Độ Sinh Và độ Tử - Vườn Hoa Phật Giáo
- Trang chủ
- Phật học
- Nguyên Cứu
- Share link
- Nguyên Cứu
- Thiền tông
- Tịnh độ tông
- Mật tông
- Triết học
- Tweet
Độ sinh và độ tử
Tất cả chúng sinh đều từ nghiệp mà sinh ra, nghiệp ấy do tâm tạo, chuyển nghiệp cũng từ tâm mà chuyển. Do vậy, ý nghĩa siêu độ, cứu giúp người âm thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết định.
Dẫn nhậpGiáo lý của Đức Phật với mục đích hướng thượng giúp cho con người hiểu được bản chất của cuộc đời đâu là Khổ, đâu là cách thức để diệt khổ, nhằm đem lại cuộc sống an vui, hạnh phúc cho con người và muôn loài.Đức Phật Thích Ca, do khổ công tu Đạo trong nhiều kiếp mà hiện thế Ta bà chứng đắc Đạo quả Chánh đẳng, Chánh giác. Với trí tuệ Chánh Biến Tri của mình, buổi đầu đắc đạo, Thế Tôn chuyển Pháp luân độ ông Kiều Trần Như. Đến khi Ngài sắp nhập Niết bàn, thì độ ông Tu Bạt Đà La.Trong số những đệ tử nhờ Phật giáo hóa mà đắc quả La Hán, vị độ trước nhất là Kiều Trần Như và vị độ sau rốt là Tu Bạt Đà La. Trọn đời Phật, những ai đáng độ thì Ngài độ cho tất cả, dầu là chư Thiên, Thần, Quỷ, cho đến con người đều được Ngài độ pháp vi diệu cứu giúp. Còn những ai chưa được độ thì Ngài lưu lại nhân duyên (tức là Pháp bảo, Tăng bảo) để độ tận chúng sinh.Chúng ta sống trong thời kỳ Mạt pháp (tức xa pháp) không có được Đại phước duyên cùng thời để được Ngài trục tiếp độ. Nhưng ta nương tựa vào Pháp của Ngài (là kinh điển) và cácTăng Ni thì chúng ta cũng nhận được pháp độ vi diệu của đức Phật. Trong pháp độ của Phật giáo, có độ sinh và độ tử. Độ sinh là lấy giáo pháp của đức Phật truyền dạy cho người đang hiện thế (tức giúp họ ngay khi còn sống) đã nhận được pháp giác ngộ-giải thoát. Còn độ tử là độ cho người đã quá vãng thuộc âm giới, bằng phương pháp nghi lễ (cúng) nhờ cảm giao nan tư nghị mà vật phẩm và pháp truyền vi diệu giúp vong linh liễu lộ pháp lành, bớt đi khổ não, sân hận hướng tới cảnh giới tốt đẹp an lành.Nội dung chánh đề:1- Độ sinh.Theo giáo lý đạo Phật, việc độ sinh là vấn đề tối ưu quan trọng, bời khi con người còn đang hiện thế, việc độ giáo lý và tiếp cận giáo lý của Phật sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với đời sống của các cảnh giới khác. Chinh vì điều này mà Tổ thầy dạy: “Thân này khó được Phật Pháp khó gặp”. Nội dung này chúng ta sẽ bàn ở phần sau. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu hai danh từ mà Nhà Phật hay nói tới đó là: Độ sinh và độ tử. Theo Hán ngữ chữ độ có nghĩa là đò, sang. Còn theo Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn, thì chữ độ giải thích rộng hơn, nghĩa là chở người ta bằng đò. Nếu lấy sự sinh tử (luân hồi) của đạo Phật làm ví dụ, thì độ có nghĩa là chở người ta qua biển sinh tử vậy. Còn lấy sự mê muội, khổ não ví với sông, thì độ là đưa chúng sinh khỏi sông mê, sông ái, sông khổ đau của cõi Diêm phù đề. Vậy độ sinh tức là tế độ chúng sinh, độ thoát chúng sinh. Dìu dắt chúng sinh từ nơi mê tối đến chỗ sáng suốt bằng phương tiện thiện xảo của hàng Bồ tát, Phật. Theo Phật giáo chữ độ còn có nghĩa: độ cho thoát khỏi sự khổ não, mê hoặc trong vòng sinh tử. Độ cũng còn có nghĩa là đưa (ra khỏi thế), đưa chúng sinh khỏi biển luân hồi trong 6 nẻo đến mé lành Niết bàn, đến thế giới an lạc của Phật Thánh.