Đoạn Trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” Có Câu: “Buồn Trông Cửa Bể ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- thuanbql1
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
70
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 9
- 30 điểm
- thuanbql1 - 14:23:07 14/08/2021
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- cheesiechanie
- Chưa có nhóm
- Trả lời
12893
- Điểm
194920
- Cảm ơn
11752
- cheesiechanie Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 27/10/2021
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
1,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâuBuồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.2,
duềnh: vụng (vũng) sông hoặc vụng biển
3,
Từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm
Tác dụng: miêu tả tâm trạng buồn thương, rầu rĩ và nỗi bất an của Kiều về một tương lai vô định, đầy sóng gió phía trước một cách đầy biểu cảm, giàu cảm xúc và gợi hình.
4,
Biện pháp điệp ngữ "Buồn trông"
Biện pháp liệt kê những hình ảnh buồn thương, gợi ra tương lai bất hạnh đầy sóng gió của Thúy Kiều: thuyền thấp thoáng xa xa, hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu, gió cuốn mặt duềnh, tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Tác dụng: nhấn mạnh được tâm trạng u uất, khổ đau của Thúy Kiều về số phận của cuộc đời mình và gợi ra một tương lai đầy bất hạnh và sóng gió của nàng.
5,
Hình ảnh thuyền thấp thoáng, cánh buồm xa xa: ẩn dụ cho một tương lai vô định, cô đơn, lạc lõng, mông lung
Hình ảnh ngọn nước mới sa và hoa trôi man mác: ẩn dụ cho một tương lai bị vùi dập, gặp nhiều bất hạnh, không biết đi đâu về đâu
Hình ảnh nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh: ẩn dụ cho cuộc sống chẳng có gì đổi khác, vẫn luôn chất chứa những nỗi buồn đau
Hình ảnh gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng: tương lai bất hạnh đang chờ phía trước, chứa đựng đầy những khổ đau, bất hạnh cùng với sự sợ hãi của Thúy Kiều
6,
Bút pháp tả cảnh ngụ tình
Bút pháp tả cảnh ngụ tình: dùng cảnh để ký thác tâm trạng con người, dùng cảnh để miêu tả tâm trạng con người. Cảnh chỉ làm nền cho cảm xúc, tâm trạng con người
7,
Tâm trạng của Kiều là tâm trạng lo âu, bất hạnh, chứa đựng đầy những sự bất hạnh, lo âu, sợ hãi về tương lai phía trước và số phận của chính mình.
8,
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong 8 câu thơ vô cùng đặc sắc, khắc họa được rõ nét tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ngập tràn những bất an của Thúy Kiều về tương lai phía trước của chính mình và số phận bất hạnh đang chờ đợi mình phía trước.
9
Tám câu thơ cuối trong bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện được tâm trạng buồn bã của Thúy Kiều, cùng với đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài hoa của Nguyễn Du. Điệp ngữ "Buồn trông" đã nhấn mạnh được tâm trạng buồn thương, đau khổ, u sầu và tự thương xót cho số phận của chính bản thân mình của nàng Kiều. Tám câu thơ cuối được chia thành bốn hình ảnh thơ ẩn chứa biện pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc và tài hoa của tác giả Nguyễn Du. Khi Kiều nhìn ra "cửa bể chiều hôm", nàng nhìn thấy hình ảnh của chiếc thuyền thấp thoáng cùng với cánh buồm xa xa. Hình ảnh ấy diễn tả được sự cô đơn, lẻ loi, bé nhỏ và vô định, đơn độc của Kiều giữa dòng đời khó khăn, nhiều phong ba bão táp. Khi Kiều nhìn "ngọn nước mới sa", hình ảnh mà nàng nhìn thấy đó chính là "hoa trôi man mác biết là về đâu". Hình ảnh của cánh hoa trôi vô định, sống một cuộc đời khổ đau cũng chính là hình ảnh của nàng Kiều đang phải chịu đựng sự vùi dập, không biết đi đâu về đâu giữa dòng đời. Khi nàng nhìn "nội cỏ rầu rầu", nàng nhìn thấy chân mây và mặt đất nhuốm một màu xanh tang thương, buồn bã đến nao lòng. Cuộc sống giam lỏng vô nghĩa theo năm tháng của nàng ở lầu Ngưng Bích khiến cho nàng thấy chân mây và mặt đất cũng chẳng còn khác nhau gì nữa. Và cuối cùng khi nàng nhìn gió cuốn mặt duềnh, thì hình ảnh "ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" đã diễn tả được cuộc sống sóng gió đến tột cùng ở phía trước của nàng. Về tâm trạng của Kiều, dường như Kiều thực sự cảm thấy sợ hãi đến tột cùng về những tương lai phía trước của bản thân, tất cả những hình ảnh âm thanh đó đều ngầm dự báo cho số phận lênh đênh lận đận của nàng phía trước. Trong cảnh đó, nhà thơ gửi gắm tâm trạng của nhân vật một cách tài hoa và đặc sắc. Tóm lại, tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện được tâm trạng buồn thương của Kiều về số phận của chính mình cũng như tương lai phía trước một cách vô cùng đặc sắc và tài tình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar9 voteGửiHủy
- Cảm ơn 8
- quynhbupbe935
- Chưa có nhóm
- Trả lời
120
- Điểm
4182
- Cảm ơn
87
- quynhbupbe935
- 14/08/2021
1. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
2. Duềnh (hay doành) là vụng sông hoặc vụng biển.
3. thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm
=> Từ láy "ầm ầm" diễn tả biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ của Kiều.
