#Độ PH Của Nước Là Gì? 3+ Cách Xử Lý Nước Có độ PH Cao - GhGroup

Độ pH trong nước sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy độ pH của nước là gì? Cách xử lý nước có độ pH cao? Hãy cùng Gia Hoàng khám phá và tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Độ pH của nước là gì? 

Độ pH của nước là chỉ số đo hoạt động của ion H+ trong nước. Thang đo độ pH có 14 mức từ giá trị 0 cho đến 13, trong đó giá trị số 7 được xem là điểm biểu thị pH trung bình. 

do-ph-cua-nuoc-la-gi

Thang đo độ pH dung dịch 

Độ pH <7 được gọi là dung dịch có tính axit, giá trị càng nhỏ thì tính axit càng lớn. Ngược lại, độ pH > 7 được gọi là dung dịch có tính bazơ, giá trị càng lớn thì tính bazơ càng mạnh. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia khoa học độ pH của nước tinh khiết dao động trong khoảng từ 6.5< pH< 8.5. Đây là khoảng pH tốt cho sức khỏe con người, có tác dụng chống các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh lý đường ruột,... 

Mục đích của việc đo độ pH của nước là gì? 

Đo nồng độ pH của nước không chỉ để đảm bảo sức khỏe người sử dụng mà còn là cách kiểm tra xem vật liệu của các đường ống dẫn nước có bị ăn mòn không. Bên cạnh đó, nếu nguồn nước có độ pH không đảm bảo, chúng ta sẽ có những phương pháp xử lý, trung hòa độ pH kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

muc-dich-cua-viec-do-do-ph-nuoc

pH trong khoảng từ 6.5 đến 8.5 là độ pH chuẩn của nước uống, nước sinh hoạt 

Ảnh hưởng của độ pH của nước lên sức khỏe con người 

Độ pH của nước có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, quá trình thay đổi địa chất tự nhiên và hoạt động sống của con người. Nước sinh hoạt có độ pH thấp (tính axit cao) sẽ gây ra những phản ứng hóa học với kim loại trong đường ống dẫn nước gây ra hiện tượng nước ô nhiễm chuyển màu, các ống dẫn nước bị ố xanh, sủi bọt. 

Đặc biệt, nếu con người sử dụng trực tiếp nguồn nước này sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa, khó tiêu, thậm chí là gây ngộ độc khi độ pH vượt ngưỡng 0.5. 

Và ngược lại độ pH có tính kiềm thì nước sẽ có mùi hoặc vị rất khó chịu, khi sử dụng sơ chế thực phẩm sẽ làm mất đi hàm lượng chất hữu cơ có ích cho sức khỏe con người. 

Xem thêm:

  •  #3+ BƯỚC LỌC NƯỚC BỂ BƠI BỊ XANH NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
  • Hóa chất khử màu nước thải dệt nhuộm là gì? TÍnh chất và ứng dụng

Cách đo độ pH trong nước 

Để đo nồng độ pH của nước một cách chính xác, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây: 

Sử dụng chất chỉ thị màu 

Đây là phương pháp đo độ PH của nước đơn giản nhưng dễ mắc các sai số về nhiệt độ, các chất hữu cơ có trong dung dịch,.... đồng thời kết quả nhận được độ chính xác không cao. 

Để thực hiện phương pháp này, bạn lấy giấy kiểm tra độ pH được ngâm trong chất chỉ thị và ngâm vào dung dịch cần kiểm tra. Sau đó, so sánh kết quả màu thu được với màu chuẩn. Từ đó, đánh giá xem nguồn nước có được đảm bảo chất lượng không nhé! 

Dùng quỳ tím 

Trong hóa học, quỳ tím là dụng cụ để nhận biết tính bazơ, axit, trung hòa của một loại dung dịch nào đó. Khi dung dịch có tính axit thì quỳ tím sẽ chuyển đỏ và ngược lại bazơ sẽ chuyển xanh.

cach-do-do-ph-cua-nuoc

Quỳ tím cách xác định độ pH của nước đơn giản 

Bạn có thể mua giấy quỳ tím nhúng vào nước sinh hoạt, chờ tầm 1 - 2s để quỳ tím đổi màu, sau đó so sánh trên thang đo pH để biết được độ pH là bao nhiêu. Cách đo độ pH của nước bằng giấy quỳ rất đơn giản, dễ áp dụng và cho kết tương đối, độ chính xác thấp. 

