Đoạn Văn Phải Trình Bày Rõ Ràng, Mạch Lạc, Diễn đạt Lưu Loát - 123doc
Có thể bạn quan tâm
văn viết có cảm xúc.
2. Về nội dung: Cần nêu và phân tích đượcnhững ý sau:
+ So sánh: "cánh buồm" (vật cụ thể, hữu hình) với "mảnh hồn làng" (cái trừu tượng vô hình). --> Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao, bất ngờ.... (0,4 điểm).
+ Nhân hóa: cánh buồm "rướn thân..." --> cánh buồm trở nên sống động, cường tráng,... như một sinh thể sống. (0,3 điểm).
+ Cách sử dụng từ độc đáo: các ĐT "giương", "rướn" --> thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm... (0,2 điểm).
+ Màu sắc và tư thế "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh buồm --> làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền. (0,2 điểm).
+ Hình ảnh tượng trưng: Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển. (0,4 điểm).
+ Câu thơ vừa vẽ ra chính xác "hình thể" vừa gợi ra "linh hồn" của sự vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài đã gửi gắm vào hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài. (0,2 điểm).
+ Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả. (0,3 điểm).
Câu 2:(5,0 điểm).
A. YÊU CẦU:
a. Kỹ năng:
- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm; sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả một cách hợp lí.
- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
b. Nội dung:
* Làm rõ sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua một số tác phẩm văn học yêu nước trung đại (từ thế kỉ XI --> XV): "Chiếu dời
đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta"
("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lich sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. - Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta"
("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
2. Thân bài:
* Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong:"Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta" là sự phát triển liên tục, ngày càng
phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.
a. Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô).
+ Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị:
- Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.
- Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.
+ Khí phách của một dân tộc tự cường: - Thống nhất giang sơn về một mối.
- Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc. - Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước.
b. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ).
+ Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc: - ý chí xả thân cứu nước...
+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng:
- Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ. - Quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc.
c. ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại Việt ta).
+ Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo...
+ Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc: - Có nền văn hiến lâu đời.
- Có cương vực lãnh thổ riêng. - Có phong tục tập quán riêng. - Có lich sử trải qua nhiều triều đại.
- Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt.
--> Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công chói lọi...
c. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề... - Suy nghĩ của bản thân....
Từ khóa » Trình Bày Rõ Ràng Mạch Lạc
-
Làm Sao để Trình Bày Rõ Ràng, Mạch Lạc?
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ Ràng, Mạch Lạc? | 7scv
-
Nghĩ Rõ Ràng Và Nói Rành Mạch - Thinking School
-
20 Cách Diễn đạt Suy Nghĩ Rành Mạch, Rõ Ràng, Thu Hút Trong Giao Tiếp
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ Ràng, Mạch Lạc?
-
Mạch Lạc Trong Văn Bản Là Gì? Ví Dụ Các Bài Tập Vận Dụng
-
Tư Duy Thông Minh - "Có Quan Niệm Mạch Lạc, Trình Bày Sẽ Rõ Ràng
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ Ràng, Mạch Lạc...
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ Ràng ...
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ ...
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ Ràng, Mạch Lạc? A ...
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ Ràng, Mạch Lạc
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ ...
-
Phần Thân Bài Nên Trình Bày Như Thế Nào để Rõ Ràng, Mạch Lạc?