Độ Rọi LUX Là Gì? Công Thức Tính độ Rọi Theo Tiêu Chuẩn 2022
Có thể bạn quan tâm
Độ rọi là một trong những đại lượng quan trọng trong tính toán thiết kế chiếu sáng và lựa chọn đèn. Vậy cụ thể độ rọi là gì? Tính toán độ rọi bao nhiêu cho phù hợp với không gian để đảm bảo ánh sáng? Nếu lắp đặt hệ thống chiếu sáng có độ rọi quá lớn có thể ảnh hưởng xấu tới thị lực và môi trường xung quanh. Chính vì vậy, hãy đọc ngay 11 thông tin quan trọng nhất về độ rọi để có giải pháp chiếu sáng tối ưu.
1. Khái niệm độ rọi là gì?
1.1 Độ rọi là gì?
Khái niệm chuẩn: Độ rọi là đại lượng dùng trong trắc quang học biểu thị độ sáng tại điểm nhất định; tức là quang thông trên một diện tích bề mặt được chiếu sáng mà con người có thể cảm nhận được mạnh hay yếu. để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được.
- Độ rọi là tiêu chí quan trọng cần quan tâm khi chọn mua đèn LED để đảm bảo chất lượng ánh sáng theo nhu cầu sử dụng.
1.2 Độ rọi tiếng Anh là gì?
- Trong Tiếng Anh, độ rọi được gọi là “intensity of illumination”: nghĩa là độ rọi của ánh sáng.
1.3 Ký hiệu của độ rọi là gì?
- Kí hiệu của độ rọi là lux, đơn vị đo trong hệ SI. 1 lx = 1 cd cr / m.
1.4 Lux là gì? Độ rọi lux là gì?
Khái niệm Lux là gì?
Lux là đơn vị đo của độ rọi dùng để tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng trên bề mặt cụ thể. Lux viết tắt là lx.
- Tỷ lệ giữa độ rọi và quang thông: 1lux = 1 lumen/m2.
- Điều này có nghĩa: 1 lux trên 1m2 sẽ nhận được lượng quang thông là 1 lumen.
- Lux hiện nay đang được dùng để xác định cường độ ánh sáng trong nhiều không như văn phòng, phòng học.
Luminous flux là gì?
- Luminous flux là tên tiếng Anh của thông số quang thông của nguồn sáng.
- Theo đó, luminous flux là tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng.
1.5 Độ rọi trung bình là gì?
- Theo Thông tư số 22/2016/TT-BYT thì độ rọi trung bình là mức độ sáng bình quân của ánh sáng trong một khoảng không gian chung.
- Độ rọi trung bình trên bề mặt không được nhỏ hơn độ rọi duy trì.
1.6 Độ rọi của đèn là gì?
Độ rọi của đèn là chỉ số độ quang thông trên tổng diện tích bề mặt được chiếu sáng bởi đèn led.
1.7 Độ rọi năng lượng là gì?
- Độ rọi năng lượng thể hiện lượng ánh sáng chiếu sáng phát ra từ nguồn sáng trên một bề mặt cụ thể.
1.8 Độ rọi ngang là gì?
- Độ rọi ngang là độ rọi trung bình trên một mặt phẳng ngang. Độ rọi ngang của mỗi nguồn sáng là khác nhau.
1.9 Độ rọi trung bình
- Độ rọi trung bình là độ rọi trung bình của một nguồn sáng trong khoảng không gian nhất định.
1.10 Độ rọi duy trì
- Độ rọi duy trì có tên Tiếng Anh là “maintained illuminace”, ký hiệu là Em. Đây là độ rọi trung bình trên bề mặt theo quy định.
1.11 Lưới độ rọi
2. Độ rọi tiêu chuẩn là gì? Bảng tiêu chuẩn của từng không gian cụ thể
2.1 Khái niệm về tiêu chuẩn độ rọi
- Độ rọi tiêu chuẩn là những thông số quy định về độ rọi trên một bề mặt diện tích nhất định.
