Đo Rủi Ro Từ Chuỗi Cung ứng
Có thể bạn quan tâm
- Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết
- Mailand Hanoi City tưng bừng ngày hội Sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề lần thứ 3
- Hà Nội tăng cường các biện pháp điều hành, bình ổn giá dịp cuối năm 2024
- Tôm Việt vào tầm ngắm, doanh nghiệp tìm giải pháp để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ
- Kích cầu tiêu dùng hàng sản xuất trong nước dịp cuối năm
- Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường
- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Lo ngại gián đoạn chuỗi cung ứng nông sản
- “Liều thuốc bổ” từ chuyển đổi số chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng từ Việt Nam tới Mỹ dần phục hồi
- Cảnh báo gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến Việt Nam
Các doanh nghiệp xe máy đang đau đầu trước tình trạng thiếu nguyên liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất |
Sản lượng xe tay ga của Honda Việt Nam trong tháng 6/2022 giảm hơn 1 nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng của nhiều nhà sản xuất ô tô tên tuổi trên thế giới giảm khiến một loạt đại lý tại Việt Nam phải chấp nhận dừng nhận đơn đặt hàng hoặc phải thương lượng với khách lùi thời gian giao hàng sang năm 2023.
Không chỉ doanh nghiệp ngành ô tô, xe máy, nhiều doanh nghiệp dệt may, giày dép, cơ khí... cũng đang đau đầu trước tình trạng thiếu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong nỗ lực nhằm đáp ứng đúng hạn đơn hàng đã ký với đối tác. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên chủ yếu do tác động từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng linh, phụ kiện và nguyên vật liệu đầu vào.
Sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu không những khiến doanh nghiệp thêm khó khăn khi thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh đề ra, mà còn tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, tới chặng đường phục hồi xuất khẩu của nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Cho dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng qua của cả nước đạt hơn 185,9 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó nhiều ngành có mức tăng ấn tượng, nhưng rủi ro vẫn rất lớn.
Điều dễ nhận thấy nhất là căng thẳng từ xung đột Nga -Ukraine có thể đẩy giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, tiếp tục tác động xấu tới chuỗi cung ứng, dẫn tới khan hiếm hàng hóa nguyên liệu đầu vào.
Ngoài mối lo về nguy cơ tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện còn nhiều mối lo khác.
Đó là nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... có dấu hiệu sụt giảm trước áp lực lạm phát. Thực tế cho thấy, lạm phát cao dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng, chi cho tiêu dùng giảm và với nhiều thị trường, điều này hiện không còn là dự báo.
Đó là hiện tượng “mua quá mức” trong quý V/2021 và quý I/2022 đang gây áp lực dư thừa, dẫn tới việc không ngoại trừ khả năng sẽ có đối tác cắt giảm đơn hàng trong quý III và IV/2022.
Với doanh nghiệp dệt may, đó còn là nỗi lo hàng đã sản xuất xong, nhưng có thể do tồn kho quá lớn, nên khách hàng tiêu thụ yêu cầu dừng hoặc đề nghị lùi thời gian giao hàng. Khi đó, doanh nghiệp sản xuất đành chấp nhận lưu kho để giữ chân bạn hàng cho những năm sau.
Thống kê của Nikkei cho thấy, tổng giá trị hàng tồn kho của hơn 2.000 công ty sản xuất niêm yết trên toàn cầu hiện ở mức kỷ lục 1.870 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua. Giá trị hàng tồn kho lớn như vậy một phần do gián đoạn về chuỗi cung ứng, một phần do doanh nghiệp cung ứng và cả doanh nghiệp sản xuất muốn trữ hàng nhằm tránh tình trạng thiếu nguyên phụ liệu sản xuất cũng như hàng thành phẩm.
Nhìn ở góc độ khác, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng cao, sức mua giảm càng làm dày thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong những tháng cuối năm, nhất là khi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài.
