ĐỘ MẶN – THÔNG SỐ QUAN TRỌNG TRONG BỂ CÁ NƯỚC MẶN
Có thể bạn quan tâm
Độ mặn là một trong những thông số được kiểm tra thường xuyên trong bể cá nước mặn. Đây thường là thông số nước đầu tiên mà nhiều người chơi thủy sinh kiểm tra và rất quan trọng trong việc pha nước mặn nhân tạo. Có nhiều cách để đo độ mặn, một số cách chính xác hơn những cách khác. Trong blog này, chúng ta sẽ thảo luận về độ mặn là gì, tầm quan trọng và cách đo độ mặn trong bể cá.
ĐỘ MẶN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Độ mặn là phép đo tất cả các muối hòa tan trong nước. Nước biển là một dung dịch hóa học phức tạp có chứa hầu hết mọi nguyên tố ở các nồng độ khác nhau. Nước biển có chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ, và một loạt các nguyên tố vi lượng. Một số yếu tố quan trọng hơn những yếu tố khác trong việc xác định độ mặn. Các nguyên tố chủ yếu tồn tại là Clorua (19.000 ppm*), Natri (10.500 ppm), Sunfat (2.700 ppm), Magiê (1.300 ppm), Canxi (420 ppm) và Kali (400 ppm).
Nguyên tố chủ yếu của nước biển là Clorua và Natri, vì vậy sự thay đổi từ các nguyên tố khác không ảnh hưởng đến độ măn trong nước. Độ mặn tự nhiên của nước biển là 35 ppt** (mỗi kg nước biển có 35 gram muối hòa tan), tương ứng với trọng lượng riêng là 1,0264 và độ dẫn điện là 53 mS/cm. Ngoài ra nước lợ có độ mặn từ 0.5 ppt đến 30 ppt và nước ngọt có độ mặn dưới 0.5 ppt.
*Part per million (ppm): còn được hiểu là milligram/Lít
**Part per thousand (ppt): còn được hiểu là gram/Kg
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỘ MẶN TRONG NUÔI CÁ BIỂN
Như đã đề cập ở trên, độ mặn là thông số cực kì quan trọng đối với bể cá nước mặn (bể cá biển), là thông số được đo đầu tiên trong quá trình hình thành hệ sinh thái phù hợp với loài cá được chọn nuôi. Trong khi mỗi loại cá yêu cầu thông số căn bản (pH & độ mặn) nhất định, để hạn chế tối đa rủi ro sai thông số, người nuôi thường pha nước mặn nhân tạo bằng hỗn hợp muối thương mại dành cho bể cá pha với nước máy hoặc nước khử ion thẩm thấu ngược (nước RO). Để đảm bảo độ mặn tương thích với loài cá được chọn, người chơi thủy sinh phải đo độ mặn của nước khi thêm muối để có được thông số phù hợp.
Đo độ mặn phải được thực hiện liên tục và thường xuyên trong suốt quá trình chơi thủy sinh, từ khi lần đầu tiên thiết lập hồ cá hoặc khi thực hiện thay nước định kỳ. Theo dõi độ mặn của nước biển nhân tạo là rất quan trọng vì nếu nước có độ mặn không phù hợp, có thể gây căng thẳng, bệnh hoặc mất cân bằng thông số hồ tạo cơ hội cho các loại rêu tảo kí sinh hình thành.
Theo hướng dẫn chung, tốt nhất là duy trì độ mặn 1,026 (hoặc 35ppt hoặc độ dẫn điện 53 mS/cm) và nên tìm hiểu về loài cá bạn chọn mua đến từ đâu để biết thông tin về các thông số cơ bản đúng với môi trường sống của chúng. Một số loài sống ở biển Đỏ sẽ yêu cầu độ mặn cao hơn, hoặc loại thích độ mặn thấp hơn vì chúng sống 2 môi trường lợ và mặn. Ví dụ loài cá thông dụng được ưa chuộng hiện tại:
- Cá hề – độ mặn 1.026 (hoặc 34.5 ppt)
- Một số loài Tang thông dụng (Blue, Yellow, …) – độ mặn <1.027 (hoặc <37 ppt)
*Lưu ý nhỏ cho những bạn mới chơi bể cá nước mặn: Nếu bể cá bị bốc hơi vơi đi, bạn châm nước ngọt vào hồ vì tuy nước bốc hơi nhưng ion muối vẫn còn trong hồ. Nếu bạn châm thêm nước muối sẽ làm tăng độ mặn và ảnh hưởng đến cá. Vừa châm nước vừa đo độ mặn nha!
