Xử Lý Nước Lợ Thành Nước Ngọt – Sinh Hoạt – Nấu ăn
Có thể bạn quan tâm
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- XỬ LÝ NƯỚC LỢ THÀNH NƯỚC NGỌT
- I. Nước lợ là gì?
- II. Đề xuất công nghệ xử lý nước lợ
- 1. Công nghệ xử lý nước lợ
- 2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước lợ
- III. Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Xử lý nước lợ cũng như việc xử lý nước nhiễm mặn trong các mùa hạn hán, là việc làm hết sức cần thiết để cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và đời sống. Sự khan hiếm nước ngọt tự nhiên ngày càng diễn ra nghiêm trọng trong điều kiện khí hậu biến đổi, trái đất nóng dần. Mỗi năm mùa hạn kéo dài thêm, lượng nước mất đi do bay hơi, lượng nước thất thoát do sự lãng phí, lượng nước bị tác động làm ô nhiễm,… tất cả đã, đang và sẽ đẩy cuộc sống con người vào thực trạng thiếu nước trầm trọng.
I. Nước lợ là gì?
Nước lợ là nguồn nước mặt có thành phần muối hòa tan cao hơn nước ngọt (nồng độ muối trung bình khoảng 1-10 g/L), là trung gian giữa nước ngọt và nước mặn.
Nước lợ phần lớn là do sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn. Chính vì độ mặn không cao như nước mặn nên trong một số trường hợp, nước lợ là sự lựa chọn khả thi nhất để xử lý thành nước ngọt cấp cho sinh hoạt trong điều kiện thiếu nước ngọt.
Đa dạng sinh học ở vùng nước lợ không cao so với nước ngọt hay nước mặn, kể cả thực vật và động vật. Phần lớn sinh vật tồn tại trong vùng nước lợ là sự tồn tại thích nghi từ vùng nước ngọt và vùng nước mặn lân cận.
Nước lợ phần lớn hiện diện là vùng pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn nên xuất hiện chủ yếu ở hạ nguồn các con sông đổ ra biển, tập trung ở phạm vi cửa sông.
Ở nước ta có nhiều con sông và nhánh sông đổ ra biển nên số lượng vùng nước lợ cũng tương đối nhiều. Đặc biệt trong mùa khô hạn, lượng nước sông suối giảm nên nước mặn xâm lấn vào sâu hơn, nới rộng thêm phạm vi vùng nước lợ ở các cửa sông.
II. Đề xuất công nghệ xử lý nước lợ
Công nghệ xử lý nước lợ tương tư như xử lý nước nhiễm mặn. Đặc tính chung của nước lợ và nước nhiễm mặn là nồng độ muối hòa tan cao hơn nước ngọt thông thường nhưng thấp hơn nhiều so với nước mặn.
1. Công nghệ xử lý nước lợ
2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước lợ
Nước lợ được bơm từ nguồn nước (sông, rạch) đến bể lắng cát, song chắn rác ( SCR ) có nhiệm vụ loại bỏ rác kích thước lớn bị cuốn theo trước khi nước đổ vào bể lắng cát. Bể lắng cát sẽ có đủ thời gian lưu để loại bỏ cát, đất, sỏi và các vật nặng dễ lắng. Nguồn nước lợ chủ yếu là sông, rạch lớn gần cửa biển và nước thường dao động nên bùn đất, phù sa và chất lơ lững tương đối nhiều, do đó bố trí bể lắng cát là phù hợp.
Từ bể lắng cát, nước sẽ tự chảy qua bể trung gian thứ 1. Bể trung gian thứ 1 có chức năng tập trung và ổn định nước nhanh để bơm lên các công trình trên cao hoặc không tự chảy được. (Công nghệ xử lý nước lợ)
Từ bể trung gian nước được bơm lên bể phản ứng keo tụ để thực hiện quá trình keo tụ và hình thành bông cặn dễ lắng. Chất keo tụ và trợ keo tụ được châm phổ biến là PAC (Poly-Aluminimum Chloride), Phèn nhôm , Phèn sắt và Polimer, dung dịch xút NaOH được dùng để điều chỉnh pH. Sau khi hình thành bông cặn, nước sẽ tự chảy sang bể lắng.
Bể lắng có thời gian lưu phù hợp để tạo điều kiện cho các bông cặn lắng xuống đáy bể. Nước trong sẽ tràn qua máng và theo ống thu xuống bể trung gian thứ 2.
Bể trung gian thứ 2 cũng có chức năng tập trung nước để bơm lên bể khử cứng.Bể phản ứng khử cứng có vai trò làm mềm nước, khử các ion Ca2+, Mg2+ tạo kết tủa dễ lắng. Hóa chất sử dụng tham gia phản ứng như Vôi, Soda, Polimer được châm vào bằng bơm định lượng. Nước được làm mềm xong tiếp tục chảy sang bể lắng thứ 2 để lắng kết tủa. Nước sau lắng tiếp tục tự chảy vào bể trung gian thứ 3 và được bơm lên các bồn lọc.
Bồn lọc đầu tiên sử dụng vật liệu lọc là than hoạt tính, có tác dụng hấp phụ và khử độc trong nước. Bồn lọc thứ 2 với vật liệu lọc là hạt nhựa trao đổi ion với chức năng tối ưu hóa quá trình làm mềm nước. Bồn lọc thứ 3 và 4 là bồn lọc tinh sử dụng lõi lọc 10 micron và 5 micron. Cuối cùng là thiết bị lọc màng bán thấm RO (Reverse Osmosis – thẩm thấu ngược).
Sau khi được lọc kỹ qua các bồn lọc, Cl2 được châm trên đường ống đổ vào bể chứa nước sạch để khử trùng và bảo quản nước khỏi nhiễm khuẩn. Nước lợ sau quá trình xử lý đã được làm sạch, khử mặn, khử cứng và khử trùng, đạt tiêu chuẩn nước sử dụng cho sinh hoạt, nấu ăn.
Trên đây là công nghệ xử lý nước lợ mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã trình bày để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.
III. Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước lợ? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579.
Từ khóa » độ Ph Của Nước Lợ
-
So Sánh đặc điểm Nước Biển Và Nước Lợ Trong Quản Lý Ao Nuôi Tôm ...
-
Nước Lợ – Wikipedia Tiếng Việt
-
PH - Thông Số Chất Lượng Nước Thường Bị Bỏ Qua
-
XL-Cách Tăng Và Giảm độ PH Trong Nước Ao Nuôi Trồng Thủy Sản
-
Góc Chuyên Gia: Lưu ý Về Môi Trường Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ
-
Nước Lợ Là Gì Và được Hình Thành Như Thế Nào? - SWD
-
Chỉ Tiêu Nước Nuôi Tôm - Những Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sự Sống Còn ...
-
Phương Pháp đo độ Mặn Nhanh Chóng Và Chính Xác Nhất
-
ĐỘ MẶN – THÔNG SỐ QUAN TRỌNG TRONG BỂ CÁ NƯỚC MẶN
-
Nước Lợ Là Gì? Phương Pháp Xử Lý Nước Lợ
-
Quản Lý Môi Trường Ao Tôm Nước Lợ Mùa Mưa - TỈNH CÀ MAU
-
Cách Quản Lý Môi Trường Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa
-
Những điều Cần Biết Về TDS TRONG NƯỚC - Mutosi