- Mỗi khu vực khác nhau sẽ quy định độ rọi tiêu chuẩn khác nhau.
Xem chi tiết tại: 5 thông tin về độ rọi tiêu chuẩn mới cập nhật theo quy định pháp luật
2.2 Bảng độ rọi tiêu chuẩn của 7 nguồn sáng tự nhiên
- Mỗi nguồn sáng có độ rọi khác nhau để đáp ứng yêu cầu chiếu sáng của từng khu vực riêng.
Tham khảo bảng độ rọi tiêu chuẩn của 7 nguồn sáng phổ biến trong cuộc sống hiện nay:
Nguồn sáng | Độ rọi ( lux) |
Ánh sáng mặt trời chiếu vào ban ngày | 32000-100.000 |
Ánh sáng của mặt trời chiếu khi bình minh, hoàng hôn | 400 |
Ánh sáng của mặt trắng | 1 |
Ánh sáng từ các ngôi sao | 0.00005 |
Ánh sáng từ hệ thống chiếu sáng văn phòng | 400 |
Ánh sáng từ truyền quay chương trình truyền hình | 1.000 |
2.3 Độ rọi tiêu chuẩn trong nhà ở dân dụng
Không gian | Độ rọi tiêu chuẩn (Lux) | Mật độ công suất (w/m2) | Chỉ số hoàn màu (Ra) | Giới hạn hệ số chói | Độ đồng đều ánh sáng |
Phòng khách | ≥ 300 | ≤ 13 | ≥ 85 | 19 | 0,7 |
Phòng ngủ | ≥ 100 | ≤ 8 | ≥ 80 | 19 | 0,7 |
Phòng bếp | ≥ 500 | ≤ 13 | ≥ 80 | 22 | 0,7 |
Ban công, sân thượng | ≥ 100 | ≤ 7 | ≥ 60 | 20 | 0,7 |
Hầm để xe | ≥ 70 | ≤ 7 | ≥ 60 | 16 | 0,5 |
Nhà vệ sinh | ≥ 70 | ≤ 7 | ≥ 60 | 16 | 0,5 |
2.4 Độ rọi tiêu chuẩn văn phòng làm việc
Không gian nơi làm việc | Độ rọi (Lux) |
Văn phòng | > 400 |
Sảnh công ty | 200 |
Phòng bảo vệ | 200 |
Thang máy | 150 |
Cầu thang, hành lang | 100 |
2.5 Độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng trường học
Không gian | Độ rọi (Lux) | Chỉ số hoàn màu (Lux) | Mật độ công suất (W/m2) | Giới hạn chói | Độ đồng đều |
Phòng học chính | ≥ 300 | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 | 0,7 |
Phòng thể chất | ≥ 300 | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 | 0,7 |
Phòng thí nghiệm, thực hành | ≥ 500 | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 | 0,7 |
Dãy khu hiệu bộ | ≥ 300 | ≥ 80 | ≤ 13 | 19 | không xác định |
Phòng chờ | ≥ 100 | ≥ 80 | ≤ 13 | 22 | không xác định |
3. Phương pháp và quy trình đo độ rọi LUX chính xác nhất
- Phương pháp đo độ rọi được quy định trong TCVN 5176:1990 Chiếu sáng nhân tạo – Phương pháp đo độ rọi.
3.1 3 phương pháp đo độ rọi dễ nhất không cần tính toán
Đo độ rọi bằng thiết bị chuyên dụng
- Trên thị trường có một số thiết bị đo độ rọi cầm tay có thể dễ dàng đo được ánh sáng trên bề mặt phẳng.
- Hai loại máy đo phổ biến là Sensor cảm biến có máy tách rời và Sensor máy liền.
- Khi đo, kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình LCD của thân máy.
Đo độ rọi bằng điện thoại
- Khi không có thiết bị, người dùng có thể đo độ rọi bằng điện thoại thông qua một số app đo độ rọi. Phương pháp đo khá giống với đo bằng thiết bị.