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ MẶN
Các phương pháp thông dụng của người chơi cá biển là sử dụng tỷ trọng kế, khúc xạ kế, thước đo độ mặn, bút đo và máy đo độ dẫn điện.
Tỷ trọng kế, khúc xạ kế và thước đo độ mặn là các dụng cụ được lựa chọn nhiều nhất vì giá thành dễ mua nhưng đổi lại tính chính xác thấp, khó sử dụng (chỉ chính xác khi nước ở điều kiện cụ thể mà thiết bị yêu cầu) và chỉ đo được độ mặn chứ không tích hợp đo được các thông số khác.
Bút đo và thiết bị đo điện tử được ít lựa chọn hơn nhưng mang lại tính chính xác cao hơn cũng như thao tác đo đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. Được tích hợp nhiều phép đo trong một thiết bị như ppt, PSU (Practical Salinity Unit - độ mặn thực tế), tỷ trọng và nhiệt độ.
*Ngoài phép đo tỷ trọng (S.G) và khúc xạ, phép đo độ dẫn điện hay có thể hiểu là phép đo các chất rắn ion hòa tan có trong nước được xem là phương pháp đo độ mặn hiệu quả nhất do cộng đồng khoa học tin chọn. Khi các muối trở thành ion khi hòa tan trong nước có thể dẫn dòng điện được máy đo cảm nhận và thể hiện bằng đơn vị PSU (hoặc mS). Nhiệt độ cũng rất quan trọng khi đo độ mặn vì tính linh động của các ion tăng lên khi nước trở nên ấm hơn hoặc chậm hơn khi lạnh hơn nên cần phải có sự điều chỉnh phép đo để có được thông số chính xác.
THIẾT BỊ ĐO ĐỘ MẶN CỦA HANNA INSTRUMENTS LÀ LỰA CHỌN TỐT NHẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG
Kể từ khi vào thị trường Việt Nam, dòng thiết bị đo độ mặn của Hanna Instruments đặc biệt nhất là sản phẩm HI98319 được nhiều bạn tin dùng trang bị vào bộ dụng cụ của mình để đảm bảo sức khỏe cho bể cả biển của mình. Sở hữu nhiều ưu điểm như:
Ngoài ra với những yêu cầu thông số cụ thể khác trong bể cá biển như Nitrate (NO-3), Canxi, Photpho, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm Checker chuyên dụng với thiết kế đẹp mắt của Hanna Instruments tại đây:
Từ khóa » độ Ph Của Nước Lợ
-
So Sánh đặc điểm Nước Biển Và Nước Lợ Trong Quản Lý Ao Nuôi Tôm ...
-
Nước Lợ – Wikipedia Tiếng Việt
-
PH - Thông Số Chất Lượng Nước Thường Bị Bỏ Qua
-
XL-Cách Tăng Và Giảm độ PH Trong Nước Ao Nuôi Trồng Thủy Sản
-
Góc Chuyên Gia: Lưu ý Về Môi Trường Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ
-
Nước Lợ Là Gì Và được Hình Thành Như Thế Nào? - SWD
-
Chỉ Tiêu Nước Nuôi Tôm - Những Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sự Sống Còn ...
-
Phương Pháp đo độ Mặn Nhanh Chóng Và Chính Xác Nhất
-
Nước Lợ Là Gì? Phương Pháp Xử Lý Nước Lợ
-
Xử Lý Nước Lợ Thành Nước Ngọt – Sinh Hoạt – Nấu ăn
-
Quản Lý Môi Trường Ao Tôm Nước Lợ Mùa Mưa - TỈNH CÀ MAU
-
Cách Quản Lý Môi Trường Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa
-
Những điều Cần Biết Về TDS TRONG NƯỚC - Mutosi