Điện cực Hydro 

Điện cực Hydro là dụng cụ bao gồm một điện cực bạch kim (Pt), đường dẫn và thoát khí hydro, cầu muối,.... Để xác định nồng độ pH trong nước người ta so sánh 2 thế điện cực bạch kim và một loại điện cực so sánh (AgCl). Thế điện cực so sánh này tỷ lệ nghịch với độ pH có trong dung dịch. 

Mặc dù đây là phương pháp tiêu chuẩn đo nồng độ pH nhưng nó không được ứng dụng rộng rãi bởi chi phí cao, cách thực hiện phức tạp, mất thời gian. 

do-do-ph-trong-nuoc

Các loại điện cực và điện cực so sánh 

Sử dụng điện cực Quihydron 

Khi cho Quihydron (C6H4O2 .C6H4 (OH)) vào dung dịch và sẽ được tách thành hydroquinone (C6H4(OH)2), quinon (C6H4O2). Xác định nồng độ pH dựa vào thế điện cực bạc kim và điện cực so sánh. 

Dù là phương pháp đơn giản nhưng nó ít được sử dụng, bởi nó không áp dụng được khi độ pH cao hơn 9 hoặc trong dung dịch có các chất oxy hóa hay tính khử. 

Sử dụng điện cực antimon

Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy nhúng đầu của một thanh điện cực antimon được đánh bóng và một điện cực so sánh vào trong dung dịch. Sau đó kiểm tra sự chênh lệch điện thế giữa 2 cực. 

Tuy nhiên, phương pháp này bị giới hạn bởi phụ thuộc nhiều vào độ bóng của điện cực, khả năng cho kết quả chính xác là thấp và thường người ta áp dụng đo độ pH dung dịch sử dụng trong công nghiệp. 

Sử dụng điện cực thủy tinh 

Phương pháp điện cực thủy tinh dùng hai điện cực đó là thủy tinh và điện cực so sánh. Để kiểm tra độ pH của nước bằng cách đo điện thế giữa chúng. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đo độ nồng độ pH trong dung dịch. Bởi thế điện cực dễ dàng đạt trạng thái cân bằng và kết quả cũng ít bị ảnh hưởng bởi các chất oxy hóa, chất khử. 

Dùng cảm biến bán dẫn 

Cảm biến bán dẫn pH được gắn bằng một chip bán dẫn không chỉ có độ bền cao mà còn dễ dàng thu nhỏ lại. Cho phép người dùng thực hiện đo độ pH trong một không gian nhỏ, bề mặt rắn. 

Sử dụng máy đo độ pH

Máy đo độ pH là những thiết bị đo nồng độ pH tiện lợi nhất hiện nay. Máy có thiết kế nhỏ gọn, thanh đo rộng có thể đo được đa dạng và kiểm định chuẩn các mẫu dung dịch, tạp chất. 

phuong-phap-do-do-ph

Máy đo độ pH là thiết bị đo nồng độ pH thuận tiện và hiệu quả nhất hiện nay.

Cách xử lý nước có độ pH cao 

Phương pháp trung hòa 

Đây là cách làm giảm độ pH của nước đơn giản, dễ thực hiện. Bạn hãy hòa trộn dung dịch có tính axit và tính kiềm, sau đó bổ sung các tác nhân hóa học để độ pH của nước về mức trung hòa (pH=7).

cach-xu-ly-nuoc-co-do-ph-cao

Phương pháp kết tủa giúp giảm nồng độ pH của nước 

Phương pháp kết tủa 

Phương pháp kết tủa được sử dụng để loại bỏ photpho và ion kim loại có trong nước dùng sinh hoạt. Để sự kết tủa gia tăng nhanh chóng, bạn có thể bổ sung một số hoạt chất như Na3C6H5O7 (muối trisodium),.... 

Phương pháp truyền thông 

Một số cách xử lý truyền thông độ pH của nước như dùng bơm định lượng cân bằng hóa chất hay điều chỉnh bằng máy nồng độ pH,... 

Trên đây những thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải đáp độ pH của nước là gì và cách xử lý nước có độ pH cao. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có những phương pháp kiểm tra, xử lý nguồn nước gia đình đạt chuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc của bạn trong thời gian sớm nhất. 

Ngoài ra, nếu bạn cần mua các hóa chất xử lý nước thải thì hãy liên hệ Công ty TNHH ™ Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu Gia Hoàng qua số HOTLINE 0916 047 878 hoặc đặt trực tiếp trên website ghgroup.com.vn để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất nhé! 

Từ khóa » Cách Xử Lý Ph Cao