- Sau khi đo, người đo có thể đọc ngay kết quả trên màn hình điện thoại.
Đo độ rọi bằng phần mềm tính độ rọi online
- Ngoài 2 cách đo trên, người dùng có thể đo bằng cách tính trên phần mềm chiếu sáng Dialux.
- Trên phần mềm này ngoài tính toán được độ rọi, người dùng còn xác định được số lượng bóng đèn cần dùng và cách bố trí đèn sao cho phù hợp.
3.2 Thiết bị đo độ rọi
- Thiết bị đo độ rọi chuyên dụng là Luxmet (sai số <10%); máy đo có độ nhạy phổ phù hợp với quang phổ của nguồn sáng cần đo.
- Tiến hành đo trong điều kiện yêu cầu của Luxmet.
- Dụng cụ đo trước khi tiến hành đo phải được kiểm định.
3.3 Chuẩn bị đo độ rọi
- Lựa chọn điểm cần đo và vẽ sơ đồ đồ độ rọi để điền kết quả đo sao cho chính xác.
- Điểm đo nên lựa chọn ở vị trí trung tâm phòng hoặc tường; phía dưới đèn; khoảng giữa các đèn.
- Số điểm đo tối thiểu là 5.
- Cần chuẩn bị không gian trước khi đo; độ rọi phải được đo ở trên bề mặt phẳng hoặc công tắc của đèn.
- Lau sạch bóng đèn và dọn dẹp không gian xung quanh.
3.4 Phương pháp tiến hành đo độ rọi
- Không gian làm việc, chiếu sáng sự cố phải đo vào buổi tối. Tỉ số độ rọi nguồn sáng tự nhiên với độ rọi đèn < 0,1.
- Không gian phân tán người phải đạt điều kiện tỉ số độ rọi tự nhiên với độ rọi ánh sáng đèn > 0,1 lux.
- Để có kết quả chính xác cần tiến hành 4 phép đo độ rọi theo phương thẳng đứng và các mặt phẳng vuông góc với nhau.
Các điều kiện cần tuân thủ:
- Bóng của người đo không được in lên tế bào quang điện của thiết bị đo.
- Các thiết bị đo cần được bố trí ở tư thế làm việc.
- Không được để máy đo gần dụng cụ nhiễm từ cao.
- Kiểm tra giá trị điện áp trước và sau khi đo.
3.5 Xử lý kết quả đo theo công thức
- Xử lý kết quả đo theo công thức:
E = Ed x Udd : Udd – K (Udd – Utb)
Trong đó:
- E là giá trị độ rọi thực tế, đơn vị là lux.
- Ed là giá trị độ rọi vừa đo được.
- K là hệ số độ rọi.
- Udd là điện áp dưới danh định, đơn vị là Vôn.
4. Công thức tính độ rọi là gì?
Để tính được độ rọi cần dựa vào 2 yếu tố là độ rọi tiêu chuẩn quy định và diện tích của không gian cần chiếu sáng.
Công thức tính độ rọi quốc tế: E = Φ/S
Công thức tính độ rọi chi tiết tại Việt Nam:
Độ rọi (lux) = Công suất của 1 đèn (w) x Quang thông (lm/w) x số lượng đèn sử dụng : diện tích chiếu sáng (m2).
4.1 Những tiêu chuẩn độ rọi cần đảm bảo
- Tiêu chuẩn độ rọi được áp dụng trong chiếu sáng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng trong từng không gian.
