Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước - Phamlaw

DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC (DNNNN)

Quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã đem lại cho nước ta cơ hội tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến, nguồn vốn và thị trường của các nước đối tác. Trong sự phát triển đó, sự đóng góp của các thành phần kinh tế như doanh nghiệp ngoài nhà nước là rất quan trọng. Vậy doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nghiệp ngoài nhà nước, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Phamlaw.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Nội dung tư vấn

1. Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

2. Nội dung tư vấn

Trong những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, số lượng các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và khả năng cạnh tranh không ngừng được nâng cao là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước nhà. Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần, trong đó có doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, các loại hình doanh nghiệp tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh và rộng khắp ở các ngành và các địa phương trong cả nước, loại hình kinh tế tập thể đang được khôi phục và có bước phát triển mới.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm DNNNN, trước hết, chúng ta cần hiểu doanh nghiệp nhà nước là gì? Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Còn doanh nghiệp ngoài nhà nước là loại hình doanh nghiệp không có vốn đầu tư của nhà nước, được góp vốn thành lập bởi các cá nhân, tổ chức là người Việt Nam hoặc các cá nhân, tổ chức  nước ngoài thường trú tại Việt Nam và hoạt động sản xuất trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Về cơ bản, DNNNN là một loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Dưới đây, Luật Phamlaw sẽ chỉ ra một số các đặc điểm của Doanh nghiệp ngoài nhà nước:

Thứ nhất, DNNNN có các đặc điểm chung giống như các doanh nghiệp thông thường khác, bao gồm các đặc điểm về hình thức tổ chức, cơ cấu tổ chức, tư cách pháp lý. Điều này có nghĩa là DNNNN phải được tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên; và công ty cổ phần.

Thứ hai, bị hạn chế về khả năng tài chính. Nhìn chung, các DNNNN đều có khả năng tài chính khá hạn hẹp, các nguồn vốn đều đến từ các nguồn vay từ người thân, vay của khu vực tín dụng không chính thức hoặc một phần từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Do khả năng tài chính quyết định đến uy tín của doanh nghiệp, khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và mục tiêu tối thiểu hóa chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Có thể nói rằng, nguồn vốn là một vấn đề khó khăn nhất đối với các DNNNN.

Thứ ba, Công nghệ và kỹ thuật sản xuất thiếu đồng bộ, còn lạc hậu. Hiện nay, các DNNNN thường trang bị công nghệ hiện đại không nhiều, còn sử dụng các công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ. Điều này khiến cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

Thứ tư, Do quy mô hoạt động nhỏ với khả năng tự quyết nên người quản lý có thể linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DNNNN thường có sự thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường. Việc thâm nhập vào thị trường hàng hóa trong giai đoạn này sẽ đem lại cho các DNNNN thành công và khi sản phẩm bị thị trường từ chối thì các doanh nghiệp này cũng dễ dàng rút lui và lựa chọn mặt hàng kinh doanh khác trong phạm vi cho phép để có lợi nhất với khả năng của minh. Đây cũng là thế mạnh để DNNNN tham gia thị trường với doanh nghiệp nhà nước.

Thứ năm, Bản chất của DNNNN là doanh nghiệp tư nhân, không có nguồn vốn dồi dào như doanh nghiệp nhà nước nên các doanh nghiệp ngoài nhà nước đa số là những công ty có quy mô vừa và nhỏ. Doanh nghiệp ngoài nhà nước ở nước ta hiện nay chính là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp đó là các đơn vị kinh tế tồn tại dưới các hình thức công ty trách nhiệm  hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN), do một hay nhiều người đứng ra làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (hữu hạn hay vô hạn) về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tất nhiên cũng phải kể đến các hộ kinh doanh cá thể với mức vốn pháp định thấp hơn vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân. Đây là loại hình kinh tế hộ gia đình kinh doanh trong một số ngành nghề như nông nghiệp, thủ công, dịch vụ và buôn bán nhỏ.

DNNNN đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của nước nhà. Các hoạt động của doanh nghiệp ngoài nhà nước không chỉ đem lại nguồn ngân sách dồi dào cho Nhà nước mà còn góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và đóng góp phần lớn vào tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước. Ngoài ra, Doanh nghiệp ngoài nhà nước còn có khả năng thu hút vốn trong xã hội nhanh, hiệu quả đầu tư vốn cao tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội. Doanh nghiệp ngoài nhà nước còn giúp ổn định nền kinh tế, thu hút nhiều lao động xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phamlaw hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

  • Doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
  • Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
  • Đặc điểm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp mới
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Riêng 9 tháng đầu năm, trên 70.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt độngRiêng 9 tháng đầu năm, trên 70.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động
  • Hiệu lực và giá trị của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhânHiệu lực và giá trị của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Mẫu đơn công nhận thuận tình ly hônMẫu đơn công nhận thuận tình ly hôn
  • Thủ tục mở đại lý, cửa hàng theo Luật Doanh nghiệpThủ tục mở đại lý, cửa hàng theo Luật Doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp mất tích được xóa nợ thuế không?Chủ doanh nghiệp mất tích được xóa nợ thuế không?
  • Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về giá đấtNghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về giá đất
  • THỦ TỤC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY KHÁC QUẬNTHỦ TỤC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY KHÁC QUẬN
  • Tổng đài hỗ trợ về hình sự chuyên sâu PhamlawTổng đài hỗ trợ về hình sự chuyên sâu Phamlaw
  • Giấy phép phân phối rượuGiấy phép phân phối rượu
  • Kinh nghiệm vàng mua nhà đất không thể bỏ qua (bài 1)

Bài viết cùng chủ đề

  • Thực hiện uỷ quyền khi đang ở nước ngoài
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần nộp loại thuế, phí gì?
  • Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
  • Quyền trẻ em
  • Vốn có quyền biểu quyết theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014
  • Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và cách soạn thảo
  • Quy định chung về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần
  • Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động

Từ khóa » Thành Phần Ngoài Quốc Doanh Là Gì