Sảy Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Những nguyên nhân gây sảy thai
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa thuật ngữ sảy thai và thai chết lưu. Thực tế đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau, sảy thai là tình trạng mất thai trước tuần 20 của thai kỳ, còn thai chết lưu là tình trạng chết thai sau 20 tuần tuổi.
Sảy thai là hiện tượng mất thai trước 20 tuần tuổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần thai 1 - 13 tuần 6 ngày) thường xuất phát từ vấn đề của thai nhi. Còn sảy thai trong tam cá nguyệt thứ 2 (từ 14 tuần thai đến 20 tuần thai) thường do tình trạng sức khỏe của mẹ và tác động bên ngoài.
Cụ thể:
1.1. Nguyên nhân sảy thai xuất phát từ vấn đề của thai nhi
Theo thống kê của Healthline, có đến 50% các trường hợp thai bị hư trong tam cá nguyệt đầu tiên do vấn đề nhiễm sắc thể. Thường là rối loạn thiếu hoặc thừa số lượng nhiễm sắc thể ở hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
Bất cứ rối loạn số lượng nhiễm sắc thể nào cũng khiến thai nhi không thể phát triển bình thường, trường hợp nặng gây thai hư, trường hợp khác gây bệnh lý bẩm sinh.
Nguyên nhân khác có thể xuất phát từ nhau thai - cơ quan kết nối và vận chuyển dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi. Mọi bất thường ở nhau thai đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trường hợp nặng có thể gây sảy thai.
Rối loạn nhiễm sắc thể là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai
1.2. Nguyên nhân sảy thai xuất phát từ sức khỏe của thai phụ
Sức khỏe của thai phụ có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì thế các vấn đề sức khỏe, bệnh lý của mẹ bầu hoàn toàn có thể dẫn đến thai bị hư như:
Mất cân bằng hormone
Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra nhiều loại hormone cần thiết cho thai kỳ như hormone estrogen, progesterone,… Tuy nhiên nếu cơ thể mẹ không tiết đủ progesterone, khiến khả năng bám nhau thai vào thành tử cung kém, nhau thai dễ bong và gây sảy thai.
Do bệnh lý
Thai phụ mắc bệnh lý như bệnh thận, cao huyết áp, lupus, tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp,… có nguy cơ sảy thai cao hơn. Các bệnh lý này đều khiến việc đưa máu nuôi đến tử cung bị hạn chế, thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển bình thường.
Rối loạn miễn dịch
Khi hệ miễn dịch của mẹ bầu hoạt động quá mức hoặc dưới mức khiến cơ thể không thể thực hiện tốt quá trình mang thai, sảy thai là điều dễ xảy ra.
Do bệnh truyền nhiễm
Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ mắc bệnh nhiễm khuẩn như Rubella, Lậu, HIV, giang mai, sốt rét, nhiễm nấm chlamydia, virus cytomegalo,… có nguy cơ sảy thai rất cao. Vi khuẩn, virus gây bệnh có thể xâm nhập, gây vỡ túi ối sớm hoặc khiến cổ tử cung mở quá nhanh.
Bất thường cấu trúc tử cung có thể gây sảy thai
Cấu trúc tử cung bất thường
Khi cơ thể mẹ bị bất thường tử cung như: Tử cung hai sừng, tử cung một sừng, tử cung có vách ngăn,… hoặc bị u xơ tử cung thì thai nhi cũng gặp nguy hiểm. Tình trạng hở eo cổ tử cung cũng là nguyên nhân dễ dẫn tới sảy thai khi cổ tử cung của mẹ không giữ được thai nhi.
Ngộ độc thực phẩm
Vi khuẩn, ký sinh trùng từ thực phẩm có thể từ đường ruột tấn công khiến thai bị hư, thường gặp như Vi khuẩn Listeria từ sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, vi khuẩn Salmonella trong trứng chưa nấu chín, ký sinh trùng toxoplasma trong thịt heo, cừu chưa nấu chín,…
Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng thêm nguy cơ như:
- Thai phụ mang thai khi tuổi đã cao.
- Thai phụ quá nhẹ cân hoặc béo phì.
- Sử dụng thuốc có thành phần không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
- Uống rượu, hút thuốc và sử dụng chất kích thích trong thai kỳ.
