Độc đáo Loài Cá “đi Bộ” Dưới đáy Biển - Tạp Chí Thủy Sản

Cá tay trơn Sympterichthys unipennis được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1800 – 1804 ở vùng biển đông nam Tasmania trong một cuộc thám hiểm khoa học.

Chúng là một trong 14 loài cá tay trơn sử dụng hai vây ở ngực để di chuyển dưới tầng đáy biển. Loài cá này không có bong bóng khí giúp kiểm soát việc lặn xuống hay nổi lên như các loài cá khác. Thay vào đó, vây trước bằng phẳng cho phép chúng sử dụng như bàn chân để đi bộ dưới đáy biển.

Cấu tạo của chúng rất lạ khi có vây ngực để “đi bộ” dưới đáy biển. Các nhà khoa học vẫn chưa có điều kiện để nghiên cứu những bí ẩn về loài cá này.

Loài cá này có đôi mắt ở trên đỉnh đầu và chúng cũng có một bộ phận trên đỉnh đầu để dụ con mồi.

Vì đặc tính chỉ sống ở tầng đáy, chúng dùng phần lớn thời gian để “ngồi” dưới đáy biển, và chỉ di chuyển vài mét nếu bị quấy rầy.

Cá tay trơn nhìn có vẻ “khó tính” nhưng chúng rất dễ bị tổn thương và không thể sống sót trong môi trường nuôi nhốt.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã chính thức tuyên bố sự tuyệt chủng của cá tay trơn vào năm 2020.

Năm 1802, nhà tự nhiên học người Pháp Francois Peron đã bắt một con cá tay trơn ở biển Úc và bỏ vào lọ nhỏ. Và đó là con cá tay trơn đầu tiên được con người biết tới.

Nguyên nhân tuyệt chủng của cá tay trơn được xác định là do môi trường sống bị suy giảm, tình trạng đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường.

Minh Thư

(Tổng hợp)

Từ khóa » Cá đáy Biển