Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Là Gì? đặc Trưng Của ...
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm và cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký theo quy định của doanh nghiệp, sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự quan tâm rất đặc biệt của nhà nước, vì sự thành đạt của doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của một quốc gia và điều đặc biệt là trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế thị trường thì doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để định nghĩa doanh nghiệp như thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chưa có một định nghĩa cụ thể nào. Để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng ta thường căn cứ vào hai yếu tố sau đây.
Nhóm yếu tố 1 gồm: chuyên môn hóa thấp, không phức tạp, số đầu mối quản lý ít, với nhóm yếu tố này sẽ phản ánh đúng bản chất vấn đề nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính chất tham khảo, ít được kiểm chứng và sử dụng trong thực tế.
Nhóm yếu tố 2 gồm: số lao động định biên, vốn kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị tài sản, doanh thu, lợi nhuận… nhóm tiêu chí này còn phụ thuộc và các nước, và nó không hoàn toàn giống nhau, chính vì vậy việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ mang tính chất tương đối và phụ thuộc nhiều về nền kinh tế cũng như quy mô của nước đó. Để hiểu hơn về cách chia doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước như thế nào cùng tìm hiểu nội dung sau đây.
Nhật Bản: Như chúng ta đã biết Nhật Bản là một trong những nước có nền kinh tế phát triển khác mạnh mẽ, Nhật Bản tạo nên huyền thoại từ những năm của thập kỷ 50 đến thập kỷ 70. Là nước phát triển mạnh về kinh tế nên cũng có luật quy định về quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất ở Nhật, doanh nghiệp đó có số lao động dưới 300 người và có vốn đầu tư dưới 100 triệu yên thì Nhật Bản sẽ xếp doanh nghiệp đó vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và với những doanh nghiệp có số lao động dưới 20 lao động thì được coi là doanh nghiệp nhỏ.
Đối với doanh nghiệp bán bán: Nếu doanh nghiệp đó có dưới 100 lao động và số vốn đầu tư là 30 triệu yên thì được coi là doanh nghiệp nhỏ.
Còn đối với những doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ: thì số lao động dưới 50 người và số vốn đầu tư 10 triệu yên.
Ở Nhất Bản thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ xác định và quan tâm đến hai yếu tố là lao động và vốn.
Thái lan: là một nước có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, ở Thái Lan họ quan niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 200 người, nếu doanh nghiệp nào dưới 50 người thì được gọi là doanh nghiệp nhỏ.
Như vậy ở đất nước Thái Lan họ chỉ quan tâm đến số lao động còn những chỉ tiêu khác không được đề cập tới.
Việt Nam là nước trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều bước chuyển biến mới, so với trước đây thì Việt Nam chưa có tiêu thức chủ yếu nào xác định doanh nghiệp như thế nào được gọi là doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp như thế nào được gọi là doanh nghiệp nhỏ, chính vì vậy mà trong những năm gần đây khi một số cơ quan tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới đưa ra những tiêu chí sau đây để xác định doanh nghiệp nào là doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nào là doanh nghiệp nhỏ để dễ dàng cho việc quản lý điều hành.
Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh
Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Ở Việt Nam cũng xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào quy mô và tổng nguồn vốn để tổng xác định.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động về nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Số lao động từ từ 10 đến 200 người và có tống nguồn vốn từ 20 tỷ trở xuống được gọi là doanh nghiệp nhỏ, còn với những doanh nghiệp có số lao động từ 200 đến 300 và có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đến 100 tỷ đồng thì được gọi là doanh nghiệp vừa.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động về công nghiệp và xây dựng thì số lao động từ 10 đến 200 người và có nguồn vốn dưới 20 tỷ được gọi là doanh nghiệp nhỏ, còn số lao động từ 200 người đến 300 người và có số nguồn vốn là 20 tỷ đến 100 tỷ được gọi là doanh nghiệp vừa.
Đối với những doanh nghiệp thương mại và dịch vụ thì số lao động từ 10 người đến 50 người và có vốn đầu tư dưới 10 tỷ được gọi là doanh nghiệp nhỏ còn với những doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến 100 người và có nguồn vốn từ 10 tỷ đến 50 tỷ thì được gọi là doanh nghiệp vừa.
Việc làm tài chính doanh nghiệp
- Tùy theo tính chất và mục tiêu của từng chính sách, từng chương trình mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Như phân tích ở trên chúng ta thấy được trên thế giới việc phân chia doanh nghiệp vừa và nhỏ là khác nhau, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là nhiều yếu tố và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên trong hàng loạt những tiêu chuẩn phân loại thì có hai tiêu chuẩn được sử dụng ở đây đó chính là quy mô và số lượng lao động để đánh giá và sắp xếp doanh nghiệp đấy vào doanh nghiệp vừa hay nhỏ.
