Dọa Sẩy Thai Và Những điều Bạn Cần Biết - Procare

Dọa sẩy thai là tiền đề cho sẩy thai và thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hãy cùng Procare tìm hiểu những nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc khi mang thai.

Dọa sẩy thai là gì?

Dọa sẩy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng có các dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Dọa sẩy thai thường xảy ra ở những tuần đầu của thai kỳ, khi trứng được thụ tinh dính vào tử cung chưa chắc chắn nên thai sẽ dễ bị bong ra. Sau tam cá nguyệt thứ nhất những hiện tượng này sẽ không còn phổ biến nữa.

Sẩy thai là hậu quả phổ biến của dọa sảy thai và có thể xảy ra ở 40 trong số 100 trường hợp. Nguy cơ sẩy thai cao hơn ở những phụ nữ lớn tuổi. Khoảng một nửa số phụ nữ bị chảy máu trong ba tháng đầu tiên có thể bị sẩy thai.

Dọa sẩy thai là gì? 1

Dọa sẩy thai thường gặp ở phụ nữ trong những tuần đầu của thai kì

Nguyên nhân của dọa sẩy thai

  • Thể chất người mẹ suy nhược do làm việc quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý, dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu chất, thai yếu.
  • Bất thường nhiễm sắc thể (nhẹ), bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi.
  • Do va chạm mạnh, xoa bóp bụng, núm vú gây co bóp tử cung.
  • Niêm mạc tử cung quá mỏng (có thể do nạo phá thai trước đó hoặc sử dụng thuốc tránh thai một lần thường xuyên) khiến thai dễ bị bong ra.
  • Một số bệnh của bà mẹ như: sốt cao, suy tim, mất cân bằng nội tiết, bệnh thận mạn tính hoặc các bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung tăng co bất thường,…);

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai như: nhiều tuổi, tình trạng béo phì, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tiểu đường không được kiểm soát.

Các triệu chứng dọa sẩy thai

  • Đau bụng, có hoặc không có chảy máu âm đạo: cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng.
  • Chảy máu âm đạo trong vòng 20 tuần đầu tiên của thai (tính từ ngày cuối của chu kì kinh nguyệt trước): khi bạn thấy xuất hiện dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra từ âm đạo thì hãy nghĩ đến khả năng dọa sẩy thai.
  • Đôi khi có những thai phụ bị bong rau dọa sẩy nhưng không có bất cứ biểu hiện gì, thuộc diện bong rau kín, máu chưa thoát ra ngoài được và chỉ có thể phát hiện được khi thực hiện siêu âm.

Vì vậy khi có bất kì dấu hiệu hoặc nghi ngờ thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn ngay, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Các triệu chứng dọa sẩy thai 1

Đến bác sĩ để được tư vấn ngay khi có dấu hiệu dọa sảy thai

Các biến chứng có thể xảy ra

  • Thiếu máu từ trung bình đến mất máu nặng, đôi khi cần phải truyền máu
  • Nhiễm trùng
  • Sẩy thai

Xử trí dọa sẩy thai

Phụ nữ có dọa sẩy thai vẫn có thể có một thai kỳ bình thường nên  khi có tình trạng dọa sẩy thai, bạn không cần quá lo lắng vì sẽ chỉ làm cho tình trạng càng thêm trầm trọng. Hãy thực hiện một số lời khuyên dưới đây cho đến khi các dấu hiệu dọa sẩy thai không còn:

  • Nghỉ ngơi: chế độ nghỉ ngơi hợp lí sẽ giúp đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
  • Kiêng các hoạt động mạnh: lao động hoặc chơi các môn thể thao mạnh trong khi có dấu hiệu dọa sẩy sẽ tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Kiêng quan hệ tình dục: dừng quan hệ tình dục cho đến khi các dấu hiệu dọa sẩy kết thúc. Việc quan hệ tình dục phải mất rất nhiều sức vận động của cơ và các hệ thận kinh, đặc biệt là cơ quan sinh sản tử cung và âm đạo làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Tránh xoa bụng, đấm lưng hay vê đầu vú vì đó là những kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn làm thay dễ sẩy hơn.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Trong giai đoan này, các bà mẹ thường gặp tình trạng ốm nghén nhưng vẫn phải bổ sung đủ chất bằng các thực phẩm, các sản phẩm thay thế hoặc viên bổ sung vitamin. Không được ăn, uống những loại thực phẩm có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.
  • Đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ: khi có những biểu hiện bất thường thì cần đi khám và sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ mục đích ổn định sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những phụ nữ đã từng bị sẩy thai có nguy cơ cao nên cần được theo dõi thường xuyên hơn.

Xử trí dọa sẩy thai 1

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh nguy cơ dọa sẩy thai

Phòng ngừa

Để phòng tránh nguy cơ sảy thai bạn nên chuẩn bị thật tốt trước khi quyết định mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ được chăm sóc trước khi sinh có thai kỳ tốt hơn.

Sẩy thai do các bệnh của bà mẹ, chẳng hạn như huyết áp cao có thể ngăn chặn cách phát hiện và điều trị bệnh trước khi có thai.

Để có một thai kì khỏe mạnh, bạn nên tránh những thứ có hại cho thai nhi, chẳng hạn như: rượu, thuốc lá, bệnh truyền nhiễm, lượng caffein cao, chất kích thích…

Bổ sung đầy đủ Omega-3, Vitamin, Khoáng chất trước và trong khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ bị sẩy thai.

Tóm lại: dọa sẩy thai là một vấn đề thường gặp phải của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để tránh xảy ra biến chứng sẩy thai, các bà mẹ nên có chế độ ăn uống, vận động hợp lý, tránh xa các yếu tố gây hại như thuốc lá, rượu bia…và thăm khám thường xuyên để có được tư vấn kịp thời từ các chuyên gia y tế. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc mà hãy bổ sung đầy đủ vi chất trước và trong quá trình mang thai để em bé được chào đời khỏe mạnh.

DS. Nguyễn Quỳnh tổng hợp

Xem thêm:

  • Các dấu hiệu khi sắp sinh
  • Tính ngày dự sinh
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Ăn gì cho con thông minh

Từ khóa » Cách Phòng Tránh Dọa Sẩy Thai