Doanh Nghiệp Du Lịch Là Gì? - Luật Phamlaw

Doanh nghiệp du lịch là gì?

Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa lâu đời và có tiềm năng lớn để phát triển du lịch vì có nhiều lợi thế về địa lý, khí hậu, bờ biển dài, cảnh quan hùng vĩ, truyền thống văn hóa… Phát triển du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả những lợi thế đó góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy doanh nghiệp du lịch là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

1. Khái niệm doanh nghiệp du lịch

Du lịch là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “tonos” có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ Latinh thành Tunur và sau đó thành Tour trong tiếng Pháp với nghĩa là đủ vòng quanh, cuộc dạo chơi. Theo Robert Langquar(1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên được sử dụng trong tiếng Anh vào năm1800 và được quốc tế hóa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Du lịch là một từ gốc Hán – Việt, tạm hiểu là đã chơi, trải nghiệm.

Theo Liên đoàn Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragization IUOTO), du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không qua một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư loại trừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền.

Khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng giá trị, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”

2. Đặc điểm của hoạt động du lịch của doanh nghiệp du lịch

Với những định nghĩa trên, có thể thấy bản chất của hoạt động du lịch là:

Thứ nhất, nói đến du lịch là nói đến sự di chuyển của con người từ địa điểm này sang địa điểm khác với những mục đích đa dạng và bằng các phương tiện khác nhau.

Thứ hai, có nhiều chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch. Đó là khách du lịch và các chủ thể tiến hành các dịch vụ liên quan đến du lịch. Khách du lịch xét về bản chất thì họ là những người di chuyển từ nơi ở thường xuyên của mình đến những địa điểm khác nhau với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Còn các chủ thể tiến hành các dịch vụ liên quan đến du lịch là những tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch diễn ra được quy mô, có tổ chức, một cách chuyên nghiệp hoặc đơn giản là trợ giúp, đáp ứng cho các nhu cầu của khách du lịch nhằm mục đích kiếm tiền.

Thứ ba, hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

3. Các sản phẩm của doanh nghiệp du lịch gồm:

– Sản phẩm trung gian do các doanh nghiệp du lịch cung cấp: trong hoạt động này các đại lý không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà hoạt động như một đại diện bán sản phẩm du lịch của các nhà sản xuất khác. Các sản phẩm trung gian bao gồm: đại lý đặt chỗ, bán vé máy bay và các phương tiện vận chuyển khác; dịch vụ môi giới cho thuê phương tiện vận chuyển; môi giới bán bảo hiểm du lịch; đăng ký, đặt chỗ và bán các chương trình du lịch; đăng ký, đặt chỗ trong khách sạn; tư vấn du lịch…

– Chương trình du lịch trọn gói: mang tính chất đặc trưng cho hoạt động du lịch. Các doanh nghiệp du lịch liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp.

– Sản phẩm tổng hợp: trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp du lịch có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình để trở thành những người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm du lịch.

– Các doanh nghiệp du lịch lớn trên thế giới hoạt động hầu hết trong các lĩnh vực có liên quan đến du lịch, bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ vận chuyển du lịch, các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch…

Theo căn cứ tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Như vậy, từ những phân tích trên, chúng tôi có thể khẳng định:

Doanh nghiệp du lịch là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh các sản phẩm  như tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khác, cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ. …nhằm mục đích sinh lời.

Trên đây là bài viết về Doanh nghiệp du lịch là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

5/5 - (2 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04 tháng 2 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệpThông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04 tháng 2 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
  • Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2013Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2013
  • So sánh và phân biệt giữa khiếu nại và tố cáoSo sánh và phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo
  • Hợp đồng thực tậpHợp đồng thực tập
  • Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
  • Luật Đất đai năm 2013Luật Đất đai năm 2013
  • Chị dâu tặng cho đất không được miễn thuế và lệ phíChị dâu tặng cho đất không được miễn thuế và lệ phí
  • Chuyển nhượng dự án có gắn liền với quyền sử dụng đấtChuyển nhượng dự án có gắn liền với quyền sử dụng đất
  • Những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp giải thểNhững nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp giải thể
  • Cho vay/mượn tài sản nhưng không trả lạiCho vay/mượn tài sản nhưng không trả lại

Bài viết cùng chủ đề

  • Hồ sơ, quy trình tiến hành giải thể công ty cổ phần
  • Phần vốn góp trong một số trường hợp theo Luật Doanh nghiệp 2020
  • Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo quy định mới
  • Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
  • Tặng cho quyền sử dụng đất cho người Việt định cư ở nước ngoài
  • Khi thành viên không góp đủ số vốn cam kết góp thì xử lý như thế nào?
  • Các hình thức hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư mới nhất
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần

Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Du Lịch Tại Việt Nam