Để vượt qua thách thức trên, các doanh nghiệp trong nước cần tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine còn diễn biến phức tạp, Trung Quốc còn duy trì chính sách zero Covid, thì cùng với việc linh hoạt tìm nguồn cung mới, doanh nghiệp cần sớm đàm phán lại với nhà cung ứng làm sao đảm bảo được ổn định nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, đồng thời đàm phán thêm với đối tác phân phối, tiêu thụ để linh hoạt thời hạn giao hàng. Đây cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp từng áp dụng trong năm 2021. Ngoài ra, cần đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu sản xuất. Đặc biệt là phải thắt chặt mối liên kết, hỗ trợ, sử dụng sản phẩm của nhau trong sản xuất, kinh doanh, giảm bớt sự lệ thuộc vào đối tác bên ngoài.
Cùng với doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần tăng tốc triển khai các giải pháp hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ lãi suất tín dụng những tháng cuối năm, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất do đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu lớn tăng cao. Nếu không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, thì doanh nghiệp sẽ vuột mất cơ hội tăng tốc xuất khẩu, đáp ứng đơn hàng lớn những tháng cuối năm. Khi đó, kim ngạch xuất khẩu của cả nước tất yếu bị ảnh hưởng, bởi thành tích xuất khẩu hàng hóa của cả năm thường phụ thuộc không nhỏ vào kết quả đạt được trong giai đoạn này.
Tăng tốc chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng Tăng tốc chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, xác định rõ các bước có tác động trọng yếu đến chuỗi cung ứng và nâng cao khả năng... #chuỗi cung ứng # kinh tế Việt Nam # chuỗi cung ứng toàn cầu # đứt gãy chuỗi cung ứng Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết
- Việt Nam tăng mua trái cây từ Mỹ
- Tăng kết nối, thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường tỷ dân
- Đạt 9,2 tỷ USD sau 11 tháng, xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD
- Mailand Hanoi City tưng bừng ngày hội Sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề lần thứ 3
- Hà Nội tăng cường các biện pháp điều hành, bình ổn giá dịp cuối năm 2024
- Xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản vùng miền
- Công nghệ số: “Chìa khóa” tối ưu hóa quản lý chăn nuôi
- Hà Nội bảo đảm nguồn cung nông sản Tết Ất Tỵ 2025
- Giá xăng RON 95 tiến sát 21.000 đồng/lít
- Tôm Việt vào tầm ngắm, doanh nghiệp tìm giải pháp để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/12
- 2 Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém
- 3 Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng"
- 4 Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam
- 5 Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam
- Chailease Việt Nam vinh dự đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- Olam Agri Việt Nam với sứ mệnh chuyển đổi lương thực, thức ăn chăn nuôi, chất xơ
Từ khóa » Chuỗi Cung ứng Rủi Ro
-
Khái Niệm Và Phân Loại Các RỦI RO Trong CHUỖI CUNG ỨNG
-
Quản Trị Rủi Ro Chuỗi Cung ứng: KHÁI NIỆM Và CÁCH LÀM
-
5 Nhóm Rủi Ro Chính Trong Chuỗi Cung ứng - VILAS
-
Rủi Ro Chuỗi Cung ứng Việt Nam - VILAS
-
Những Rủi Ro Gì Xảy Ra Trong Chuỗi Cung ứng Là Gì ?
-
Quản Trị Rủi Ro Trong Chuỗi Cung ứng | Viện FMIT
-
[PDF] Quản Trị Rủi Ro Chuỗi Cung ứng Hướng Tiếp Cận Mới Cho Doanh ...
-
Quản Lý Rủi Ro Chuỗi Cung ứng | BSI
-
Quản Trị Rủi Ro Trong Chuỗi Cung ứng - Tạp Chí Tài Chính
-
Quản Trị Rủi Ro Chuỗi Cung ứng - LOGISTICS VIỆT NAM
-
Quản Lý Rủi Ro Chuỗi Cung ứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Thẩm định Các Chuỗi Cung ứng Có Trách Nhiệm Trong Ngành May ...
-
7 Chiến Thuật Quản Trị Rủi Ro Chuỗi Cung ứng Xúc Tiến Xuất Khẩu