ĐO VÀ THEO DÕI LIÊN TỤC ÁP LỰC Ổ ... - Ebook Y Học - Y Khoa
Có thể bạn quan tâm
I. ĐẠI CƯƠNG
- Áp lực ổ bụng (ALOB) là áp lực ở trạng thái cân bằng động trong khoang ổ bụng, tăng lên khi hít vào, giảm khi thở ra. Bình thường ALOB dao động từ 0 - 5 mmHg (7 cm H2O) nhưng có thể cao hơn ở người béo phì.
- Áp lực tưới máu bụng (ALTMB) được tính bằng: huyết áp trung bình động mạch (MAP) trừ đi ALOB (IAP).
ALTMB = MAP - IAP
- Tăng ALOB là giá trị của ALOB ≥ 16 cmH2O trong ít nhất 2 lần đo cách nhau 12 giờ
- Tăng ALOB gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong bệnh cảnh hội chứng khoang bụng ( suy thận,suy hô hấp,suy tim,tăng áp lực nội sọ...)
- Theo dõi ALOB ổ bụng liên tục giúp phát hiện sớm tình trạng và mức độ tăng ALOB rất hữu ích để có các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng tăng ALOB gây ra đặc biệt trong bệnh cảnh hội chứng khoang bụng
II. CHỈ ĐỊNH
Đánh giá và theo dõi áp lực ổ bụng liên tục trong một số bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ dịnh ,áp lực ổ bụng không chính xác nếu có khối u bàng quang.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 bác sĩ, 01 Điều dưỡngđã được đào tạo về kỹ thuật đo áp lực ổ bụng: rửa tay, mặc áo như làm thủ thuật vô khuẩn.
2. Người bệnh
Người bệnh:
+ Giải thích cho Người bệnh để Người bệnh hợp tác khi làm thủ thuật;
+ Đặt Người bệnh nằm ngửa, tư thế ngay ngắn, hai chân duỗi thẳng, đầu bằng;
+ Vệ sinh Người bệnh tại vùng hậu môn, sinh dục + Đặt ống thông Foley dẫn lưu hết nước tiểu
3. Dụng cụ
3.1. Vật tư tiêu hao
3 .2.1. Vật tư tiêu hao:
Găng sạch Găng vô khuẩn Khay quả đậu vô khuẩn Băng dính
Natriclorua 0,9% chai 1000 ml
Dây truyền dịch
Khóa ba chạc
Bơm tiêm 5ml
Kim lấy thuốc
Đầu nắp ba chạc
Betadin 10%
Cồn 70 độ
Săng
Mũ
Khẩu trang
Cáp đo áp lực liên tục
Bộ đo áp lực: cổng đo và dây kết nối giữa cổng đo áp lực-bộ phận cảm nhận áp lực (transduser)
3.2.2. Dụng cụ cấp cứu
3.3.3. Các chi phí khác
Máy monitor theo dõi chức năng sống,theo dõi áp lực
V. TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật
2. Kiểm tra Người bệnh :các chức năng sống,tư thế Người bệnh
3.Tiến hành đo:
Người bệnh được đặt ống thông Foley vào bàng quang,dẫn lưu hết nước tiểu trong bàng quang, sau đó truyền vào bàng quang 50ml nước muối đẳng trương, Người bệnh ở tư thế nằm ngửa hoàn toàn sau đó tiến hành các bước sau:
1. Bước 1: kết nối các bộ phận của hệ thống đo
* Kết nối bộ phận đo áp lực với máy theo dõi thông qua dây kết nối
* Đuổi khí tại vị trí dây kết nối tới ống thông tiểu và tại vị trí bộ phận đo áp lực
- Đặt chai dịch NaCl 0,9% vào trong bao áp lực bơm áp lực lên tới 300 mmHg
- Kết nối dây truyền của bộ phận chuyển đổi áp lực với chai đã tạo áp lực
- Tiến hành đuổi khí đến khi hết khí
2. Bước 2: Xác định vị chí mốc chuẩn và chuẩn vị trí
- Cố định bộ phẩn chuyển đổi áp lực vị trí ngang bờ trên khớp vệ Người bệnh
- Mở khóa chạc ba sao cho cổng chuyển đổi áp lực thông với môi trường bên ngoài
- Test vị trí chuẩn trên máy theo dõi (lấy vị trí zero) cho đến khi trên màn hình báo quá trình chuẩn hoàn thành.