- Thiếu hụt Vitamin và dưỡng chất.
- Từng có tiền sử sảy thai.
2. Phòng ngừa sảy thai như thế nào?
Từ những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn tới sảy thai ở trên, bác sĩ Sản khoa Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đưa ra một số lời khuyên tới các cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai như sau:
Khám sức khỏe tiền hôn nhân là biện pháp giúp thai kỳ khỏe mạnh
2.1. Khám sức khỏe tiền hôn nhân
Trước khi kết hôn và dự định mang thai, cả hai vợ chồng cần đi khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản. Điều này sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe, khả năng mang thai cũng như nguy cơ bệnh lý, di truyền có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu gặp vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để bạn có thai kỳ khỏe mạnh nhất.
2.2. Kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc thai định kỳ
Có những dấu mốc kiểm tra thai quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện để biết được tình trạng phát triển của thai nhi, nguy cơ bệnh lý nếu có để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
2.3. Quan hệ tình dục nhẹ nhàng
Khi mang thai, vợ chồng nên lựa chọn các tư thế quan hệ tình dục an toàn, nhẹ nhàng, tránh gây tác động mạnh nguy hiểm đến thai nhi. Nếu sản phụ có tiền sử hoặc dấu hiệu dọa thai hư cần kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn.
2.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản trước và trong khi mang thai
Thai phụ cần được tiêm phòng trước khi mang thai các loại vaccine phù hợp để phòng ngừa dịch bệnh. Ngoài ra cũng cần hạn chế tới các vùng có dịch bệnh, khu vực tập trung đông người hoặc khu vực vệ sinh không tốt.
2.5. Có lối sống lành mạnh, khoa học
Bà bầu nên tránh khói bụi, thuốc lá, làm việc trong môi trường sạch sẽ, hạn chế lao động nặng. Về chế độ ăn uống cần lưu ý ăn đầy đủ dưỡng chất, có thể bổ sung thêm bằng thực phẩm chức năng, không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc các chất kích thích.
Thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc điều trị
2.6. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc
Không tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi định dùng bất cứ loại thuốc nào. Nên hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, retinoids, misoprostol hay methotrexate,…
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng và phụ nữ mang thai. Trong đó có thể kể đến như:
- Gói khám sức khỏe tiền hôn nhân, đánh giá toàn diện sức khỏe của cặp vợ chồng, là nền tảng để đảm bảo một cuộc sống gia đình hạnh phúc sau này.
- Gói khám sức khỏe thai sản, từ khi mang bầu đến lúc sinh nở, đảm bảo mẹ bầu được chăm sóc tận tình, giúp thai kỳ diễn ra an toàn và khỏe mạnh.
Với đội ngũ bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị khám điều trị bệnh và hỗ trợ sinh sản hàng đầu, MEDLATEC giúp thời kỳ mang thai của mẹ trở nên hết sức nhẹ nhàng và ý nghĩa. Hiện, MEDLATEC là cơ sở y tế được hàng chục nghìn mẹ bầu tin tưởng trên khắp cả nước.
Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ sức khỏe sinh sản ngay hôm nay.
Từ khóa » Cách Phòng Tránh Dọa Sẩy Thai
-
Cách Xử Trí Dọa Sảy Thai 3 Tháng đầu | Vinmec
-
Dọa Sảy Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục
-
Sẩy Thai Và Cách Phòng Ngừa - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Dọa Sảy Thai – Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
-
Dọa Sảy Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
-
Dọa Sảy Thai Là Gì? Tư Thế Nằm Khi Bị Dọa Sảy Thai - Hello Bacsi
-
Dọa Sẩy Thai Và Những điều Bạn Cần Biết - Procare
-
DỌA SẨY THAI, SẨY THAI 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (< 14 TUẦN)
-
DỌA SẢY THAI NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
-
Nhận Biết Sớm Dấu Hiệu Và Nguy Cơ đe Dọa Sảy Thai
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Và Dọa Sảy Thai Mẹ Bầu Nào Cũng Cần “nằm Lòng”
-
Sảy Thai Tự Nhiên - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Các Dấu Hiệu Sảy Thai Thường Gặp - Nguyên Nhân, Chẩn đoán, điều Trị
-
Dọa Sảy Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh