(PPT) DUNG DỊCH THUỐC | Trang Đỗ Thị Thuý

ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH DINH DƯỠNG VÀ HÌNH THỨC THỦY CANH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY XÀ LÁCH (Lactuca sativa) VÀ CÂY CẢI CÚC (Glebionis coronaria)Lê Thị Thủy K66 KHVL

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 - PROCEEDING OF THE 5TH NATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE ON BIOLOGICAL RESEARCH AND TEACHING IN VIETNAM

Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra công thức trồng thủy canh phù hợp cho cây xà lách và cây cải cúc dựa trên việc sử dụng hai loại dung dịch dinh dưỡng là Hydro Umat V và Knop phối hợp cùng hai hệ thống thủy canh tĩnh và động. Các chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng và chất lượng của hai loại cây được xác định ở 4 thời điểm: 20 ngày, 30 ngày, 40 ngày và 50 ngày sau khi đưa cây lên hệ thống thủy canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây xà lách giống Lollo Rossa sinh trưởng thuận lợi và cho chất lượng tốt khi trồng trên hệ thống thủy canh động sử dụng dung dịch Knop. Ở công thức này, cây xà lách đạt chiều cao 20,43 cm, có trung bình 10,07 lá với khối lượng 12,75 g, hàm lượng vitamin C là 10,76 mg/100 g, hàm lượng đường khử là 5,24 mg/g tại thời điểm 50 ngày. Công thức này cũng làm giảm hàm lượng nitrat tích lũy trong rau xà lách. Trong khi cây cải cúc giống NN.39 lại sinh trưởng tốt nhất khi trồng trong dung dịch Hydro Umat V và sử dụng hình thức thủy canh động. Tại thời điểm 50 ngày, trong công thức này, cây có chiều cao 22,50 cm, có 16,40 lá và đạt khối lượng 9,80 g. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng lại cho thấy, công thức Knop động giúp cây cải cúc tăng hàm lượng vitamin C, hàm lượng đường khử, hàm lượng các nguyên tố sắt, kali và canxi. Từ khóa: Cây cải cúc, cây xà lách, dung dịch dinh dưỡng, thủy canh.

downloadDownload free PDFView PDFchevron_right

Từ khóa » Chất Diện Hoạt Làm Tăng độ Tan