4.1.1 Tham khảo độ rọi tiêu chuẩn cho nhà ở
STT | Không gian | Độ rọi trung bình (lux) |
1 | Độ rọi tiêu chuẩn cho phòng khách | ≥ 300 |
2 | Độ rọi tiêu chuẩn cho phòng ngủ | ≥ 100 |
3 | Độ rọi tiêu chuẩn cho phòng bếp, phòng ăn | ≥ 500 |
4 | Độ rọi tiêu chuẩn cho hàng lang, cầu thang, ban công | ≥ 100 |
5 | Độ rọi khu vực tầng hầm (khu vực đỗ xe) | ≥ 75 |
4.1.2 Độ rọi phải đảm bảo ở các khu vực khác nhau
STT | Khu vực chiếu sáng | Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng |
Độ rọi (lux) | ||
1 | Nhà kho, bãi kho, sân rộng | ≥ 100 |
2 | Khu vực kiểm tra, phân loại sản phẩm | ≥ 500 |
3 | Khu vực sinh hoạt chung của nhà xưởng | ≥ 200 |
4 | Nhà xưởng sản xuất | ≥ 300 |
5 | Khu vực phụ: nhà vệ sinh, hàng lang | ≥ 200 |
6 | Chiếu sáng đèn đường | ≥ 100 |
4.2 Bài tập tính độ rọi
4.2.1 Công thức tính số bóng đèn cần dùng
- Công thức tính số lượng bóng đèn cần dùng bằng tỉ số của công suất đèn chia cho công suất của một đèn:
Số đèn cần dùng = tổng công suất (w) : công suất của 1 bóng đèn ( W)
- Ví dụ: Một nhà xưởng cần lắp đặt đèn led với tổng công suất là 350w. Công suất của một bóng đèn led 50W. => Nhà xưởng sẽ cần lắp đặt 7 bóng đèn led.
4.2.2 Công thức tính độ rọi lux
- Trong từng không gian chiếu sáng sẽ luôn có yêu cầu độ rọi riêng biệt.
- Sau khi tính toán độ rọi, người dùng sẽ tính được số lượng đèn dùng để lắp đặt và chiếu sáng.
- Công thức tính độ rọi như sau:
Độ rọi (lux) = Công suất của 1 đèn x Quang thông x số lượng đèn sử dụng : diện tích chiếu sáng.
- Ví dụ: Một nhà cần lắp đặt đèn led chiếu sáng cho phòng 100m2, quang thông là 70lm với số lượng đèn là 7, công suất của đèn là 30W.
Như vậy, độ rọi của đèn cần lắp đặt là 147lux.
Bài viết tham khảo: Chip led là gì
5. Độ chói là gì? Phân biệt độ rọi với độ chói
5.1 Độ chói là gì?
- Độ chói chính là một đại lượng quang học dẫn xuất. Độ chói được xác định nhờ cường độ ánh sáng trên một đơn vị diện tích được ánh sáng chiếu theo hướng cụ thể.
- Độ chói được gọi là candela, ký hiệu là cd. Đơn vị đo độ chói là cd/m2.
5.2 Công thức tính độ chói
- Khi bề mặt được chiếu sáng sẽ phản xạ lại một phần quang thông theo các hướng khác nhau.
- Công thức tính: Lα = Iα : Cosα . ds
- Đơn vị đo độ chói: Cd/m2.
- Trong đó:
+ Iα là cường độ sáng theo hướng α
+ ds là diện tích mặt nhìn từ hướng α
Bảng số liệu độ chói của các nguồn sáng thông dụng
Nguồn ánh sáng | Độ chói (cd/m2) |
Mặt trời | 170000 |
Mặt trăng | 2500 |
Bầu trời trong xanh | 1500 |
Bầu trời mây xám | 1000 |
Đèn sợi đốt 100w | 6000 |
Đèn huỳnh quang 40w | 7000 |
Bề mặt giấy trắng với độ rọi 400lx | 80 |
Mặt đường | 1-2 |
5.3 Phân biệt độ rọi và độ chói
- Độ chói là đại lượng đo cường độ ánh sáng có thể gây chói mắt cho con người. Đây là cách để xác định xem ánh sáng đèn có gây chói mắt cho người dùng không.
- Độ rọi là cường độ ánh sáng chiếu xuống một diện tích nhất định. Tiêu chí này dùng để xác định khả năng ánh sáng tập trung khi chiếu trên một ánh sáng nhất định.