Đức Phật nhập Niết bàn cách đây trên 25 thế kỷ. Nếu chúng ta chấp tưởng và cho rằng ta đã xa Đức Từ Phụ quá lâu, tưởng như không có thầy dạy và cũng không còn ai được Ngài độ nữa. Nhưng trước khi đức Phật nhập Niết bàn, Ngài nhắc nhở rằng, các con phải hiểu, vị thầy của các con không phải là một nhân vật nào cả, vị thầy đích thực của các con chính là Đạo Pháp. Và để nhắc lại những điều nói trên với các đệ tử đang ngồi chung quanh, Ngài nói như thế này: “Này các môn đệ của Ta, giây phút cuối cùng của Ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, thức uống và hơi thở, nó không có cách gì tránh khỏi bệnh tật và cái chết. Một vị Phật đich thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác ngộ. Chỉ có sự Giác ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ của Giác ngộ sẽ trường tòn và vô tận trong thực thể của đạo pháp. Trên con đường tu tập đạo pháp, nếu có ai chỉ thấy thân xác Ta, thì kẻ ấy đã không trông thấy Ta, chỉ có những ai hiểu thấu những lời giáo huấn của Ta mới thật nhìn thấy Ta vậy.”Y cứ lời Phật dạy, các Tổ thầy đã dùng pháp (tức kinh điển) giảng dạy cho chúng ta. Và từ kinh điển của đức Phật, theo đó là các bậc Bồ tát, Thánh Tăng, cùng các hàng thạc đức, chân nhân, cư sĩ đã không quản khó nhọc, thậm chi vong thân giữ gìn chánh pháp trên đường hoằng dương cứu độ chúng sinh. Giúp cho bao nhiêu kẻ mê lầm nhận ra chánh pháp trở thành bậc chân nhân Hiền thánh ích đời tốt đạo.Lấy chánh pháp tu học trước là để độ mình, sau độ người (đấy là kẻ sơ cơ có duyên lành gặp Thầy, gặp pháp. Còn với hàng thượng căn thì lấy việc độ người trước (tức giúp đỡ người đến với đạo pháp trước, sau đó mới lo cho mình. Về điều này trong kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển sáu có nói: A Nan có bạch Phật: Tôi thường nghe Như Lai nói rằng: “Tự mình chưa được độ, nhưng trước độ người, đó là sự phát tâm của Bồ tát. Tự mình đã giác ngộ trọn vện, lại có thể giác ngộ cho người, đó là chỗ ứng thế của Như Lai. Tôi nay mặc dầu chưa được độ, nhưng nguyện độ cho tất cả chúng sinh đời mạt kiếp.”. Như vậy Độ ở đây có nghĩa là Đại hạnh tu trì cho đến khi đắc quả Phật, đại hạnh đưa đến ngôi Phật. Tức là Lục độ (sáu đại hạnh của Bồ tát). Nói về Độ cũng có hai cảnh hay gọi là hai trường hợp: Tự độ và Tha độ.1- Tự độ: độ lấy mình. Tức là người tu học khi tỏ ngộ thì tự tu hành lấy cho đến thành Đạo, chứ không cần thầy. Cũng có nghĩa, trước độ lấy mình, tu hành cho chính quả, rồi sau sẽ độ người. Ấy là cách tu của hàng Thanh văn và Duyên giác thừa.2- Tha độ: độ người khác, độ chúng sinh. Khi tỉnh ngộ rồi, khi đắc Đạo rồi thì ra đi giupps cho người ta tỉnh ngộ - giải sự mê lầm, lạc lối. Điển hình đặc biệt là đức Thích Tôn, tu chứng đạt Chánh đẳng, Chánh giác đi độ đời. Cùng như Bồ tát Quán Âm, Địa Tạng, Phổ Hiền v.v.lúc nào cũng lo độ người, lo thoát khổ cho mọi chúng sinh. Nhân đề cập đến vấn đề tự độ và tha độ, ta thấy trong Thiền tông có nói: Lục Tổ Huệ Năng có bạch với thầy là Ngũ tỏ Hoằng Nhẫn rằng: “Lúc mình