Độ Sâu Trường ảnh Là Gì? Cách Thiết Lập để Chụp ảnh đẹp Nhất?

Độ sâu trường ảnh là một thuật ngữ mà người trong nghề nhiếp ảnh hay những ai yêu thích môn nghệ thuật này đều không thể bỏ qua. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu độ sâu trường ảnh là gì? Và cách thiết lập nó ra sao để có được bức ảnh đẹp nhất ngay nhé!

1 Độ sâu trường ảnh là gì?

Độ sâu trường ảnh, viết tắt của DOF (Depth of field) là một thuật ngữ để diễn tả vùng rõ nét của ảnh. Nói một cách khác, độ sâu trường ảnh được đo từ điểm lấy nét gần nhất đến điểm lấy nét xa nhất của ảnh.  

Độ sâu trường ảnh là gì?

2 Độ sâu trường ảnh có ý nghĩa gì?

Độ sâu trường ảnh là một trong những kỹ thuật giúp bạn có được những bức ảnh vô cùng sáng tạo, từ việc làm mờ hình nền cho đến việc thể hiện rõ các chi tiết trên khung ảnh.

Độ sâu trường ảnh có ý nghĩa gì?

3 Cách thay đổi độ sâu trường ảnh để chụp hình đẹp nhất

Muốn thay đổi độ sâu trường ảnh để có được những bức ảnh đẹp, bạn cần biết các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh – đó là khẩu độ, tiêu cự của ống kính, khoảng cách đối tượng trong ảnhkích thước (định dạng) cảm biến ảnh.

Khẩu độ

Cách phổ biến nhất để thay đổi độ sâu trường ảnh chính là bạn điều chỉnh khẩu độ của ống kính – xác định mức độ ánh sáng đi qua ống kính và đi vào bộ cảm biến của máy ảnh.

  • Khẩu độ càng hẹp, độ sâu trường ảnh càng sâu
  • Khẩu độ càng rộng, độ sâu trường ảnh nông
Khẩu độ liên quan đến chỉ số “f”, khẩu độ rộng thì chỉ số f nhỏ và ngược lại. thay đổi khẩu độ để tạo độ sâu trường ảnh chụp hình đẹp nhất

Nói một cách dễ hiểu, đối với các khẩu độ rộng (f/1.4, f/2,…) cho phép vùng rõ nét càng mỏng, thu hút sự chú ý đối tượng nhiều hơn bằng cách làm mờ hậu cảnh. Trong khi các khẩu độ hẹp (f/8, f/11,…) thì lại giữ cho hình ảnh được lấy nét nhiều hơn.

điều chỉnh khẩu độ của ống kính

Thường khi chụp ảnh phong cảnh, bạn sẽ được khuyên dùng khẩu độ hẹp (nhỏ) để duy trì độ sắc nét từ các yếu tố tiền cảnh rất gần cho đến các yếu tố xa như đường chân trời hoặc cảnh hoàng hôn.

Tiêu cự ống kính

Để thay đổi độ sâu trường ảnh, bạn có thể thay đổi tiêu cự ống kính, từ ống góc rộng đến ống tele so với cùng một khẩu độ, thậm chí là cùng một góc chụp và cùng bối cảnh.

Đó cũng là lí do khi chụp ảnh chân dung, bạn có thể sử dụng loại ống kính tele, và khi muốn chụp ảnh phong cảnh thì lại chọn ống góc rộng.

thay đổi tiêu cự ống kính để tạo độ sâu trường ảnh

Kích thước bộ cảm biến

  • Cảm biến càng lớn, thì mang lại hình nền càng có độ mềm mại, đẹp mắt.
  • Bộ cảm biến lớn đòi hỏi ống kính càng lớn.

Chúng ta lấy điện thoại iPhone XS ra phân tích thử. Thường ống kính của chiếc iPhone có khẩu độ rộng như f/1.8, mang lại độ sâu trường ảnh nông làm đối tượng ảnh được nổi bật so với hậu cảnh.

Tuy nhiên, các bộ ảnh phong cảnh được chụp bằng iPhone vẫn rất đẹp, vốn phải chụp bằng khẩu độ hẹp. Vậy, có phải chính bộ cảm biến của điện thoại đã tác động đến độ sâu trường ảnh.  

Lúc này điện thoại sử dụng cảm biến nhỏ, và cài đặt thêm phần mềm để bắt chước nền mờ, làm thay đổi độ sâu trường ảnh bằng hiệu ứng đơn giản. Vì nếu sử dụng cảm biến lớn thì cần phải có ống kính lớn, hoàn toàn không phù hợp với kích thước điện thoại.

Kích thước bộ cảm biến thay đổi độ sâu trường ảnh

Khoảng cách đối tượng trong ảnh

Tiếp tục, lấy chiếc iPhone XS trên ra làm minh họa. Trong nhiều trường hợp, khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại, bạn sẽ không có được những bức ảnh như ý muốn do chụp quá gần hoặc quá xa.

Trong khi, độ sâu trường ảnh là vùng rõ nét nhất của hình ảnh. Nếu điện thoại dùng khẩu độ rộng với camera bộ cảm biến lớn, thì hậu cảnh không đủ mờ, chưa làm nổi bật ảnh đối tượng. Tuy nhiên, nếu di chuyển đối tượng ra xa thì hậu cảnh (nền) sẽ xuất hiện nhẹ nhàng hơn mà không thay đổi bất kỳ yếu tố chụp hình nào của thiết bị chụp.

Đối tượng càng gần máy ảnh, hậu cảnh xuất hiện càng mềm, đủ để làm đối tượng nổi bật trong ảnh. Khoảng cách đối tượng trong ảnh để tạo độ sâu trường ảnh

Tóm lại, muốn thay đổi độ sâu trường ảnh để chụp ảnh đẹp, bạn cần chú ý:

 
  • Để cho hậu cảnh xuất hiện mềm mại, thì sử dụng khẩu độ rộng (số f thấp), bộ cảm biến camera lớn, di chuyển đến gần đối tượng hoặc di chuyển đối tượng ra xa khỏi nền - hoặc tối đa hóa hiệu ứng với sự kết hợp của tất cả các yếu tố kể trên trong khi chụp.
  • Để ảnh sắc nét hơn với nhiều chi tiết khác, hãy sử dụng khẩu độ hẹp (số f cao), bộ cảm biến camera nhỏ, di chuyển ra xa chủ thể hơn hoặc di chuyển đối tượng đến gần hậu cảnh hơn.
Xem thêm:
  • Các dụng cụ và bộ vệ sinh cần thiết - cách vệ sinh máy ảnh đúng nhất
  • Máy ảnh DSLR là gì? Làm sao để nhận biết máy ảnh DSLR?
  • Máy ảnh Mirrorless là gì? Có gì khác so với máy ảnh DSLR?

Hy vọng những lời chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ độ sâu trường ảnh là gì và cách thiết lập để có những bức ảnh chụp đẹp như mong muốn.

Từ khóa » độ Sâu