6. Ý nghĩa của việc tính toán độ rọi tiêu chuẩn chính xác
- Sau khi tính toán độ rọi, có thể đánh giá được hiệu quả của một hệ thống đèn LED chiếu sáng. Từ đó, người dùng có thể bổ sung hoặc giảm bớt số lượng đèn để hệ thống ánh sáng đạt chuẩn nhất.
- Tính toán độ rọi giúp người dùng lên bản thiết kế chiếu sáng phù hợp với từng loại đèn LED và không gian.
- Từ đó, việc hoạt động và làm việc sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Đồng thời mắt không bị chói lóa hay khó chịu.
7. Mối quan hệ giữa độ rọi với thông số khác của đèn led
7.1 Mối quan hệ giữa độ rọi với công suất
- Độ rọi là đại lượng được tính bằng cảm nhận của mắt người. Nó không được đo bằng năng lượng ánh sáng.
- Do vậy, mối quan hệ giữa độ rọi và công suất được tính theo bước sóng hoặc nhiệt độ màu.
- Hệ số chuyển đổi giữa độ rọi và công suất là mW/m2, tính theo sự chuyển đổi từ thành phần của bước sóng hoặc dải nhiệt độ màu ánh sáng.
- Ví dụ: Ánh sáng có bước sóng 555mm thì đội rọi 1 lux = 1,46 mW/m2.
7.2 Mối quan hệ giữa độ rọi với quang thông
- Đội rọi là tổng lượng quang thông chiếu sáng trên một diện tích nhất định. Đơn vị đo là lumen (ký hiệu là lm).
- Do vậy, khi cần xác định độ rọi bắt buộc phải có được tổng quang thông của thiết bị chiếu sáng.
- Sự khác nhau giữa quang thông của đèn LED và lux chính là cách tính lượng ánh sáng bao phủ.
- Ví dụ: đèn có quang thông chiếu sáng trên 1m2 là 1000 lumen, sẽ có độ rọi là 1000 lux. Tuy nhiên, nếu cùng loại đèn có lượng quang thông đó chiếu sáng trên 10m2 sẽ có độ rọi là 100 lux.
- Như vậy, khi quang thông lớn, chiếu trên diện tích càng lớn sẽ có độ rọi thấp, ánh sáng mờ hơn.
7.3 Quang hiệu là gì? Mối quan hệ giữa độ rọi với quang hiệu
- Quang hiệu nghĩa là hiệu suất phát quang thể hiện khả năng chuyển đổi từ điện năng thành quang năng của đèn chiếu sáng.
- Cách tính quang hiệu: quang thông chia cho công suất của đèn.
- Đơn vị đo hiệu suất phát quang là lumen/watt, ký hiệu: lm/w.
- Hiệu suất chiếu sáng càng cao chứng tỏ đèn có khả năng chuyển đổi quang năng tốt, tiết kiệm điện hơn.
- Thông thường, các đèn có quang hiệu cao sẽ có khả năng chiếu sáng vượt trội. Khi đó, độ rọi của đèn cũng sẽ tăng lên.
- Hiệu suất chiếu sáng càng cao sẽ có độ rọi càng lớn và ngược lại.
7.4 Mối quan hệ giữa độ rọi với cường độ ánh sáng
- Cường độ ánh sáng là lượng ánh sáng được phát ra từ một thiết bị chiếu sáng xuống một đơn vị diện tích.
- Mối quan hệ giữa độ rọi và cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với nhau khi diện tích chiếu sáng không đổi.
- Cường độ ánh sáng càng cao thì khả năng tập trung độ rọi càng lớn. Ngược lại, khi ánh sáng có cường độ thấp thì độ rọi sẽ mờ, nhạt hơn.
Cách đo cường độ ánh sáng:
- Cường độ ánh sáng được tính bằng: I
- Công thức tính cường độ ánh sáng: I = Ф / ω
7.5 Mật độ công suất chiếu sáng là gì?
- Mật độ công suất chiếu sáng là giá trị được tính bằng tổng công suất đèn chia cho tổng diện tích sử dụng.
- Mật độ công suất chiếu sáng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới độ đồng đều độ rọi.