mê thì nhờ thầy độ, khi tỉnh rồi thì mình độ lấy mình". Theo giáo lý đạo Phật, thì tùy căn cơ chúng sinh (tức trình độ) mà độ giúp cho từng người để vượt khỏi mê lầm của chấp trược thế gian mà được giải thoát. Với bậc tu theo hạnh Bồ tát thì lấy lục độ làm cứu cánh để giải thoát chung sinh đó là: Thí độ, Giới độ, Nhẫn độ, Tấn độ, Thiền độ, Trí độ (Huệ độ). Theo Phạn ngữ gọi là Ba-La-Mật.Như vậy, theo các Tổ thầy dạy, trên lộ trình tu Phật dù ở cương vị nào thì chúng ta cũng phải y cứ vào chánh pháp để tu trì và hóa độ. Nếu ở cương vị làm thầy thì phải có trạch pháp để nhìn nhận lựa trọn pháp tu cho người học. Nếu người có căn cơ bén nhạy và có duyên lành với Phật pháp thì tự tu học theo kinh sách thầy hướng dẫn, nhưng phải tinh tấn phần thực hành giới luật mới vào sâu được chánh pháp trên bước đường tu giác ngộ và giải thoát.Vậy độ sinh có nghĩa là ngay từ bây giờ và giờ phút này, nếu ta khởi lòng tin sâu nơi Phật pháp, có nghĩa là ta đã được độ pháp và nhận pháp từ cảm ứng đạo giao để rồi lần lần ta gặp thầy, gặp bạn gieo duyên lành trên lộ trình tu Phật để vượt qua sông mê đến bờ giác, chứ không phải ngồi chờ để hồi sau, kiếp sau mới gặp được Phật pháp. Chính vì điều này, mà Tổ thầy thường dạy: “Lo tu như lửa cháy đầu”. Cũng về điều này mà Thế Tôn vẫn thường nhắc nhở các đệ tử của Ngài khi còn tại thế: Độ sanh hơn độ tử, “Bởi thân này khó được Phật pháp khó gặp” là vậy.Để cứu độ chúng sinh có hiệu quả, đức Thế Tôn đã chế ra nhiều pháp môn tu diệu dụng cho tất cả mọi ngườ, mọi loài. Song, để thực hiện các pháp tu đem lại lợi ích đích thực. Điều đầu tiên người đến với giáo lý đạo Phật cần phải thực hiện Tam quy- Ngũ giới:Vậy Tam quy là gì ?Là quay về, Quy y Phật; Quy y Pháp; Quy y Tăng (quy về ba ngôi này để tòng thiện, bỏ ác mà được pháp lành yên ổn)Ngũ giới là sao ?Là không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng chất độc hại kích thích gây nghiện, mà ngày xưa giới cấm này là (uống rượu).Giữ 5 giới này có ích lợi gì ?Nếu không đánh đập sát hại kẻ khác, thì mình được an ổn và có thọ mạng dài lâu.Nếu không trộm cướp của người khác thì mình không phải trả nợ theo luật nhân quả, mà bảo tồn được mạng sống.Nếu không tà dâm thì gia đình mình được hạnh phúc và người khác cũng hạnh phúc an vui.Nếu không nói dối, nói điêu, nói lời đâm thọc, thêu dệt, thì mọi người tin yêu nhau không nóng giận thù oán phiền não.Nếu không nghiện ngập rượu chè và các chất ma túy, thì cơ thể mình khỏe mạnh, khiến kiếp này, kiếp sau không loạn trí và gia dình an vui, hạnh phúc.Với 8 điều Đức Thế Tôn dạy nêu trên, đó là những điều chân quý trong pháp độ của Ngài. Bởi nếu chúng ta thực hiện được 8 điều này cùng với Thập thiện mà giáo lý thường đề cập, thì chắc chắn theo Thày Trí Quảng, chúng ta sẽ có được một tai sinh tốt đẹp, không còn lo đọa lạc tam đồ khổ. Song ở đây cũng xin nhắc lại, trong 8 điều này nên nhớ là phải thọ Tam quy, nếu không thọ tam quy thì không vào cửa Phật được. (vì nho giáo cũng có tam cương ngũ thường).Khi có được lòng tin đức tin nơi Tam bảo, chúng ta sẽ được các thầy và bạn hữu đồng tu hướng dẫn giúp đỡ tiến sâu vào đạo pháp. Qua