Độ PH Của Nước Và Cách Xử Lý Nước Có độ Ph Cao - LabVIETCHEM

Độ pH là độ axit hay độ chua của nước, và giá trị pH biểu diễn cũng chính là giá trị biểu diễn cho sự hiện diện của ion H+ trong môi trường (nước hoặc đất). Độ pH không có nhiều tác động với con người trong thời gian ngắn nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật sống trong nước. Cách đo độ pH của nước ra sao và cách xử lý nước có độ ph cao như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.

Độ pH của nước trong sinh hoạt

Độ pH của nước trong sinh hoạt

Mục lục
  • 1. Độ pH là gì?
  • 2. Tại sao phải đo độ pH của nước?
  • 3. Ảnh hưởng của độ pH của nước lên sức khỏe con người
  • 4. Cách đo độ ph trong nước
    • 4.1. Sử dụng giấy quỳ tím để đo độ pH của nước
    • 4.2. Sử dụng điện cực hydro
    • 4.3. Sử dụng điện cực antimon
    • 4.4. Sử dụng bút đo ph nước
  • 5. Cách xử lý nước có độ ph cao

1. Độ pH là gì?

- Độ pH được hiểu là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dich dưới sự tác động bởi một hằng số điện ly. Tất cả các dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có nồng độ pH riêng và độ pH cho biết mức độ ảnh hưởng của dung dịch đó là có lợi hay hại.

- pH được định nghĩa là logarit âm của nồng độ ion hydro chạy trong khoảng từ 0 - 14.

Công thức tính pH: pH = -log[H+]

2. Tại sao phải đo độ pH của nước?

- Độ pH nằm trong khoảng từ 0- 14. Cụ thể như sau:

+ pH nước < 7: Nước có tính axit

+ pH nước = 7: Nước trung tính

+ pH nước > 7: Nước có tính kiềm

- Đo độ pH của nước sẽ giúp người dùng biết được nguồn nước đó có làm ăn mòn đường ống cũng như vật chứa nước hay không. Đồng thời, đánh giá được khả năng hòa tan các kim loại như đồng, sắt,…vào nước như thế nào.

- Đối với nước sinh hoạt, độ pH thích hợp từ 6 - 8.5.

Thang đo độ pH của nước

Thang đo độ pH của nước

>>> Tìm hiểu:  Nồng độ pH là gì? Các phương pháp đo nồng độ pH thông dụng hiện nay

3. Ảnh hưởng của độ pH của nước lên sức khỏe con người

- Về cơ bản, độ pH của nước không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, nếu uống nước có độ pH thấp (tính axit) và không qua xử lý trong một thời gian dài thì hệ men tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng xấu, dẫn đến các hiện tượng như ợ chua, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,…Nước pH thấp sẽ phản ứng với Clo khử trùng tạo thành trihalomethane gây ra bệnh ung thư.

- Nước có độ pH cao (tính bazo) thường có mùi lạ như xà bông, cảm giác nhờn. Nếu bạn nấu thực phẩm bằng nước này, những hợp chất hữu cơ trong đó sẽ bị giảm xuống. Gây bệnh sỏi thận nếu sử dụng lâu ngày.

Ảnh hưởng độ pH lên đời sống sinh hoạt của con người

Ảnh hưởng độ pH lên đời sống sinh hoạt của con người

Ảnh hưởng độ pH lên đời sống sinh hoạt của con người

4. Cách đo độ pH trong nước

4.1. Sử dụng giấy quỳ tím để đo độ pH của nước

- Giấy quỳ tím là loại giấy được tẩm etanol hoặc nước với chất màu tím tách ra từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa. Người ta dùng giấy quỳ để nhận biết dung dịch có tính axit hay bazo cũng như độ mạnh, yếu của tính chất đó dựa vào màu sắc của giấy.

- Nhúng giấy quỳ vào trong dung dịch:

+ Giấy quỳ chuyển màu xanh thì dung dịch có tính bazo.

+ Giấy quỳ chuyển sang đỏ thì dung dịch có tính axit.

Ưu điểm

- Tiện lợi, dễ sử dụng, giá thành rẻ hơn so với giấy chỉ thị pH.

Nhược điểm

- Không xác định được rõ ràng độ mạnh, yếu của tính axit/bazo của dung dịch.

4.2. Sử dụng điện cực hydro

- Điện cực hydro là một dây hoặc tấm bạch kim được phủ muội bạch kim.

- Nhúng điện cực vào dung dịch cần đo độ pH và khí hydro được làm bão hòa trên dung dịch.

- Đo giá trị thế cực giữa điện cực bạch kim và điện cực bạc clorua. Thế điện cực này tỉ lệ thuận với dung dịch đo.

Hình ảnh điện cực Hydro

Hình ảnh điện cực Hydro

Ưu điểm

- Đây là phương pháp tiêu chuẩn để đo độ pH của nước với độ chính xác tin cậy nhất.

Nhược điểm

- Phức tạp, chi phí cao, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn.