=> Các từ láy "xa xa, man mác, rầu rầu" đã góp phần diễn tả tâm trạng buồn tủi, cô đơn tăng dần của nàng Kiều. Chọn những hình ảnh có thực nhưng Nguyễn Du đã miêu tả bằng những đường nét tinh tế. Khung cảnh thiên nhiên làm nền cho nội tâm của nhân vật nàng Kiều.
4, 5 luôn. + Điệp ngữ: "buồn trông".
+ Ẩn dụ: "cánh buồm xa xa, ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác".
=> + Điệp ngữ: được lặp đi lặp lại nhiều lần diễn tả nỗi buồn triền miên, nặng nề, mênh mông, dường như không dứt trong lòng Kiều. Đồng thời, điệp ngữ đã góp phần tạo nên âm hưởng trầm buồn cho đoạn thơ.
+ Ẩn dụ: góp phần diễn tả thân phận éo le và tâm trạng buồn rầu, lo lắng cho cuộc sống hiện tại và tương lai của Thuý Kiều.
6. Ở tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+Tả cảnh ngụ tình là văn pháp bằng việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên hoặc cuộc sống xung quanh để từ đó khắc họa tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của chủ thể trữ tình. Có thể thấy, ngụ tình mới là chính còn cái cảnh chỉ nhằm làm nổi bật cái tình.
7. Cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người, lo sợ, hãi hùng, nổi trôi vô định, chán chường và tuyệt vọng. 1 cảnh sầu buồn đến đáng thương, tội nghiệp cho cuộc đời của nàng Kiều.
8. Tám câu thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng thật tài tình bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của văn học cổ điển để diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mỗi câu thơ là một bức tranh thực cảnh cũng chính là thực tình của một con người mang trong mình nỗi buồn đau chồng chất. Đó là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu. Vì thế, dù nàng “Thông minh vốn sẵn tính trời” nhưng đang đứng trước sự tuyệt vọng, yếu đuối của bản thân, Kiều đã bị Sở Khanh lừa gạt để rồi dấn thân vào một cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Quả thật, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều.
9. Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn)
Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ…để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề.
.............................................................................................
Qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gián tiếp miêu tả tâm trạng Kiều bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc:
Buồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâuBuồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Ta thấy không gian, thời gian, cảnh vật vô cùng mênh mông, rộng lớn. Trong ca dao, thơ ca, thời điểm chiều tà là thời điểm dễ khiến con người buồn, nhớ như câu ca dao: "Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều". Ta lại thấy đc cảnh vật chỉ có bóng con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, càng khiến không gian trở nên mênh mông, cô quạnh, không một bóng người. "Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?". Hình ảnh ẩn dụ hoa trôi trên dòng nước ẩn dụ cho thân phận người con gái chìm nổi trên dòng đời. Kiều nhìn cánh hoa trôi mà cảm thương cho số phận chìm nổi lênh đênh của mình. "Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh". “Rầu rầu” là màu sắc ảm đạm, úa tàn và “Xanh xanh” ý nói không gian không có sự sống con người, trời đất lẫn vào nhau một màu xanh. Ta thấy ngay tâm trạng nàng Kiều rất mệt mỏi, chán chường, nhìn đâu cũng thấy sự ảm đạm, thê lương. "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" diễn tả âm thanh dữ dội của sóng, gió gợi sự kinh hãi. Câu thơ như báo trước những sóng gió trong cuộc sống sắp tới với Kiều. Qua đoạn trích, điệp từ “buồn trông” đã tạo nên âm hưởng trầm buồn, như một điệp khúc của đoạn thơ, là ngọn nguồn lí giải cảnh sắc trong đoạn thơ. Tóm lại đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua đó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.9starstarstarstarstar11 voteGửiHủy- Cảm ơn 7
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Giải Thích Từ Duềnh
-
Từ Điển - Từ Duềnh Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Duềnh Quyên | Văn Việt
-
'duềnh' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Duềnh Ngân Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Văn 9 - Luyện Đề TS Lớp 10 | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam
-
Phát âm Duềnh - Từ điển Anh Việt. English-Vietnamese Dictionary
-
Mặt Duềnh Là Gì
-
Buồn Trông Gió Cuốn Mặt...
-
Đề Thi Môn Văn Vào Lớp 10 Tỉnh Hậu Giang Năm 2017 2018
-
Phân Tích Tám Câu Thơ Cuối Trong đoạn Trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích
-
Giải Thích Từ Duyềnh - Ask & Learn 24/7
-
Nghĩa Của Từ Duềnh - Từ điển Việt - Pháp - Tra Từ
-
Phân Tích 8 Câu Cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích (18 Mẫu) - Văn 9
-
Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du (đoạn Kiều ở Lầu Ngưng Bích) Có ...