các pháp môn tu của đạo Phật như: Thiền tông, Tịnh Độ, Mật chú và nhiều pháp tu khác phù hợp với trình độ và căn cơ mỗi người còn phải kể đến các pháp: Tứ diệu đế, Bát chánh đạp, Tứ niệm xứ và các pháp Quán tưởng của đạo Phật rất mầu nhiệm.Trong 49 năm hoằng pháp độ sinh, cuối cùng lúc sắp nhập diệt Niết bàn đức Thế Tôn tuyên bố rằng: “Ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ”. Con đường diệt khổ ấy được ghi chép trong Tam tạng kinh điển của Phật giáo, với nhiều pháp môn tu hành để diệt khổ, tất cả cũng không ngoài phần Đạo đế của tư tưởng Tứ Diệu Đế (cùng với 37 phẩm trợ đạo).Khi đề cập về tư tưởng của giáo lý Tứ diệu đế, các Tổ thầy thường ví đức Thế Tôn là một bậc Đại lương y sáng suốt và bi mẫn cắt thuốc trị bệnh cứu độ chúng sinh. Pháp Tứ diệu đế đươc nhìn nhận và phân tích gồm bốn giai đoạn: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.. Sau khi giác ngộ toàn triệt, bài Pháp đầu tiên đức Thế Tôn độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như là bài pháp này.(năm anh em Kiều Trần Như là những nhà triết học cổ đại cùng thời đức Thế Tôn). Bài pháp Tứ diệu đế nói trên được coi là nền tảng của đạo Phật độ thoát và chứng đạo viên mãn cho không ít người trở thành chân nhân và hiền thánh ở nhiều thời kỳ khác nhau.2- Độ tửLà cầu cho người quá vãng (chết) được siêu thoát về cảnh giới an vui hơn so với cảnh giới Tam đồ mà họ đang thọ khổ.Tam đồ là cảnh giới nào?Là cảnh Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục !Siêu độ chúng sinh, hay thường gọi là cầu siêu, đó là nghi lễ cầu nguyện cho những vong linh bất hảo bị đọa lac hay nói đúng hơn là những vong linh chết bất đắc kỳ tử, không ý thức được trước cái chết của mình, nên thường đem nghiệp sân hận đau khổ mà đọa lạc vào các cảnh giới xấu trong Tam đồ.Đơn cử như Lễ cầu siêu cho nhũng nạn nhân bị tai nạn giao thông. Cầu siêu cho những anh hùng liệt sĩ hy sinh vì Đất nước. Thông qua nghi thức cầu siếu cầu nguyện để giúp họ nhận ra cảnh giới của mình đang sống mà hướng tới cảnh giới tốt đẹp hơn. Vậy nhà Phật mới có câu “Âm siêu dương thái”. Có nghĩa là cầu nguyện cho các vong linh dù chết ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng được trở về cảnh giới yên ổn, an lạc. Để chứng minh cho điều này chúng ta hãy nghe câu chuyện nhỏ dưới đây nói về tác dụng của việc trì tụng “Kinh Yêu Thương”:“Có một hôm một số đệ tử đến báo cho Đức Phật biết là trong khu rừng mà các đệ tử đang cư trú có những lực lượng ma quái quấy nhiễu. Các đệ tử hỏi Phật là làm sao để cho khu rừng ấy yên ổn. Đức Phật dạy rằng: “Chắc là các loài sống trong khu rừng ấy đang đau khổ, đang tự làm khổ mình, và trong khi tự làm khổ mình thì họ làm khổ người. Vậy thì các thầy nên thực tập từ bi Quán. Thực tập từ bi quán thì năng lượng của từ và bi sẽ thấm nhần luôn với các vị đó. Các thầy nghe theo Đức Phật đã đem “Kinh Yêu Thương” về tụng và thực tập. Thời gian sau, khu rừng đó được an ổn, và như vậy là lòng từ và bi trong các thầy đã liễu lộ để hiểu được những nỗi khổ đau của những loài kia do đó đã thấm nhuần từ bi. Khi “Kinh Thương Yêu” đã ảnh hưởng tương tác mà khu rừng