Đoàn Kết Là Gì? Vai Trò Của đoàn Kết?

Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết?Ý nghĩa của tinh thần đoàn kếtMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết? Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần tạo nên sức mạnh nội tại để bảo vệ và phát triển đất nước. Làm thế nào để phát huy tinh thần đoàn kết trong thời đại ngày nay? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về sức mạnh của đoàn kết qua bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Sức mạnh đoàn kết có vai trò ra sao?

  • 1. Đoàn kết là gì?
  • 2. Tinh thần đoàn kết là gì?
  • 3. Biểu hiện của tinh thần đoàn kết
  • 4. Vai trò của tinh thần đoàn kết dân tộc
    • Ý nghĩa của tinh thần đoàn kết
  • 5. Vì sao chúng ta phải sống đoàn kết?
    • Lợi ích của đoàn kết, cùng nhau đoàn kết sẽ mang lại điều gì?
  • 6. Nếu không có tinh thần đoàn kết sẽ ra sao?
  • 7. Làm thế nào để phát huy tinh thần đoàn kết?
  • 8. Ví dụ về tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
  • 9. Dẫn chứng về tinh thần đoàn kết trong học tập
  • 10. Dẫn chứng về tinh thần đoàn kết ngắn gọn
  • 11. Những tấm gương về tinh thần đoàn kết
Đoàn kết tạo nên sức mạnh nội tại để bảo vệ và phát triển đất nước
Đoàn kết tạo nên sức mạnh nội tại để bảo vệ và phát triển đất nước

1. Đoàn kết là gì?

Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó. Đối lập với đoàn kết là chia rẽ. Ví dụ: Đoàn kết đánh giặc ngoại xâm.

2. Tinh thần đoàn kết là gì?

Tinh thần đoàn kết lại là sự nhận thức về một mục tiêu chung của mỗi người trong một tập thể. Tinh thần đoàn kết chính là sự đồng điều về mặt tâm lý của mỗi cá nhân trong mọi tầng lớp.

3. Biểu hiện của tinh thần đoàn kết

Tinh thần đoàn kết trong đời sống xã hội đối với mỗi cá nhân có thể được biểu hiện cụ thể như sau:

+ Luôn sẵn sàng hợp tác, làm việc vì mục tiêu chung, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

+ Luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác, người có tinh thần đoàn kết là người có trái tim yêu thương, biết san sẻ khó khăn với người khác.

+ Tự nguyện, sẵn sàng tham gia vào công việc tập thể, nhiệt tình làm việc với sự tự giác cao.

+ Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ, giữ vững nền độc lập quốc gia, dân tộc, sẵn sàng đấu tranh hướng tới mục tiêu chung của dân tộc...

4. Vai trò của tinh thần đoàn kết dân tộc

Ý nghĩa của tinh thần đoàn kết

Đoàn kết có vai trò quan trọng, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc. Không một tổ chức, dân tộc, đất nước nào tồn tại, phát triển được nếu thiếu sự đoàn kết. Dưới đây là những vai trò cụ thể của đoàn kết mà HoaTieu xin cung cấp gửi đến bạn đọc:

  • Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.
  • Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.
  • Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội.
  • Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.
  • Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

5. Vì sao chúng ta phải sống đoàn kết?

Tinh thần khiến con người tự tin hơn, có chỗ dựa, dám chiến đấu và chiến thắng. 
Tinh thần khiến con người tự tin hơn, có chỗ dựa, dám chiến đấu và chiến thắng.

Lợi ích của đoàn kết, cùng nhau đoàn kết sẽ mang lại điều gì?

Hàng triệu con kiến nhỏ có thể xẻ thịt một con voi. Dòng nước mềm yếu có thể làm nên cơn cơn lũ khủng khiếp. Những hạt cát bé nhỏ có thể ngăn cách biển cả. Một cơn mưa có thể giải cứu cánh đồng đang kì khô hạn. Tất cả chỉ có thể thực hiện được khi có sức mạnh của đoàn kết tập thể.

Mỗi người ai cũng đều có điểm mạnh và yếu riêng, không ai là hoàn hảo cả. Khi đoàn kết, những mặt mạnh của từng cá nhân sẽ được tổng hợp và tạo nên sức mạnh toàn diện, từ đó sẽ dẫn đến thành công.

Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến câu chuyện Bó đũa. Câu chuyện kể về cách người cha thông qua thử thách bẻ đũa mà dạy cho các con trong gia đình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Chúng ta tất nhiên ai cũng có những khả năng riêng, nhưng năng lực và sức mạnh cá nhân này giống như từng chiếc đũa vậy, dễ dàng bị bẻ gẫy nếu có nguồn lực chưa đủ mạnh. Tuy nhiên, nếu cùng nhau đoàn kết và tổng hợp được sức mạnh cả về tinh thần lẫn vật chất, thể lực và trí tuệ của số đông mọi người thì sẽ tương tự như bó đũa khó ai có thể bẻ gãy. Sức mạnh to lớn ấy khiến con người tự tin hơn, có chỗ dựa, dám chiến đấu và chiến thắng.

Như vậy với những câu chuyện trên thì chúng ta phải sống đoàn kết là vì sự thành công, đích đến chung của mọi người, vì bản thân chúng ta, mỗi cá nhân cố gắng từng chút thì chắc chắn điều mà mọi người mong muốn sẽ đạt được.

6. Nếu không có tinh thần đoàn kết sẽ ra sao?

- Dân tộc Việt Nam nếu không có tinh thần đoàn kết sẽ không thể chiến thắng quân xâm lược và bảo vệ đất nước.

- Một tập thể không có đoàn kết sẽ dễ bị lung lay, đổ vỡ, là con mồi cho những thế lực thù địch chống phá.

- Một người không có tinh thần đoàn kết sẽ không thể vươn lên, không nhận được sự giúp đỡ của mọi người, trở nên lạc lõng, bơ vơ.

7. Làm thế nào để phát huy tinh thần đoàn kết?

Để phát huy tinh thần đoàn kết cần làm những việc như sau:

- Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức, gác lại công việc riêng cá nhân. Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết: Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội. Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân. Vì những kẻ hẹp hòi ấy sẽ là mầm mống cho sự chia rẽ trong tập thể, người hẹp hỏi sẽ tác động đến tinh thần của người khác từ đó sẽ thôi thúc sự chia bè phái và tập thể tan rã.

8. Ví dụ về tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Trần Nhân Tông, Nguyễn Huệ những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta.

Đặc biệt, không thể không kể đến Kế thanh dã “vườn không nhà trống” khiến giặc Nguyên - Mông bạt vía kinh hồn của Trần Quốc Tuấn. Tuy đây là một nghệ thuật quân sự đầy táo bạo và sáng tạo, nhưng nó sẽ không thể thành công nếu thiếu sự ủng hộ của nhân dân trong việc bỏ không nhà cửa, rời đi thành Thăng Long. Kết quả là khiến cho quân địch rơi vào tình trạng thiếu lương thực và cuối cùng là thua trận và phải bỏ chạy về nước.

Qua hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần ấy lại càng dâng cao và biểu hiện rõ nét, nó làm cho một dân tộc nhỏ bé với vũ khí thô sơ chiến thắng những đạo quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Một ví dụ tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết ở thời bình hiện nay là mỗi đợt lũ lụt miền trung, nhân dân cả nước lại chung tay quyên góp, giúp đỡ cả về lương thực, thực phẩm và nhiều vật chất khác để bà con khôi phục lại cuộc sống bình thường. Ngay khi lũ lụt xảy ra, lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an...đã không quản hiểm nguy, xông pha vào vùng lũ để cứu giúp những người đang gặp nguy hiểm...

Hay như trong dịp Tết Nguyên đán hằng năm, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân mạnh thường quân thường xuyên tổ chức các chương trình vui Tết, dành tặng quà Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách...; giúp họ có một cái Tết đầm ấm, đủ đầy hơn. Đồng thời, đây cũng là nguồn động viên tinh thần giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và công việc, thoát nghèo bền vững.

Vì là truyền thống có từ lâu đời của dân tộc, mà tinh thần đoàn kết được biểu hiện ở mọi mặt đời sống của người dân nước ta, trong chiến đấu, lao động sản xuất, trong cả thời chiến lẫn thời bình, ở tất cả mọi cá nhân chứ không riêng lẻ một ai. Tinh thần ấy cần được tiếp tục lưu giữ và phát huy để nâng cao sức mạnh nội tại của Việt Nam trong thời đại ngày nay.