- Khó thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.

- Chịu ảnh hưởng bởi các chất có tính oxy hóa/khử cao trong dung dịch đo.

4.3. Sử dụng điện cực antimon

- Nhúng đầu thanh antimon đã được đánh bóng và một điện cực so sánh vào trong dung dịch kiểm tra và đo pH từ sự chênh lệch điện thế giữa chúng.

Ưu điểm

- Bộ dụng cụ chắc chắn, dễ thực hiện.

Nhược điểm

- Kết quả đo độ pH của nước chịu sự ảnh hưởng lớn của độ đánh bóng của điện cực, khả năng lặp lại kết quả không cao.

Sử dụng điện cực antimon đo độ pH của nước

Sử dụng điện cực antimon đo độ pH của nước

4.4. Sử dụng bút đo ph nước

- Lắc nhẹ bút đo pH trước khi sử dụng.

- Mở nắp của điện cực. Đối với trường hợp điện cực bị khô do đã lâu không sử dụng, bận cần ngâm nó vào trong nước khoảng 30 phút đến 2 giờ để kích hoạt lại. Nếu thấy có tinh thể trắng xuất hiện quanh nắp thì bạn chỉ cần dùng nước sạch để rửa là được.  

- Trượt đẩy nắp của bút đo pH. Bật công tắc ON/OFF.

- Chỉnh núm nhiệt độ chỉ nhiệt độ dung dịch chuẩn (thường là nhiệt độ phòng khỏang 25-30oC)- ở bước này nhiều người thường bỏ qua, một số bút đo pH không có chức năng đo và chỉnh nhiệt độ. Các máy đo pH phòng thí nghiệm thường có chức năng tự bù nhiệt. Nhiệt độ của đầu điện cực và dung dịch ảnh hưởng đến sự trao đổi ion H+, nên cũng ảnh hưởng đến giá trị PH- chúng ta lại gặp sai số ở bước này.

- Nhúng điện cực vào dung dịch chuẩn có pH = 7, lắc nhẹ để bọt khí không bám vào đầu điện cực. Lưu ý không nhúng dung dịch ngập quá vạch quy định trên thân bút.

- Nhúng đầu điện cực của bút vào dung dịch cần kiểm tra. Lúc này màn hình sẽ hiển thị giá trị ph đo được. Ví dụ, ở nhiệt độ 30oC, pH của dung dịch là 7.5, bạn sẽ khuấy nhẹ, chờ số trên màn hình ổn định và đọc kết quả.

- Nếu bạn muốn giữ kết quả này, bậm và giữ phím SET/HOLD cho đến khi màn hình phụ xuất hiện thì mới rời tay được. Như vậy, kết quả sẽ được lưu lại dù bạn có lấy bút đo pH ra khỏi dung dịch.

- Nếu muốn đo tiếp, bạn lại bấm phím SET/HOLD.

- Nhấn và giữ phím ON/OFF cho đến khi trên màn hình xuất hiện chữ OFF để tắt bút đo pH.

- Lấy điện cực ra, dùng nước cất rửa sạch rồi thấm khô bằng khăn mềm/giấy khô sạch.

- Đậy nắp bảo quản điện cực của bút đo pH.

Hình ảnh bút đo pH của nước

Hình ảnh bút đo pH của nước

Cấu tạo của bút đo pH của nước

Cấu tạo của bút đo pH của nước

Ưu điểm

- Kích thước nhỏ gọn, năng lượng sử dụng là pin sạc hoặc pin than.

- Nổi được trên mặt nước.

>>> Cách sử dụng máy đo pH trong phòng thí nghiệm cực kỳ đơn giản

5. Cách xử lý nước có độ pH cao

- Sử dụng bộ lọc trung hòa pH: Phương pháp này làm tăng lượng canxi, khiến nước cứng. Nếu độ cứng vượt ngưỡng cho phép, cần phải làm mềm. Nên gắn thêm bộ lọc căn thô phía trước. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra bộ lọc và rửa ngược cặn, tránh tắc nghẽn.

- Sử dụng hóa chất: Dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. 

- Sử dụng vôi:  Rắc vôi bột vào nước.

- Sử dụng hạt nâng pH L.S: Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc lọc áp lực với hướng lọc từ trên xuống dưới. Sau một thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn) cần bổ sung hạt.

Hạt nâng pH dùng cho các bể lọc

Hạt nâng pH dùng cho các bể lọc

Hiện nay, LabVIETCHEM đang có sẵn nhiều loại bút đo pH chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Hanna, OhausTrans Instruments, Extech,...Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm bút đo pH trong nước, vui lòng ghé thăm website labvietchem.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp với số HOTLINE 0826 020 020 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. 

 Xem thêm:

  • Sổ tay hướng dẫn cách đo độ pH trong hồ cá hiệu quả, an toàn
  • Tìm hiểu chi tiết các cách đo độ pH của đất phổ biến nhất hiện nay

 

Từ khóa » Cách Xử Lý Ph Cao