trở nên xanh mát và yên ổn”Vậy cầu siêu là mong cầu vượt qua hay còn gọi là siêu thoát. Nghĩa là dùng phương thức nào đó để cho vong linh của người chết siêu thoát khỏi những cảnh giới khổ đau. Đó là quan niệm thông thường của thế gian. Cầu cho vong linh siêu thoát về đâu còn phụ thuộc vào tín ngưỡng và mục đích của người cầu nguyện. Đối với Phật pháp thì kết quả vấn đề cầu siêu phụ thuộc vào tâm linh và phương thức siêu độ. Theo đạo Phật cầu siêu là cầu nguyện Tam Bảo phù hộ cho linh hồn đã mất được nhẹ nhàng siêu thoát về thế giới bên kia, tức thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.Trong kinh Vu Lan đề cập đến sức mạnh chú nguyện của chư tăng, nhờ sức manh thanh tịnh của tăng đoàn mà bà Thanh Đề thoát khổ, bởi năng lượng của tăng là năng lượng tập thể nên có tác dụng lớn, nó tạo được một ảnh hưởng mạnh mẽ vào tâm thức của bà Thanh Đề, làm cho bà thay đổi tận gốc rễ nghiệp bất thiện của mình mà thoát khổ.Kinh Địa Tạng cũng đề cập phương pháp giúp cho người chết thoát khổ bằng cách sử dụng tài sản của họ vào việc công ích bố thí, cúng dường, hồi hướng công đức cho họ sẽ được lợi ích lớn. Tất cả những điều diễn tả trong kinh đều muốn nói lên một thực tế rằng, nếu sử dụng năng lượng tâm linh đúng chánh pháp sẽ tạo khả năng chuyển biến và thay đổi tâm thức tới đời sống của chúng sinh cõi âm đang đau khổ là một thực tế. Theo mật chú, thầy Thích Viên Đức cho rằng: “Công năng của gia trì là sức mạnh của trì chú, sức mạnh của lời nguyện là sức mạnh của tâm thành. Người trì chú có công đức sâu dầy thì bản thân của câu chú sinh ra lực cảm ứng có thể thông với quỷ thần, giúp đỡ và gia trì người ta. Sức mạnh của lời nguyện có thể giúp thông cảm với sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát và các vị Thần Hộ pháp. Sức mạnh của tâm có thể ảnh hưởng đến xu thế của tâm, làm tăng sức mạnh ý chí, thay đổi quan niệm, chuyển hung thành cát tiêu trừ tai họa”.Trong cầu siêu thường trì tụng kinh Di Đà, kinh Địa Tạng, chú vãng sinh và một số chú khác. Trong đó không thể xa rời được Nghi thức Thập Chú. Đề cập về sự linh ứng mầu nhiệm của chú này các chư tổ xưa nói: “Hễ người trì chú mà nhất tâm thì tự nhiên thấy sự linh ứng. Nếu người nào y pháp mà chí tâm trì tụng chú này, thì Đức Phật A Di Đà thường trụ và ủng hộ, không có oan gia thừa tiện nhiễu hại, mà trong lúc hiện thế đặng an ổn và đến khi mạng chung được vãng sinh”.Theo tín ngưỡng dân gian thì sức mạnh của gia trì là tha lực, chứ không phải tự lực. Đó là sức mạnh thần chú, sức mạnh của lời nguyện và tâm người gia trì. Đó là sự mong cầu và niềm tin tôn giáo của con người nói chung.Là Phật tử qua kinh điển chúng ta đã biết, và khoa học ngày nay đã khẳng định: người chết vẫn còn mối quan hệ với nhân gian. Sống và chết chỉ là tạm gọi, vì thực chất sống hay chết đều dang chuyển biến. Chấm dứt thân thể vật lý này gọi là chết, tâm thức đang đi vào một thế giới mới. Khổ đau hay hạnh phúc thì do nghiệp quyết định, tất cả chúng sinh là sản phẩm của nghiệp: “Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt có ưu.” (kinh Trung bộ số 135)Tất cả chúng sinh đều từ nghiệp mà sinh