9. Dẫn chứng về tinh thần đoàn kết trong học tập

Những việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết trong lớp học, tương trợ của các bạn học sinh:

+ Quyên góp, ủng hộ, động viên các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn tiếp tục đến trường.

+ Trên lớp, em thường xuyên giúp đỡ các bạn khác trong học tập, cùng giúp nhau học tập tiến bộ hơn.

+ Không kết bè kéo phái, có hành động cô lập, bắt nạt bạn học khác, báo cáo ngay với giáo viên nếu phát hiện trong trường lớp xảy ra tình trạng trên...

10. Dẫn chứng về tinh thần đoàn kết ngắn gọn

Trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, chúng ta đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần từ các nước trên thế giới:

+ Liên Xô: không những viện trợ về vũ khí quân sự, Liên Xô còn là nước chủ động đề xuất mở hội nghị quốc tế giữa các nước lớn trên thế giới như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và các nước có liên quan trực tiếp để giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương bằng con đường đàm phán và đã đóng vai trò quan trọng, tích cực để các bên liên quan ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đồng thời, Liên Xô đã cử rất nhiều chuyên gia sang Việt Nam, giúp chúng ta xây dựng công trình quốc phòng, xây dựng kế hoạch phòng thủ miền Bắc.

+ Trung Quốc: giúp đỡ Việt Nam về thực phẩm, quân trang (quần áo, giày dép, mũ nón); tích cực giúp đỡ Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1964.

+ Thụy Điển: hàng triệu người thuộc mọi đảng phái, tầng lớp xã hội khác nhau đã có những hành động phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ; những nhà lãnh đạo Thụy Điển cũng đã lên tiếng kêu gọi giải quyết cuộc chiến tranh ở Việt Nam thông qua đàm phán. => Quan điểm của Chính phủ Thụy Điển giai đoạn này đã tác động sâu sắc tới cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia Tây Âu, giúp họ nhận thấy cuộc chiến tranh chống Mỹ mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành là cuộc chiến đấu tiêu biểu cho chính nghĩa chống phi nghĩa.

+ Ấn Độ: phong trào ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược lại diễn ra mạnh mẽ, liên tục, đều khắp trên toàn Ấn Độ. Người dân Ấn Độ đã tổ chức biểu tình đấu tranh chống Mỹ, tập trung vào khẩu hiệu: đòi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, công nhận Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; đòi Mỹ chấm dứt tức khắc việc ném bom miền Bắc Việt Nam...

11. Những tấm gương về tinh thần đoàn kết

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ là người cha già kính yêu mà còn là một tấm gương sáng về đại đoàn kết. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã không ngừng nỗ lực xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, trở thành sức mạnh vô địch đưa dân tộc ta đến thắng lợi.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Ông không chỉ là một nhà lãnh đạo vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà còn là một tấm gương sáng ngời về tinh thần đại đoàn kết. Ông đã dành cả cuộc đời mình để phục vụ Tổ quốc, đoàn kết toàn dân, và góp phần vào những thắng lợi lịch sử của dân tộc.

Các chiến sĩ cách mạng: Trong những năm tháng kháng chiến chống 2 cuộc chiến xâm lực của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, các chiến sĩ cách mạng đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không ngại hi sinh bản thân để bảo vệ Tổ quốc.

Các nhà khoa học: Nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng như trên khắp thế giới đã hợp tác cùng nhau, để giải quyết những vấn đề lớn của nhân loại như biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Tinh thần đoàn kết đã giúp họ đạt được những thành tựu vượt bậc, góp phần không nhỏ trong quá trình đẩy lùi các mối hiểm họa.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, những tấm gương tiêu biểu về tinh thần đoàn kết đó đã ảnh hưởng tích cực tới rất nhiều người, những việc làm của họ đều vì một mục tiêu đó là thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc. Điều đó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc đoàn kết, hợp tác để cùng nhau phát triển đất nước, chung tay xây dựng nên một dân tộc Việt Nam thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu và Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

  • Tinh thần đoàn kết là gì?
  • Liên hệ về việc xây dựng khối đại đoàn kết ở trường học
  • Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Từ khóa » đồng đoàn Kết Là Gì