Tham khảo bảng mật độ công suất chiếu sáng theo quy định của Thông tư 15/2017/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật công trình xây dựng:
Loại công trình | Mật độ công suất chiếu sáng (W/m2) |
Văn phòng | 11 |
Khách sạn | 11 |
Bệnh viện | 13 |
Trạm y tế, chăm sóc sức khỏe | 11 |
Thư viện | 14 |
Hội thảo | 15 |
Trường học | 12 |
Thương mại, dịch vụ | 16 |
Chung cư | 8 |
Nhà kho | 9 |
Khu vực để xe | 3 |
Xem thêm: Nhiệt độ màu là gì?
8. Tư vấn tính độ rọi theo tiêu chuẩn cho nhà xưởng
- Denlednhaxuongcaocap.com là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp đèn nhà xưởng chính hãng, chất lượng.
- Đơn vị có đội ngũ kỹ thuật trình độ cao tư vấn chính xác độ rọi đạt tiêu chuẩn cho từng nhà xưởng.
- Denlednhaxuongcaocap.com tư vấn chọn đèn led, thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà xưởng phù hợp với không gian.
- Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ tính độ rọi, tính toán chiếu sáng trên những phần mềm chuyên dụng như: DIALUX, CALCULUX, Luxinco, Visual Lighting.
Dựa vào thông tin tổng hợp “độ rọi là gì?” giúp các doanh nghiệp tính toán, thiết kế chiếu sáng tiết kiệm điện tối ưu nhất. Denlednhaxuongcaocap.com luôn đồng hành cùng khách hàng từ khâu chọn đèn led tới khâu thiết kế chiếu sáng. Mọi thông tin cần tư vấn, báo giá, liên hệ ngay Hotline: 0967569588.
4.2/5 - (9 bình chọn)Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Chuyên mục- CÔNG NGHỆ
- Dự án
- Tư vấn
Nội dung chính
- 1. Đèn UV công nghiệp 29w
- 1.1 Thông số kỹ thuật
- 1.2 Giá bán
- 2. Đèn UV diệt khuẩn công nghiệp 25w
- 2.1 Thông số kỹ thuật
- 2.2 Báo giá đèn UV công nghiệp
- 3. Bóng đèn UV diệt khuẩn nước 30W
- 3.1 Thông số kỹ thuật
- 3.2 Đèn UV giá bao nhiêu
- 4. Đèn UV công nghiệp khử trùng 55W
- 4.1 Thông số kỹ thuật
- 4.2 Giá bán
- 5. Bóng đèn UV công nghiệp diệt khuẩn 1 2m 36w
- 5.1 Thông số kỹ thuật
- 5.2 Giá bán
- 6. Bóng đèn UV diệt khuẩn Philips
- 6.1 Thông số kỹ thuật
- 6.2 Giá bán
- 7. Đèn UV công nghiệp 6w
- 7.1 Thông số kỹ thuật
- 7.2 Báo giá đèn UV công nghiệp
- 8. Bóng đèn UV xử lý nước công nghiệp 11W
- 8.1 Thông số kỹ thuật
- 8.2 Giá bán
- 9. Các loại đèn UV
- 10. Ưu điểm nổi bật của đèn UV công nghiệp
- 11. Lưu ý khi sử dụng đèn UV công nghiệp
Từ khóa » Chiếu Rọi Tiếng Anh Là Gì
-
Chiếu Rọi«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
Chiếu Rọi In English - Glosbe Dictionary
-
CHIẾU RỌI Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Nghĩa Của Từ Chiếu Rọi Bằng Tiếng Anh - Dictionary ()
-
Chiếu Rọi | Vietnamese Translation - Tiếng Việt để Dịch Tiếng Anh
-
Chiếu Rọi Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
"chiếu Rọi" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
CHIẾU SÁNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
CHIẾU SÁNG - Translation In English
-
Phát âm Sự Chiếu Rọi - Vtudien
-
Độ Rọi Là Gì? Công Thức Tính đội Rọi | Kingsolar Việt Nam