ra, nghiệp ấy do tâm tạo, chuyển nghiệp cũng từ tâm mà chuyển. Do vậy, ý nghĩa siêu độ, cứu giúp người âm thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết địnhNgười phát tâm làm nghi thức cầu siêu phải có tâm thương xót vong linh, âm linh cô hồn nói chung và lòng thành kính với chư Phật, Bồ tát và hiền thánh tăng. Trong kinh dạy rằng, chư Phật và Bồ tát thường ứng thân vào trong các loài chúng sinh mà cứu độ. Nghi thức chuẩn tế hay cúng thí thực, trước thỉnh Phật và Bồ tát chứng minh, sau đó thỉnh các chân linh, vong linh và cô hồn về thọ nhận phẩm vật. Chúng sinh do nghiệp lực sai biệt nên thọ dụng thức ăn cũng sai biệt. Hương hoa phẩm vật trần gian nhờ Phật lực gia trì mà biến thành cam lồ khiến cho họ được no đủ. Phương pháp này thường dùng khoa Du già (yoga) Phật giáo Đại thừa thực hiện. Dù biểu hiện dưới hình thức nghi lễ nào, chúng ta phải có lòng thành thanh tịnh, (tam nghiệp thân- khẩu- ý tương mật mới nhập vào cảnh giới nhất tâm). Tâm cảm được Phật lực mới có sự lợi ích cho việc cầu siêu độ thân nhân quá vãng và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Đó là điều chắc thật mà Đức Phật từng dạy trong kinh Du già tập yếu cứu A Nan đà la ni diện khẩu quỹ nghi như sau: “Hãy phát tâm rộng lớn vì cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp đến nay, khắp vì muôn loại chúng sinh ở tinh tú thiên tào, âm ty địa phủ, diêm ma quỷ giới, côn trùng nhỏ nhí máy động, tất cả hàm linh mà bày ra sự cúng dường vô giá quảng đại, mời đến phó hội, để nương oai quang của Phật, gột rửa ruộng thân được lợi thù thắng, hưởng vui nhân thiên.” Qua đoạn kinh trên ta thấy, cúng thí thực âm linh cô hồn gọi là vô giá quảng đại, nương oai đức của Phật, Bồ tát mà chúng sinh đều lợi lạc, dựa trên cái tâm rộng lớn. Nếu hình thức nghi lễ nào mà thiếu cái tâm cao thượng thì đi ngược lại xu hướng giác ngộ của Phật dạy.Trong kinh điển Đức Phật còn dạy các hình thức siêu độ khác nữa. Phát tâm tu học cũng là phương thức siêu độ vong linh có hiệu quả cao. Niệm Phật và tụng kinh cầu nguyện là đem tâm Phật để điều phục tâm mình và đem tình thương của Phật chia sẻ cho muôn loài. Những người đã khuất hay người đang hiện hữu họ có duyên mới tiếp cận được với giáo lý đạo Phật. Trong giáo lý Mật tông và Tịnh độ khuyên hành giả cần tu niệm Phật, trì chú, tụng kinh để hồi hướng siêu độ cho người âm được siêu thoát. Tâm giúp đỡ vong linh chính là lòng từ bi. Từ bi tam muội mới biến thức ăn thành cam lồ giúp chúng sinh cõi âm được siêu thoát. Ta nên nhớ cõi âm cũng như cõi dương. Chúng sinh đang đói về lòng bố thí nên bị đắm trong địa ngục đói khổ; đang đói về tình thương nên chìm sâu trong sân hận (nóng giận); đang đói về trí tuệ nên sống trong địa ngục vô minh. Chúng ta phải hiểu như vậy để y pháp cúng dường bố thí với nhiều phương diện, như tài thí, pháp thí và vô úy thí cho chúng sinh.