Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Sàn Sống Ra Sao Sau 2 Năm Chịu đòn ...

Tin nóng
  • Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại
  • Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024
  • Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng
  • Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch
  • May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền
  • SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Sức khỏe doanh nghiệp Doanh nghiệp du lịch trên sàn sống ra sao sau 2 năm "chịu đòn" Covid-19? Trần Mạnh - 17/03/2022 13:36 Du lịch quốc tế chính thức mở cửa trở lại mang đến hy vọng cho các doanh nghiệp. Hai năm qua, nhiều doanh nghiệp du lịch chật vật tìm cách tồn tại, nhiều doanh nghiệp chìm trong thua lỗ. TIN LIÊN QUAN
  • Việt Nam mở cửa du lịch: Bước ngoặt quan trọng để phục hồi kinh tế
f
Nhóm du lịch, lữ hành sẽ hưởng lợi trực tiếp nhờ số lượt khách hồi phục mạnh sau 2 năm chịu tác động từ đại dịch.

Chật vật với ngành kinh doanh chính, sống dựa vào tiền lãi ngân hàng, đầu tư tài chính

Chiều 16/3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Các doanh nghiệp du lịch đang tràn trề hi vọng sau 2 năm gần như đóng băng. Nhiều doanh nghiệp niêm yết trong ngành du lịch, hàng không, khách sạn vừa trải qua một năm kinh doanh khó khăn dù.

Báo cáo tài chính của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã chứng khoán: ACV) cho thấy, tình hình kinh doanh đã có sự hồi phục trong quý IV/2021 sau khi ghi nhận mức lỗ kỷ lục hơn 850 tỷ đồng trong quý III/2021. Mặc dù vậy, lũy kế cả năm, lãi ròng của doanh nghiệp này chỉ đạt hơn 830 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm 2020.

Công ty Vietourist (mã chứng khoán: VTD) cũng vừa trải qua một năm ảm đạm khi doanh thu tăng 25% (đạt 130 tỷ đồng), nhưng lợi nhuận gộp chỉ bằng một nửa so với năm trước, vỏn vẹn 4,1 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm tới gần 17 tỷ đồng trong khi năm trước vẫn dương 50 tỷ đồng. Thêm vào đó, hàng tồn kho của công ty tăng gấp 3 lần, nợ phải trả tăng 1,7 lần. Nợ vay và thuê tài chính chiếm 63,5% tổng nợ phải trả.

Mặc dù hoạt động kinh doanh chính đi xuống, song năm 2021, lợi nhuận trước thuế của công ty vọt lên 12,6 tỷ đồng, tăng 3,3 lần so với năm trước là nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 24 lần so với năm trước, đạt 15 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty thoái vốn khỏi Hoàng Kim Tây Nguyên thoái vốn, bán 1,44 triẹu cổ phần Công ty cổ phần Hoàng Kim Tây nguyên.

Cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 năm vừa qua là Công ty Bất động sản Ninh Vân Bay (mã chứng khoán: NVT). Hiện công ty này chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021. Tuy nhiên, 3 quý đầu năm công ty đều thua lỗ liên tiếp. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu thuần đạt 86 tỷ đồng, giảm 87,6% so với cùng kỳ năm 2020. Lỗ sau thuế lên tới gần 700 tỷ đồng, tăng 38 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Như vậy, lỗ lũy kế của NVT đang "ăn mòn" 77% vốn chủ sở hữu (hơn 400 tỷ đồng) của doanh nghiệp.

Công ty Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (HoSE: TCT) cũng lỗ nặng quý IV/2021 với doanh thu sụt giảm 8,7 lần so với cùng kỳ khiến công ty lỗ 5,8 tỷ đồng quý IV/2021. Tuy vậy, tính chung cả năm, TCT báo lợi nhuận sau thuế hơn 2 tỷ đồng, giảm mạnh với thời điểm trước dịch bệnh. Năm 2020, công ty cũng chỉ ghi nhận 417 triệu đồng lợi nhuận.