3. Bước 3
- Kết nối dây đo với ống thông tiểu thông qua khoá 3 chạcĐặt mốc vị trí của cổng đo áp lực tương đương với đường nách giữa)
- Mở khóa 3 chạc ở công đo áp lực sao cho đường từ chai dịch truyền qua chạc 3 thông với môi trường bên ngoài)
- Chuẩn cổng đo áp lực ở vị trí zero trên màn hình máy theo dõi
4. Bước 4
- Điều chỉnh chạc ba sao cho dây đo áp lực bàng quang thông với bàng quang Người bệnh
- Đọc kết quả áp lực bàng quang (áp lực ổ bụng) hiện lên màn hình máy theo dõi
VI. THEO DÕI
- Theo dõi áp lực bàng quang (ALOB)
- Theo dõi áp lực trên bao đo, cầm bổ xung lại áp lực nếu có dò dỉ áp lực định kỳ
- Theo dõi vị trí kết nối tránh để dò nước tiểu,dịch
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Thủ thuật đo ALOB ít gây tai biến,ngoài chảy máu niệu đạo tự cầm còn có thể có nhiễm trùng tiết niệu là biến chứng có thể gặp do đặt và lưu ống thông bàng quang kéo dài,để hạn chế biến chứng này cần tuân thủ vô khuẩn trong quá trinh làm thủ thuật và rút ngay ống thông bàng quang khi không cần theo dõi ALOB nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Xuân Cơ (2012) “nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong chẩn đoán mức độ nặng của Người bệnh Viêm tụy cấp”,Luận án tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108
2. Cheatham ML, White MW, Sagraves SG, et al (2000). “Abdominal perfusion pressure: a superior parameter in the assessment of intra-abdominal hypertension” J Trauma; 49:621—626.
3. Iberti TJ, Lieber CE, Benjamin E (1989).“Determination of intra-abdominal pressure using a transurethral bladder catheter: clinical validation of the technique”, Anesthesiology 70:47-50.
4. Malbrain M.L.(2004),"Different techniques to measure intra-abdominal pressure (IAP): time for a critical re-appraisal", Intensive care;30:357-371.
Từ khóa » đo áp Lực ổ Bụng Gián Tiếp
-
Đo áp Lực ổ Bụng Gián Tiếp Qua ống Thông Dẫn Lưu Bàng Quang
-
Đo áp Lực ổ Bụng Giáp Tiếp Qua ống Thông Dãn Lưu Bàng Quang
-
ĐO ÁP LỰC Ổ BỤNG - Health Việt Nam
-
So Sánh Sự Khác Biệt Số đo áp Lực ổ Bụng Gián Tiếp Qua Bàng Quang ...
-
ĐO ÁP LỰC Ổ BỤNG GIÁN TIẾP QUA BÀNG QUANG
-
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG TRẺ EM Ở TRẺ EM
-
Quy Trình đo áp Lực ổ Bụng Gián Tiếp - Kỹ Thuật Y Học
-
Đo áp Lực ổ Bụng Gián Tiếp - TaiLieu.VN
-
ĐO ÁP LỰC Ổ BỤNG Ở NGƯỜI - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tài Liệu Đo áp Lực ổ Bụng Gián Tiếp Docx - 123doc
-
ĐO VÀ THEO DÕI LIÊN TỤC ÁP LỰC Ổ BỤNG GIÁN ...
-
Tang Ap Luc O Bung - SlideShare
-
Hội Chứng Tăng áp Lực ổ Bụng - Thuốc Chữa Bệnh