Doanh Nhân Nguyễn Huỳnh Đạt: Muốn Xây Dựng Chuỗi Cà Phê “vì ...

Tin nóng
  • TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
  • Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025
  • Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029
  • Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng
  • CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu
  • TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn
Doanh nhân Doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt: Muốn xây dựng chuỗi cà phê “vì yêu mà đến” Phi Vũ - 19/12/2020 08:44 Doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt, sáng lập, Tổng giám đốc Công ty CP Ông Bếp Bình Dương quyết định mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực “đất chật, người đông” là nhượng quyền chuỗi cà phê. TIN LIÊN QUAN
  • Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường: Chúng tôi không còn nhiều thời gian
  • Doanh nhân Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Công ty Novaon: “Bẻ lái” để làm chủ tương lai
  • Thái Hương - nữ doanh nhân anh hùng

Dường như, thử thách là “môn thể thao” ưa thích của ông Nguyễn Huỳnh Đạt, bởi giữa lúc thị trường chưa hết khó khăn do Covid-19, ông lại quyết định mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực “đất chật, người đông” là nhượng quyền chuỗi cà phê. Ông có niềm tin mãnh liệt rằng, gieo một sản phẩm an toàn cho xã hội, sẽ có ngày thu về trái ngọt.

.
Doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt, sáng lập, Tổng giám đốc Công ty CP Ông Bếp Bình Dương.

“Chơi ngông” có… cơ sở

Những tháng cuối năm 2020, khi nhiều doanh nghiệp nội địa đang tất bật với những kế hoạch, chỉ tiêu, thì Công ty cổ phần Ông Bếp Bình Dương bất ngờ công bố kế hoạch gia nhập thị trường nhượng quyền cà phê bằng thương hiệu Vietcup Coffee.

Đây được xem là hành động “chơi ngông” lần thứ hai của Tổng giám đốc Ông Bếp Bình Dương Nguyễn Huỳnh Đạt. Lần “chơi ngông” đầu tiên vào thời điểm 6 năm trước, Ông Bếp Bình Dương là doanh nghiệp nội tiên phong gia nhập thị trường sản xuất gia vị, đối đầu với các doanh nghiệp ngoại sừng sỏ như Unilever, Nestlé, Ajinomoto…

Với Vietcup Coffee lần này, Ông Bếp Bình Dương cũng sẽ phải đối diện với hai thách thức không hề nhỏ. Đó là dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và phân khúc nhượng quyền cà phê với mức giá trung bình của Vietcup Coffee đang rất sôi động, đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh rất cao. Dẫn đầu phân khúc này là Milano và Napoli, mỗi thương hiệu có tới hơn 1.000 chi nhánh trên toàn quốc.

Không ngại thử thách, lại có nhiều kinh nghiệm “sống chung” với các đối thủ mạnh, ông Đạt tự tin rằng, cơ hội luôn rộng mở với những thương hiệu mới gia nhập thị trường.

Ông phân tích, yếu tố dịch bệnh không chỉ mang đến thách thức cho doanh nghiệp, mà luôn kèm theo cơ hội. Trong giai đoạn dịch bệnh, nhu cầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới luôn là đề tài nóng. Nếu nhìn vào con số hàng chục ngàn doanh nghiệp bị giải thể, tạm ngừng hoạt động trong năm nay, thì có thể thấy, nhu cầu này lại càng tăng cao hơn.

Trong khi đó, ngành thực phẩm, đồ uống và kinh doanh dịch vụ ăn uống theo xu hướng năng động và hiện đại đang rất được các nhà đầu tư nhỏ quan tâm. Theo số liệu từ Data Monitor và TNS, tăng trưởng doanh thu của loại hình dịch vụ này luôn đạt từ 15% đến 35%/năm.

Thị trường nhượng quyền thương hiệu rất tiềm năng, nhưng theo ông Đạt, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những “cái bẫy”, những lời hứa hẹn “có cánh”, nhất là những nhà đầu tư không có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực mà mình có nhu cầu nhận nhượng quyền thương hiệu.

Hiện nay, 90% chuỗi nhượng quyền cà phê xoay quanh ly cà phê sạch, ly cà phê an toàn…, nên không tạo được sự khác biệt. Nhiều nhà đầu tư phải đóng cửa vì thua lỗ sau 2 tháng hoạt động là chuyện rất phổ biến.

Với Vietcup Coffee, ông Đạt tự tin mang đến 2 điều mới mẻ để phát triển thị trường. Thứ nhất, là công nghệ pha chế từ nước Kangen ion lượng tử để đem lại chất lượng cao nhất cho ly cà phê của Vietcup Coffee. Thứ hai, điều rất quan trọng, mối quan tâm hàng đầu của bất cứ đơn vị kinh doanh nào, là Vietcup Coffee cam kết lợi nhuận hấp dẫn gấp 5 lần các thương hiệu nhượng quyền khác trên mức chi phí bỏ ra.

Khách hàng Việt Nam thích sự phá cách để tạo ra một hương vị truyền thống, nhà đầu tư cần mức lợi nhuận tương xứng với chi phí bỏ ra trong giai đoạn khó khăn, đó là điều mà ông Đạt dùng để “rỉ tai” khách hàng về Vietcup Coffee.

Thực ra, sản xuất cà phê không phải là lĩnh vực mới đầu tư của Ông Bếp Bình Dương. Năm 2017, Công ty đã xuất khẩu cà phê sang Đức và một số nước Đông Nam Á và vẫn đang gia công sản xuất, đóng gói cà phê cho đối tác Philippines.

Đây là nền tảng để Ông Bếp Bình Dương tiến bước vào thị trường nhượng quyền thương hiệu cà phê. Công ty sẽ khai thác tệp khách hàng hiện có để mời gọi hợp tác kinh doanh, lên kế hoạch phủ rộng khu vực phía Nam trong 12 tháng tới…

“Chúng tôi sẽ xây dựng Vietcup Coffee trở thành nơi vì yêu mà đến”, ông Đạt cười và nói.

Khao khát thương hiệu riêng

Công bằng mà nói, chưa cần đến Vietcup Coffee, Công ty CP Ông Bếp Bình Dương cũng đã có một năm thành công trong đại dịch khi được nhận giải thưởng Top 10 thương hiệu bền vững năm 2020; cá nhân ông Đạt được vinh danh là một trong 36 doanh nhân vàng của Việt Nam vì đã góp phần tạo nên sự bình ổn và an sinh xã hội.

Nhưng, mỗi khi nghĩ đến cảnh hàng triệu tấn cà phê cao cấp từ Việt Nam xuất đi nhiều thị trường trên thế giới, mà người dân trong nước lại vẫn phải tiêu thụ cà phê chất lượng thấp, ông Đạt rất trăn trở. Vietcup Coffee đã ra đời sau nhiều đêm suy nghĩ về điều đó.

Hơn 6 năm trước, ông cũng đã từng trăn trở như vậy, sau một lần phát hiện rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam không được thụ hưởng các sản phẩm gia vị đảm bảo chất lượng, được kiểm định. Đó cũng là cội nguồn của thương hiệu Ông Bếp.

Trước khi khởi nghiệp, ông Đạt có hơn 24 năm đảm nhiệm vị trị lãnh đạo cao cấp tại các tập đoàn đa quốc gia như Best Food, Unilever Bestfoods, Nestlé và đưa các thương hiệu Knorr, Maggi… chiếm lĩnh thị phần trong nước. Hình ảnh của ông gắn liền với các bảng quảng cáo về Knorr, Maggi đến độ, các tiểu thương đặt cho ông cái tên thân thiện là “Đạt Knorr”.

Bỗng một ngày, ông Đạt chợt nhận ra, không có một thương hiệu gia vị nào của doanh nghiệp Việt Nam được nhắc đến trên thị trường. Một cảm giác áy náy cũng nhen nhóm trong ông, khi mình là người trực tiếp đưa các sản phẩm ngoại trở thành tên tuổi dẫn đầu thị trường trong nước suốt hai thập kỷ.

“Lúc đó, tôi bắt đầu suy nghĩ, mình phải gây dựng một công ty của Việt Nam để tôn vinh văn hóa, ẩm thực Việt Nam”, ông Đạt bày tỏ.

Ông kể, năm 2014, Nestlé đầu tư 5 triệu USD để nghiên cứu thị trường, đánh giá mức chi tiêu hàng ngày của những hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam có mức thu nhập từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/tháng. Sau một năm, có kết quả nghiên cứu, Nestlé quyết định không khai thác thị phần này vì khó đáp ứng. Như vậy, có khoảng 5,5 triệu hộ gia đình không thể tiếp cận các thực phẩm dinh dưỡng và an toàn.

Nhận ra đó chính là thị trường ngách đầy tiềm năng còn bỏ ngỏ, ông Đạt quyết định nghỉ việc để bước vào hành trình khởi nghiệp. Dĩ nhiên, quyết định này của ông không hề được bạn bè, người thân ủng hộ.

Ông Bếp Bình Dương đã trải qua giai đoạn rất vất vả trong 3 - 4 năm đầu để tạo dựng vị trí thông qua việc thiết lập mạng lưới bán hàng. Bản thân ông Đạt nhận về nhiều cay đắng khi chọn nhầm đối tác trong quá trình phát triển thương hiệu đầu tay Gold Food.

Vị doanh nhân này không nhắc nhiều về sự cố trong quá khứ, ông chỉ gói gọn kinh nghiệm đau thương bằng lời khuyên dành cho những người đi sau: “Đã làm việc chung, thì nên giấy trắng mực đen, đừng để cảm xúc quyết định”.

Những khó khăn, thất bại đầu tiên càng khiến ông Đạt khao khát về một thương hiệu của riêng mình. Ý thức được giới hạn về tài chính và nguồn lực, ông Đạt tính toán cẩn trọng trong từng giai đoạn phát triển sản phẩm mới.

Sau khi 30 sản phẩm từ thương hiệu Ông Bếp đáp ứng nhu cầu chế biến món ăn hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam có được chỗ đứng trong thị trường ngách, ông mới bắt tay làm sản phẩm cà phê. Ông hiểu rất rõ, trên thương trường, không có thành công nào tự nhiên đến.

Bên cạnh đó, để chia sẻ khó khăn cũng như khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp nội đi theo con đường của Ông Bếp, ông Đạt đã khởi động dự án thương mại điện tử ongbep.vn và miễn phí đăng tin cho các sản phẩm của doanh nghiệp Việt, với điều kiện các sản phẩm đó phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

“Từ số không, Ông Bếp đã xây được một hệ sinh thái hơn 100 sản phẩm xoay quanh bàn ăn của người tiêu dùng. Khát vọng của Ông Bếp là phục vụ nhu cầu của hàng chục triệu người dân mỗi ngày”, ông Đạt chia sẻ.

Trao đổi với ông Nguyễn Huỳnh ĐạtTheo ông, điều gì là quan trọng nhất đối với một doanh nhân?Đối với cá nhân tôi, tiền kiếm được bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là có bao nhiêu người được gọi là bạn thân. Vì chỉ những người đó mới cùng ta tạo ra kỳ tích trong khó khăn.Nhiều năm “chinh chiến” trên thương trường, bài học nào khiến ông tâm đắc nhất?Tôi rất thích loài phượng hoàng, vì khi bị thiêu cháy, nó sẽ tái sinh và mạnh mẽ hơn trước. Trong kinh doanh cũng vậy, vấp ngã sẽ giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn.Quan điểm kinh doanh của ông trong suốt 30 năm qua?Đó là luật nhân quả. Tôi luôn tâm niệm, làm điều tốt sẽ gặt được trái tốt. Doanh nhân, Anh hùng Lao động Ba Huân: Niềm tin của cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, không thể chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, mà cần có những mục tiêu cao hơn. #nhượng quyền chuỗi cà phê # chuỗi cà phê # Công ty CP Ông Bếp Bình Dương Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
  • Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025
  • Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029
  • Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế
  • Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng
  • CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu
  • TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn
  • Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình
  • Doanh nhân Đỗ Thị Thanh Hà: “Hãy làm điều tốt nhất vào ngày hôm nay”
  • Anh hùng LLVT, doanh nhân Phan Văn Quý: Làm kinh tế cũng như trong quân sự, chọn thời cơ là vô cùng quan trọng
  • Nhà sáng lập cần có cả sức lực và trí lực
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/1
  • 2 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch
  • 3 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển
  • 4 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025
  • 5 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
Chuyên đề
  • Sao Vàng đất Việt 2024
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
  • GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
  • Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
  • 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
  • La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
  • Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)

Từ khóa » đạt Knorr