Tính chất hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay thường tập trung vào các khu vực chế biến và dịch vụ, để nó tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, cụ thể được thể hiện như sau.
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là vệ tinh, đây sẽ chế biến các bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn, tức là gần với người tiêu dùng hơn, trong đó được thể hiện cụ thể như sau:
Công việc của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là chế tạo chi tiết những sản phẩm, chi tiết để phục vụ cho các doanh nghiệp lớn với hình thức này nó xem là tham gia với tư cách là tham gia vào đầu tư.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như cá dịch vụ trọng quá trình phân phối, thương mại hóa… những doanh nghiệp nhỏ còn làm nhiệm vụ thường xuyên tham gia các hoạt động thương mại và dịch vụ sinh hỏa và giải trí, những dịch vụ tư vấn và hỗ trợ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những đặc tính mà những doanh nghiệp có quy mô lớn không làm được đó chính là tính linh hoạt đây được xem là tính chất nổi trội và ưu việt nhất của những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ cấu trúc và quy mô vừa và nhỏ nên khả năng thay đổi các mặt hàng của những doanh nghiệp này là rất linh động, giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp.
Việc làm quản trị kinh doanh
3. Nguồn lực vật chất của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung các doanh nghiệp này bị hạn chế bởi tài nguyên, nguồn vốn, công nghề, nhân lực..
Do bị hạn chế về nguồn lực vật chất do quy định của pháp luật và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp
Mặt khác với những doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tiền tệ, kinh tế tài chính, chính vì vậy mà doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình tự tích lũy thường đóng vai trò quyết định của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính vì những khó khăn này mà nhiều quốc gia đã có những hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp có những sự hỗ trợ tốt nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia tốt hơn trong quá trình phát triển doanh nghiệp của mình.
4. Năng lực quản lý điều hành
Năng lực quản lý điều hành của những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một trong những yếu tố quan trọng, xuất phát từ nguồn gốc hình thành và quy mô, nhà quản trị của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường mắm bắt quán xuyết các mặt, các hoạt động của doanh nghiệp, họ thâu tóm và quản lý mọi mặt của doanh nghiệp điều này cũng tạo ra những thuận lợi và khó khăn riềng, với những doanh nghiệp sme khi người quản lý phải quản lý xử lý hết mọi công việc có nhiều trường hợp sẽ không tốt vì không phải ai cũng giỏi về mọi mặt. Điều này dẫn đến việc quản lý và điều hành ở nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được chuyên sâu và chuyên nghiệp, nhiều khi còn bị những tác động và quyết định gây tổn thất cho các doanh nghiệp.
Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội
5. Tính phụ thuộc hay bị động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Do những đặc trưng và tính chất kể trên điều đó làm cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ này thường bị động ở nhiều thị trường, có hội đánh thức và dẫn dắt, chiếm lĩnh thị trường là rất khó.
Cùng với đó là rất nhiều khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải đó chính là dễ bị bỏ rơi, phó mặc được minh chứng bằng con số doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị phá sản ở các nước có nền kinh tế thị trường.
Tính phụ thuộc này mang đến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều khó khăn và nguy cơ bị phá sản là rất cao nhất là những nước phát triển, theo thống kê thì tỷ lệ phá sản ở những nước phát triển như Mỹ hàng ngày có hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản. Điều đó cho thấy những doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn đứng vững và phát triển mạnh mẽ hơn nữa cần rất nhiều cố gắng và định hướng đúng đắn.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn đã có thể phân biệt và trả lời được câu hỏi doanh nghiệp vừa và nhỏ là như thế nào? Từ đó phân loại được những doanh nghiệp đó, hiểu được tính chất đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ để có được những quyết định đúng và hướng đi đúng cho doanh nghiệp của mình.
Từ khóa » đặc điểm Chung Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
-
Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Vai Trò, đặc điểm Và Giải Pháp Hỗ Trợ
-
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Là Gì? - Luật Sư X
-
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Là Gì? Tiêu Chí Xác định ... - Luật Dương Gia
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa ở Việt Nam - Dân Kinh Tế
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Hoa Tiêu Tri Thức
-
[PDF] ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMEs)
-
THẾ NÀO LÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ?
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa - Luận án Tiến Sĩ
-
Thế Nào Là Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ? - Phamlaw
-
Tiêu Chí Xác định Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Siêu Nhỏ Mới Nhất
-
Ưu Và Nhược điểm Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Luật Quốc Bảo
-
Vai Trò Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Nền Kinh Tế Việt Nam
-
So Sánh, Phân Biệt Giữa Doanh Nghiệp Lớn, Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
-
Phân Biệt Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ - Siêu Nhỏ ở VN - Taxplus