Độ Tan Là Gì? Công Thức Tính độ Tan - Bảng Tính Tan [CHI TIẾT] - Wasaco

Độ tan là gì? Độ hòa tan

Độ tan là chỉ số đo độ hòa tan của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí vào dung môi để tạo ra một dung dịch đồng nhất. Độ hòa tan của một chất phụ thuộc chủ yếu vào các tính chất vật lý và hóa học của chất tan và dung môi cũng như nhiệt độ, áp suất và pH của dung dịch. Hiểu theo nghĩa rộng hơn độ hòa tan của một chất trong một dung môi nhất định được đo đạc bằng nồng độ bão hòa. Bão hòa ở đây có nghĩa là việc thêm nhiều chất tan sẽ không làm tăng nồng độ của dung dịch và bắt đầu xuất hiện kết tủa của một lượng chất tan dư.

Độ tan của một chất trong nước là độ tan S được đo lường với dung môi chính là nước. Và trên thực tế, không phải chất nào cũng tan trong các dung môi để đo lường. Vì vậy, để xác định được chất đó là chất tan hay không tan, cần sử dụng công thức tính độ tan ngay sau đây.

Công thức tính độ tan là gì?

Công thức chuẩn tính độ tan S:

S = (mct : mdm) x 100%

Trong đó:

  • S là độ tan
  • mct là khối lượng chất tan
  • mdm là khối lượng dung môi

Nếu dung môi dùng để đo lường là nước thì đơn vị của độ tan là g/100g nước. Với chất cụ thể và 100g nước cho trước, độ tan S cho thấy:

  • S > 10g/100g nước: Chất dễ tan
  • S < 1g/100g nước: Chất ít tan
  • S < 0.01g/100g nước: Chất không tan

Chất dễ tan thì có độ tan càng lớn và ngược lại. Do đó, dựa vào công thức chuẩn trên, trong điều kiện nhiệt độ xác định, người dùng tìm được mối quan hệ giữa độ tan S với nồng độ % dung dịch bão hòa (C). 

C = (100 x S)/(100 + S)

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Trong thực tế, độ tan của một chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể:

1. Nhiệt độ

Đối với chất rắn tỏa nhiệt, nhiệt độ tăng thì độ tan của chất đó giảm. Trong khi chất rắn thu nhiệt thì ngược lại, nhiệt độ tăng thì độ hòa tan cũng tăng. Đối với chất khí, nhiệt độ tăng thì độ tan giảm.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan chất rắn

Từ khóa » Chất Diện Hoạt Làm Tăng độ Tan