Đối với Phật tử tại gia, ngoài vấn đề bố thí tiền tài, cần bố thí pháp thông qua chia sẻ kinh nghiệm tu học cho bạn đạo, giáo dục con cháu và khích lệ thân nhân họ tộc quy y Tam bảo, ấn tống kinh sách Phật giáo, ủng hộ Tam bảo trường tồn là điều phước đức lớn để siêu độ thân nhân. Người đang hiện hữu (còn sống) muốn giúp vong linh thân nhân siêu thoát phải có tâm lực. Tức đời sống có đạo đức, như phát tâm quy y Tam bảo thọ trì pháp giới. Là Phật tử chúng ta đều biết, con đường Giới-Định-Tuệ là lộ trình giải thoát khổ đau của chúng sinh. Chúng ta sống có đạo đức để làm ngọn đèn soi đường cho người cõi âm đi ra khỏi bóng tối vô minh u ám. Đức Phật dạy, “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Địa ngục khổ đau do tâm tạo, giải thoát giác ngộ cũng do tâm khởi. Cho nên sống có đạo đức là biểu hiện một phương thức siêu độ rất cao. Cổ đức có câu “Nhất nhân hành đạo, cửu huyền thăng”. Tu học thành đạo mới cứu giúp được thân tộc nhiều đời nhiều kiếp đọa lạc.Muốn hiểu rõ người đã qua đời mong mỏi điều gì và đời sống con người sau khi chết sẽ ra sao thì nên đọc kinh Vu Lan, kinh Địa Tạng, văn Thủy Sám và Lương Hoàng Sám. Khi đọc những kinh văn này, bản thân chúng ta biết đau xót, biết rung cảm, biết phát khởi tâm chính đáng cho mọi hình thức siêu độ. Nếu có tâm lành đó rồi thì chỉ bông hoa và chén nước cúng ở chùa cũng có công đức không thể nghĩ bàn. Bởi khi chúng ta có sức quán tưởng chân thành rằng, các Đức Phật và Bồ tát đang sống hiện hữu trong đời này, như vậy sẽ có giao cảm tâm chúng sinh và tâm Phật. Tâm chúng sinh mà giao cảm được tâm Phật thì gọi là đạo cảm thông không thể nghĩ bàn. Tâm ấy là tâm thanh tịnh và siêu thoát mọi khổ đau. Vậy cầu siêu cho người qua đời là nếp sống nhân bản rất đáng quý và đáng tôn trọng. Đó là thông điệp giúp con người nhận thức sâu sắc rằng, sống không phải là bắt đầu, và chết không phải là kết thúc. Đó là nền tảng đạo đức Phật giáo mà mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và nhân loại đều quan tâm.Thay lời kếtGiáo lý đạo Phật với tưởng và mục đích hướng thượng giúp cho con người hiểu được bản chất của cuộc đời đâu là khổ đau, và cách thức để diệt tận khổ đau ấy, nhằm đem lại cuộc sống an vui, hạnh phúc cho mọi người và nhân loại.Chúng ta sống ở thời kỳ Mạt pháp (tức xa pháp) mà không có trí tuệ và lòng tin, đức tin thì đến với Phật pháp thật khó khăn. Bởi đạo Phật cần đến trí tuệ mới dung thông được pháp mầu vi diệu. Thực tế Đức Phật nhập Niết bàn đã quá xa chúng ta về thời gian. Nhưng nhờ giáo lý của Ngài mà bao nhiêu chúng sinh trong nẻo luân hồi đã được thoát khỏi vòng sinh tử khổ đau. Nhờ Giác ngộ Pháp (kinh điển) của Ngài mà chúng ta đang hiện thế hiểu được nhân quả luân hồi không tạo ác nghiệm nên thác sinh không bị đọa cảnh giới xấu ác, và những ai đã chót tạo nghiệp xấu mà phải đọa cảnh giới tam đồ cũng được các chư Đại Bồ tát, các chư Phật cứu độ mà được an ổn trong cảnh giới bình yên. Như đời hiện thế của Đức Thế Tôn, từ khi thành đạo đến lúc nhập diệt Niết bàn, Ngài độ thoát cho chẳng biết bao nhiêu chúng sinh, từ hạng Thiên, hạng Thần, hạng Người, cho đến những chúng sinh bị đọa lac trong cảnh Địa ngục, Ngã quỷ (quỷ đói), Súc sinh Ngài đều cứu độ hết thảy.Chúng ta sống ở thời kỳ xa pháp, nhưng lúc nào chúng ta cũng có Đức Từ Phụ gia hộ. Để kết thúc bài viết này, xin được dãn ra đây những lời dạy cuối cùng của Phật để chúng ta cùng