tổng quát thì không chuẩn. Câu thứ 2 giải thích không rõ ràng và không đi vào bản chất. Các bác cao thủ diễn đàn tôi vào cuộc đi ạ. Tôi đến đây cũng chịu rồi... Trong các tài liệu về nền và móng tôi biết cũng chưa có cái nào cho G (trọng lượng móng và đất phủ lấp) vào trong trường hợp tính độ lệch tâm tổng quát cả. | RaymondEr | |
| câu thứ 2 là nguyên văn đó anh. còn câu 1 thì không. câu 1 tôi trích ra từ giáo trình của thầy, tái bản và sửa đổi năm ngoái. Hay là tôi chụp ảnh giáo trình rồi up lên. anh coi thử Ở mức độ nhận thức như tôi, thầy giải thích , tôi thấy hợp lí, rồi ghi nhận, chứ phản biện thì chưa đủ trình. | MaroldPl | |
| e=(m+Q.Hm)/n .....la đúng hay sai mấy anh/chị | MichelPurn | |
| m là cái gì? n là cái gì? trích từ trong sách nào? | nguoixau | |
| Ko hiểu ông này hỏi cái quái gì?hỏi về lệch tâm thì toàn nói chuyện ở đâu?thế nào là móng đơn chịu tải lệch tâm?về học lại lý thuyết đi(các công thức tính lệch tâm có trong sách ấy và ông muốn tính ra cái quái gì?đây là bài kiểm tra ngược thôi,khi bạn đã có tiết diện của cấu kiện thì tính kiểm tra lại đơn giản thôi! | MichaelKet | |
| khi tính toán móng đúng tâm thì ko độ lệch tâm theo phương x , phương y là bằng o => ko có e . khi tính toán móng lệch tâm thì phải tính e chứ bác . | test1212 | |
| Phần bê tông móng và đất đắp bên trên có trọng tâm (điểm đặt lực trùng với tim móng nên phần tải trọng này không lệch tâm do đó nó không đưa vào công thức tính lệch tâm. Ngược lại tải trọng do công trình truyền xuống qua cột (điểm đặt lực là tim cột) lệch với tâm móng đương nhiên được dùng để tính độ lệch tâm. | Charlesquew | |