Doanh Nghiệp Dệt May Vẫn Gặp Khó, Dù “kín” đơn Hàng đến Cuối Năm
Có thể bạn quan tâm
Đơn hàng dồi dào trở lại đã tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp ngành dệt may gượng dậy phục hồi sau dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều chi phí phát sinh như phí hạ tầng cảng biển, nguyên vật liệu tăng, chi phí logistics… khiến các doanh nghiệp phải gồng mình tránh lỗ để ổn định sản xuất.
Nhiều chi phí phát sinh
Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Gia Định (TP.Thủ Đức), cho hay thực tế doanh nghiệp đang bội chi do phải gánh thêm rất nhiều chi phí phát sinh.
"Sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch và đơn hàng có xu hướng tăng, doanh nghiệp tràn trề hy vọng phục hồi nhưng sau đó đã "khựng" lại vì những khó khăn mới", ông Trung nói.
Chẳng hạn, để cạnh tranh thu hút lao động, doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng lương 5-10%. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu cũng tăng khoảng 30%, giá nguyên phụ liệu tăng theo giá xăng dầu,…
"Gần đây doanh nghiệp còn phát sinh thêm phí hạ tầng cảng biển… trong khi khách hàng chưa đồng ý tăng giá để chia sẻ chi phí. Do đó, doanh nghiệp hiện không kỳ vọng có lãi mà cố gắng không lỗ để ổn định sản xuất", ông Trung chia sẻ.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty May mặc Dony (TP.Thủ Đức) cũng cho biết, từ khi giá xăng tăng mạnh đến nay, giá vải cũng tăng từ 5-6%. Còn nếu tính từ đầu dịch Covid-19 đến nay, giá vải đã tăng mạnh, có loại tăng khoảng 10%, nhưng cũng có loại đã tăng tới 30-40%.
"Hiện Dony đã có đơn hàng kéo dài đến hết năm với tổng giá trị khoảng 3 triệu USD. Tuy nhiên, nếu giá vật liệu đầu vào cứ tiếp đà tăng thì có thể sẽ phải điều chỉnh giá. Thêm vào đó, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra cũng khiến doanh nghiệp phải tính toán bài toán về lao động, tiền lương… sao cho phù hợp để giữ chân lao động", ông Quang Anh chia sẻ thêm.
Bà Trần Hoàng Phú Xuân, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM (AGTEX), cho biết các doanh nghiệp dệt may rất lạc quan vì đơn hàng liên tiếp đổ về nhưng cũng đang rất áp lực vì giá các loại nguyên phụ liệu, vận chuyển trong chuỗi cung ứng hàng dệt may tăng mạnh trong vài tháng nay.
"Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng nâng cao giá trị sáng tạo và chủ động nguyên phụ liệu vì hiện nguyên phụ liệu trong nước chỉ đáp ứng được 3%-4%. Bên cạnh đó là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khâu thiết kế lẫn thương mại để chào bán các sản phẩm thiết kế thương hiệu Việt Nam, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm may mặc thương hiệu Việt ngay tại thị trường nội địa" - bà Xuân nói.
Động lực tăng trưởng nào cho ngành dệt may?
Trong báo cáo về ngành dệt may năm 2022 mới công bố, Chứng khoán Mirae Asset đánh giá cao triển vọng ngành ở thị trường lớn là Mỹ, EU. Đồng thời việc xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có tín hiệu khả quan khi nhu cầu ở các thị trường tăng trưởng trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường mới.
Ngoài ra, các FTA tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu. Trong đó với CPTPP, năm 2022 là năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực ở 8/11 nước thành viên hiệp định, trong đó có các thị trường quan trọng của dệt may Việt Nam là Australia, Nhật Bản, Canada.
Hầu hết các mặt hàng may mặc sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu bằng 0% từ năm nay, đây là một động lực lớn hỗ trợ giá trị xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam.
Với EVFTA, mặc dù hiện tại phần lớn sản phẩm may mặc, thời trang của Việt Nam vẫn phải chịu thuế nhập khẩu vào EU, nhưng thuế suất được giảm dần theo từng năm cũng sẽ hỗ trợ và tăng dần khả năng cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam ở EU.
Với RCEP, hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2022 giúp các công ty dệt may có thêm lựa chọn liên quan đến quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang các nước RCEP, trong đó có các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của Mirae Asset, ngành dệt may cũng sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau căng thẳng Nga – Ukraine. Đó là chi phí đầu vào tăng cao khi giá dầu thô và cotton tiếp tục đà tăng từ giữa năm 2020 cộng với chi phí vận tải biển leo thang, làm gia tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp dệt may.
Thêm vào đó, áp lực tăng chi phí nhân công trong nước đang hiện hữu khi các chi phí sinh hoạt và lạm phát dự báo tăng trong năm nay cũng là rào cản đối với các công ty trong ngành.
Nguồn: Báo Dân Việt
Từ khóa » Dệt May Trong Wto
-
Hiệp định Về Hàng Dệt May – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiệp định 210/WTO/VB Thương Mại Hàng Dệt Và May Mặc
-
[PDF] Ngành Dệt May Việt Nam Hậu WTO
-
Các Câu Hỏi Liên Quan đến Cam Kết Gia Nhập WTO Của Việt Nam Về ...
-
Ngành Dệt May Việt Nam Sau 5 Năm Gia Nhập WTO - Nghiên Cứu
-
Sự Ra đời Của Hiệp định Về Hàng Dệt May (ATC) Như Thế Nào ?
-
Xuất Khẩu Dệt May Tăng Cao Nhất Trong 10 Năm Qua Và Thị Trường Mỹ ...
-
Mỹ Sẽ Hạn Chế Nhập Khẩu Hàng Dệt May Từ Trung Quốc ... - Chi Tiết Tin
-
Mỹ Sẽ áp đặt Quota Mới Với Hàng Dệt May Trung Quốc - Chi Tiết Tin
-
[PDF] Tranh Chấp Về Hàng Dệt May Trong WTO Và Một Số Gợi ý Cho Việt Nam
-
Cẩm Nang Về Các Hiệp định Thương Mại Tự Do Dành Cho Doanh ...
-
[PDF] Phòng WTO Và Đàm Phán Thương Mại Vụ Chính Sách ... - Evfta
-
Cơ Hội Và Thách Thức đối Với Thương Mại Hàng Dệt May Trong Hội ...
-
[PDF] Gia Nhập WTO?: Liệu Việt Nam Có Giành được Những điều Kiện Có ...