Không riêng khối ngân hàng, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cũng khá ảm đạm. Năm 2021, Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (HNX: OCH) chỉ đạt doanh thu đạt 103 tỷ đồng, giảm 74% so với năm trước trong khi lợi nhuận giảm tới 99,4% so với cùng kỳ. Năm 2021, dòng tiền kinh doanh của công ty âm tới 47,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước dương gần 64 tỷ đồng.

Khả quan nhất trong các doanh nghiệp du lịch có lẽ là Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á (DAH). Năm 2021, công ty này đạt doanh thu trên 680 tỷ đồng, vượt 135% kế hoạch và lợi nhuận đạt trên 44 tỷ đồng.

Du lịch phục hồi, cổ phiếu sẽ lên ngôi?

Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, ngành du lịch Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (năm 2019). Tuy nhiên, năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ còn đạt đạt 157.300 lượt, lượng khách du lịch nội địa chỉ còn 40 triệu lượt. Việc mở cửa trở lại thị trường du lịch đang đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp ngành này.

Theo các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán SSI, nhóm du lịch, lữ hành sẽ hưởng lợi trực tiếp nhờ số lượt khách hồi phục mạnh sau 2 năm chịu tác động từ đại dịch. Các cổ phiếu đáng chú ý gồm có: VTD (CTCP Du lịch Vietourist), VNG (CTCP Du lịch Thành thành công); CTC (CTCP Tập đoàn Hoàng kim Tây Nguyên); TCT (CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh). Tuy nhiên, VTD đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn để mua thêm xe ô tô và trả nợ ngân hàng, do đó lợi nhuận đem về cho cổ đông sẽ bị suy giảm.

Nhóm lưu trú du lịch cũng là nhóm được hưởng lợi nhờ công suất thuê phòng hồi phục theo sự gia tăng của khách du lịch. Các cổ phiếu cần theo dõi bao gồm: DAH (CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á), OCH (CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH), NVT (CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay).

Nhóm vận tải du lịch chỉ hưởng lợi gián tiếp nhờ việc vận tải hành khách, vận tải hàng hóa trên các tuyến đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường biển. Tuy nhiên, với đặc tính vận tải, các cổ phiếu trong nhóm này chịu ảnh hưởng bởi việc giá xăng dầu đang duy trì ở mức cao.

Trong nhóm này, cổ phiếu ACV được đánh giá là hưởng lợi mạnh nhất từ câu chuyện hồi phục sau dịch. Theo dự đoán của SSI, năm 2022, lợi nhuận sau thuế của ACV sẽ tăng 341% từ nền thấp năm 2021 nhờ khách quốc tế tăng mạnh, chịu sức ép giảm giá bán và không phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng và hiệu ứng chuyển sàn (chuyển niêm yết từ UPCOM sang HoSE).

Việt Nam mở cửa du lịch chính là mở lại giao lưu, giao thương quốc tế Tối 15/3, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả. #mở cửa du lịch # bình thường mới # khách quốc tế # doanh nghiệp du lịch # cổ phiếu du lịch # ACV # VTD # Ninh Vân Bay # Cáp treo Núi Bà Tây Ninh Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Thua lỗ kéo dài, Gạo Trung An quyết giải thể 2 công ty con
  • Vinasun chậm chuyển đổi, cổ đông lớn thoái vốn
  • THACO, REE, Vinamilk mang về lợi nhuận thế nào cho "đại gia" ngoại 200 năm tuổi?
  • Lộc Trời dự kiến bầu thay thế 3 lãnh đạo trong Đại hội bất thường
  • Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại
  • Bất động sản tạo đáy lợi nhuận, doanh nghiệp địa ốc phục hồi
  • Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5%
  • Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó
  • Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024
  • Thép Pomina tiếp tục lỗ trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn
  • Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11
  • 2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn
  • 3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế
  • 4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
  • 5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
  • Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
  • Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
  • Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
  • Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối

Từ khóa » Bảng Doanh Thu Của Công Ty Du Lịch