suy ngẫm:“Những lời giáo huấn của Ta ban cho các con là do nơi kinh nghiện của chính Ta đã noi theo con đường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chư hề được gặp Ta, cho dù trong lúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta vậy. Nhưng nếu ngược lại, các con thấu hiểu và đem ra thực hành những lời giáo huấn của Ta, thì dù cho các con ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở bên cạnh Ta trong lúc này. Và “Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là Giác ngọ. Chỉ có sự giác ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng trí tuệ của giác ngộ sẽ trường tồn vô tân trong thực thể của Đạo Pháp. Trên con đường tu tập đạo pháp, nếu có ai chỉ thấy thân xác Ta thì kẻ ấy đã không trông thấy Ta, chỉ có những ai hiểu thấu những lời giáo huấn của Ta mới thật sự nhìn thấy Ta vậy.” Bài viết: "Độ sinh và độ tử"Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh - Vườn hoa Phật giáoSố 18. Phố Quang Trung,TP Uông Bí-Quảng Ninh.----------------Tài liêu tham khảo:Tám quyển sách quý – cố HT Thích Thiện Hoa (Nxb. Tp HCM-1987)Hiển Mật viên thông – Cư sĩ Trần Giác, Thích Đạo Chân, thích Viên Giác.(Chùa Dược sư Ban Mê Thuột - Tây Ninh ấn hành 1975)Phật học từ điển – Đoàn Trung Còn (Nxb Tp.HCM 2002)Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật – Khôi Trân- Báo Điện tử: ĐPNN Tháng 7. 2013). Tags độ sinh và độ tử do sinh va do tu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao phat giao vuon hoa phat giao phat hoc- Tweet
Các bài viết khác
-
Tuệ Sỹ: Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
-
Thích Tuệ Sỹ: Một thời truyền Luật
-
Khái niệm về giải thoát sinh tử trong Đạo Phật
- Phương thức Niệm Phật của Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông
- Đạo Phật là triết học hay là một tôn giáo?
- Thích Thiện Hoa: Một sự nghiệp của đời tôi
- Thích Tâm Nhãn: Giới Ðàn đầu tiên tại Việt Nam
- Mục đích tu hành qua lời giảng của Thiền sư Thích Thanh Từ
Tin đáng quan tâm
- Tuệ Sỹ: Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Vườn Hoa Phật Giáo
Nhà tài trợ chính
- trang chủ
- Liên Hệ Quảng Cáo
- Tin tức
- Phật học
- Danh tăng
- Văn học
- Văn hóa
- Tự viện
- Phật pháp
- Lịch sử
- Nghi thức
- Tuổi trẻ và đời sống
- Góc suy ngẫm
- Từ thiện
- Thư viện audio
- Từ điển phật học
- RSS
- Sitemap
Từ khóa » độ Chúng Sinh Là Gì
-
PHẬT CÓ CỨU ĐỘ ĐƯỢC CHÚNG SINH? (8)
-
Vì Sao Phật Phải độ Chúng Sinh ? - Phật Giáo Long An
-
Phổ độ Chúng Sinh - Wiktionary Tiếng Việt
-
Đức Phật Thị Hiển Như Thế Nào để Cứu độ Chúng Sinh?
-
Thế Nào Là 'độ' Trong Câu 'nguyện độ Tất Cả Chúng Sinh'?
-
Một Vị Phật Có Thể Cứu độ Tất Cả Chúng Sinh được Không?
-
Giải Thích ý Nghĩa Phổ độ Chúng Sinh Là Gì? - Chiêm Bao 69
-
Hóa độ Chúng Sanh Là Gì? - Ô-Hay.Vn
-
Từ điển Tiếng Việt "chúng Sinh" - Là Gì? - Vtudien
-
Niệm Phật Có Thể độ Chúng Sanh - Chùa Hoằng Pháp
-
PHỔ ĐỘ Chúng Sinh Là Làm Gì - Vì Sao Chỉ Có Phổ độ Mới Là TỪ BI?
-
Phổ độ Chúng Sinh Nghĩa Là Gì?
-
6 Vấn đề Giải Thoát Trong đạo Phật | Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
-
9. Tâm đại Thừa Là Căn Bản Phổ độ Chúng Sanh - Chùa Bửu Châu